Hội đồng giáo sư nhà nước giải thích lý do nghệ sĩ Bùi Công Duy trượt PGS
Theo Hội đồng giáo sư nhà nước, nghệ sĩ violin nổi tiếng Bùi Công Duy không được công nhận phó giáo sư (PGS) là do thiếu các tiêu chuẩn cứng và không có minh chứng để xét theo trường hợp đặc biệt.
Trao đổi với VietNamNet, PGS.TS Dương Nghĩa Bang – Phó chánh văn phòng Hội đồng giáo sư nhà nước – cho hay Hội đồng giáo sư các cấp tổ chức xét công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư theo quy định tại Quyết định số 37/2018/QĐ-TTg ( Quyết định 37) và Quyết định 25/2020/QĐ-TTg (Quyết định 25) của Thủ tướng, các văn bản của Bộ GD-ĐT, các văn bản hướng dẫn của Hội đồng giáo sư nhà nước và các quy định hiện hành.
Hội đồng giáo sư các cấp đều thẩm định, đánh giá và thảo luận kỹ về hồ sơ ứng viên, bảo đảm kết quả đánh giá chính xác, khách quan.
Ngày 29/10, Hội đồng nhà nước tổ chức phiên họp lần thứ 10 để xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS năm 2022.
“Thiếu nhiều tiêu chuẩn”
Đối với hồ sơ ứng viên Bùi Công Duy, sau khi nghe báo cáo của đại diện Hội đồng liên ngành Văn hóa – Nghệ thuật – Thể dục thể thao, Hội đồng giáo sư nhà nước đã dành thời gian thảo luận kỹ.
Thầy Bùi Công Duy giảng dạy masterclass cho sinh viên đến từ Mỹ
Video đang HOT
Hội đồng thống nhất rằng ứng viên có nhiều thành tích trong biểu diễn nghệ thuật, nhưng hồ sơ còn thiếu nhiều tiêu chuẩn được quy định tại Quyết định 37.
Cụ thể, ứng viên đã hoàn thành chương trình học nghiên cứu sinh nhưng chưa có bằng tiến sĩ, thiếu thâm niên và giờ giảng từ trình độ đại học trở lên, công bố chưa đủ 3 bài báo quốc tế uy tín, thiếu đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, tổng điểm công trình khoa học không đủ theo quy định.
Căn cứ điều 21, Quyết định 37 về trường hợp đặc biệt, hồ sơ của ứng viên không có minh chứng về “những đóng góp nổi trội cho sự nghiệp khoa học công nghệ của đất nước và thế giới”.
Hội đồng giáo sư nhà nước đã biểu quyết nhất trí không xét hồ sơ ứng viên theo trường hợp đặc biệt (điều 21) và hồ sơ ứng viên không đạt các tiêu chuẩn theo quy định của Quyết định 37.
Trước đó, VietNamNet đã đưa tin, mặc dù được Hội đồng giáo sư liên ngành ủng hộ, nghệ sĩ violin Bùi Công Duy không có tên trong số hơn 380 ứng viên đạt chuẩn GS, PGS do Hội đồng nhà nước công bố.
NSƯT Bùi Công Duy, 41 tuổi, hiện là Phó giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam. Ông từng đoạt nhiều giải thưởng quốc tế lớn, trong đó có giải nhất cuộc thi Tchaikovsky dành cho lứa tuổi trẻ năm 1997.
Nghệ sĩ tốt nghiệp đại học, thạc sĩ và nghiên cứu sinh ( NCS) tại nhạc viện Tchaikovsky (Nga). Ông chưa có bằng tiến sĩ do chương trình đào tạo NCS theo hệ thực hành tại nhạc viện Tchaikovksy chỉ cấp bằng NCS biểu diễn chuyên ngành Violin. Hệ đào tạo tiến sĩ tại nhạc viện này chỉ nằm ở lĩnh vực lý luận.
NSƯT Bùi Công Duy nhiều lần được mời đi giảng dạy tại các trại hè hay liên hoan Âm nhạc quốc tế tại Mỹ, Thụy Sĩ, tham gia chấm thi quốc gia và quốc tế, trong đó có 3 lần chấm thi tại cuộc thi Tchaikovksy dành cho các nghệ sĩ trẻ.
Ứng viên 3 năm liên tiếp làm hồ sơ xét Giáo sư, Chủ tịch Hội đồng ngành Y nói gì?
GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, cho biết rút kinh nghiệm những năm trước bị 'búa rìu dư luận', năm nay Hội đồng làm rất kỹ.
Năm nay, ngành Y có 43 ứng viên được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công nhận đạt chuẩn, trong đó có 7 ứng viên đạt chuẩn Giáo sư và 36 ứng viên đạt chuẩn Phó giáo sư. Số lượng GS, PGS được công nhận của ngành Y chỉ đứng sau ngành Kinh tế và liên ngành Hóa học - Công nghệ thực phẩm.
Theo GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, rút kinh nghiệm những năm trước bị "búa rìu dư luận", năm nay Hội đồng làm rất kỹ.
GS Phước nói rằng từ trước tới nay, ngành Y có một đặc điểm khác với các ngành khác, (không phải chuyện tình cảm) nhưng là y đức. Vì vậy, việc xét Giáo sư, Phó giáo sư trong ngành Y vấp phải chuyện là đôi khi Hội đồng Giáo sư cơ sở ở các trường đại học dễ dàng chấp nhận ứng viên. Cho nên có ứng viên không đủ tiêu chuẩn nhưng Hội đồng Giáo sư cơ sở vẫn đẩy lên để Hội đồng Giáo sư ngành Y xét duyệt.
Hội đồng Giáo sư ngành Y khi xem xét biết rất rõ ứng viên này làm gì tốt, làm gì chưa tốt và các vấn đề chủ yếu liên quan đến các minh chứng như giờ dạy, thỉnh giảng. Đôi khi, dù minh chứng không đầy đủ Hội đồng vẫn "cho qua", nhưng sau khi bị dư luận bàn tán đã rút kinh nghiệm.
Một vấn đề nữa, theo GS Đặng Vạn Phước, là sự liêm chính khoa học liên quan đến những bài báo đăng tải trên tạp chí quốc tế. Chính bản thân các ứng viên đôi lúc không nhận ra rằng tạp chí nào gian lận. Rút kinh nghiệm từ năm trước ứng viên bị phát hiện rồi phải sửa đổi, năm nay ngành Y làm chặt ngay từ đầu.
GS Đặng Vạn Phước trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên (Ảnh: ĐH Quốc gia TP.HCM)
"Tôi đã nhấn mạnh các Hội đồng Giáo sư cơ sở phải chịu trách nhiệm trước Hội đồng Giáo sư ngành. Tôi cũng đề nghị có chế tài với những Hội đồng Giáo sư cơ sở quá dễ dãi hoặc có ý thức muốn đẩy "trái banh" lên Hội đồng Giáo sư ngành để Hội đồng ngành mang tiếng loại ứng viên. Nếu Hội đồng cơ sở nào nào làm không tốt sẽ không công nhận Hội đồng nữa, như vậy các Hội đồng cơ sở sẽ làm kỹ hơn, ứng viên nào không được sẽ bị loại ngay từ đầu" - GS Phước nói.
Còn ở Hội đồng Giáo sư ngành, GS Đặng Vạn Phước cho biết ông đã thắng thắn rằng "đừng để lên Hội đồng Giáo sư Nhà nước tuýt còi. Sẽ rất "quê" nếu khi đưa ra Hội đồng Giáo sư Nhà nước mọi người lại bàn tán là cái này cái kia không đủ vì án tại hồ sơ. Cho nên Hội đồng ngành thực hiện phản biện và xem xét rất kỹ lưỡng các minh chứng, nếu phát hiện ứng viên đăng bài trên các tạp chí săn mồi, gian lận là loại ngay.
"Tôi cũng nói với anh em rẳng hồ sơ của mình thiếu, non cái gì thì đừng làm nữa, đừng cầu mong hay xin được giải trình hay ân huệ gì ở đây vì đây là học hàm" - GS Phước nói.
GS Đặng Vạn Phước thông tin ban đầu ngành Y có hơn 50 hồ sơ ứng viên GS, PGS, nhưng khi xem lại một số ứng viên xin rút, đi tới vòng cuối cùng có 43 ứng viên và cả 43 ứng viên đều được Hội đồng giáo sư Nhà nước tín nhiệm. Đây là điều rất mừng cho các ứng viên.
Tuy nhiên, theo vị Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, những năm trước có hiện tượng là khi ứng viên nộp hồ sơ, Hội đồng cơ sở là các cơ sở đào tạo đã không chấp hành và không công nhận các minh chứng (chủ yếu giờ giảng dạy) cho ứng viên. Do vậy, khi hồ sơ xét tuyển đưa lên thì bắt lỗi nhưng lỗi này không phải của ứng viên mà là cơ sở đào tạo, nếu loại ứng viên thì rất oan. Vì vậy, năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Y đã tập huấn khá kỹ, đồng thời có công văn đề nghị các cơ sở đào tạo chứng nhận các minh chứng cho các ứng viên, tránh trường hợp các ứng viên phải đi "quỵ lụy" các trường để được chứng nhận.
Đặc biệt, ở ngành Y có một ứng viên 3 năm liên tục làm hồ sơ đăng ký xét Giáo sư, và năm nay hồ sơ của ông đã được Hội đồng Giáo sư Nhà nước tín nhiệm.
GS Đặng Vạn Phước nhận xét vấn đề của ứng viên này nằm ở việc làm hồ sơ xét tuyển. Năm đầu tiên, ứng viên khai quá nhiều các bài báo vì nghĩa rằng càng nhiều thì càng tốt, càng giỏi. Vì đưa quá nhiều bài báo nên hồ sơ của ứng viên đủ thì đủ nhưng không được chấp nhận vì câu hỏi đặt ra là tại sao lại tập trung quá nhiều bài báo trong một tạp chí? Đến năm thứ hai, ứng viên cũng bị chuyện này nên không được chấp nhận. Năm nay, ứng viên này đã rút kinh nghiệm sửa lại hồ sơ, tiết chế và đưa số lượng bài báo vừa phải, đủ các minh chứng nên được xét duyệt.
"Ứng viên này là người rất xứng đáng đạt chuẩn Giáo sư nhưng các năm trước do sự vụng về trong cách làm hồ sơ chứ không phải vì vấn đề gì" - GS Phước khẳng định.
Ngành Tâm lý 'trắng' ứng viên xét giáo sư, phó giáo sư năm 2022 Hội đồng ngành Tâm lý học năm nay chỉ có 1 ứng viên tham gia xét Phó Giáo sư. Tuy nhiên, ứng viên này đã bị loại ở vòng Hội đồng Giáo sư ngành. Như vậy, Hội đồng ngành Tâm lý năm nay 'trắng' ứng viên giáo sư, phó giáo sư. 394 ứng viên được đề nghị xét chức danh giáo sư, phó...