Hội đồng Bảo an sẽ tổ chức họp mở về tình hình Ukraine
Itar-Tass đưa tin theo lịch làm việc của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ), ngày 29/4, cơ quan này sẽ tiến hành cuộc họp đầu tiên về tình hình ở Ukraine sau 2 tuần gián đoạn. Đây sẽ là cuộc họp mở và sẽ được tổ chức vào buổi chiều theo giờ New York (buổi đêm theo giờ Moskva).
Đại sứ Nga tại Tổ chức An ninh và hợp tác châu Âu (OSCE) Andrey Kelin (ảnh) ngày 28/4 cho biết Nga đang tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm giúp giải cứu những quan sát viên bị lực lượng biểu tình bắt giữ. Ảnh: THX/ TTXVN
Cơ quan đại diện thường trực của Luxembourg tại LHQ thông báo: “Phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các vấn đề chính trị Jeffrey Feltman sẽ tiến hành cuộc họp với các thành viên của hội đồng”.
Theo dự kiến, cuộc họp sẽ có mặt đại diện thường trực của Ukraine tại LHQ Yuriy Sergeyev. HĐBA LHQ đã tổ chức họp về tình hình ở Ukraine lần gần đây nhất vào ngày 16/4.
Video đang HOT
* Tổng Thư ký OSCE tới Ukraine đàm phán trả tự do cho các quan sát viên
Ngày 29/4, Tổng Thư ký Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) Lamberto Zannier đã gặp gỡ giới chức Ukraine và Đại sứ Mỹ tại Kiev trong bối cảnh các cuộc đàm phán nỗ lực sau hậu trường vẫn được tiếp tục nhằm trả tự do cho nhóm 7 quan sát viên của tổ chức này đang bị lực lượng ủng hộ Nga bắt giữ.
Ông Lamberto Zannier đã gặp Ngoại trưởng Ukraine Andriy Deshchytsia song từ chối cung cấp thông tin cập nhật về số phận các quan sát viên mà chỉ nói với các phóng viên rằng “chúng tôi đang thảo luận sẽ phải làm gì”.
Trong khi đó, Thị trưởng tự phong của Slavyansk Vyacheslav Ponomaryov không tiết lộ về nơi giam giữ 7 quan sát viên này (gồm 4 người Đức, 1 người Đan Mạch, 1 người Czech và 1 người Ba Lan).
Theo VNE
Mỹ, LHQ báo động vì Nam Sudan
Mỹ và LHQ xúc tiến đưa thêm lực lượng vào Nam Sudan nhằm đối phó với cuộc xung đột đang ngày càng lan rộng tại đây.
Đội ứng phó khủng hoảng đặc biệt của Mỹ đến Nam Sudan - Ảnh: Online Sentinel
Fox News hôm qua đưa tin quân đội Mỹ đã quyết định điều lính thủy đánh bộ và máy bay đến khu vực Sừng châu Phi nhằm ứng phó tình trạng bạo lực đang ngày một xấu đi ở Nam Sudan. Giới chức Mỹ cho biết 150 lính thủy đánh bộ đang được điều từ căn cứ Moron (Tây Ban Nha) đến Trại Lemonnier ở Djibouti nhằm triển khai sang Nam Sudan nhanh chóng hơn một khi Bộ Ngoại giao Mỹ yêu cầu hỗ trợ sơ tán công dân bị mắc kẹt.
Việc triển khai đội ứng phó khủng hoảng đặc biệt trên được xúc tiến sau nỗ lực sơ tán bất thành hồi cuối tuần qua khiến 4 lính Mỹ bị thương khi máy bay chở họ bị tấn công. Ba binh sĩ hiện ở trong tình trạng ổn định và được đưa sang Đức theo dõi, còn người thứ tư tiếp tục được chữa trị tại thủ đô Nairobi của nước láng giềng Kenya. Khoảng vài chục binh sĩ Mỹ đang có mặt tại Nam Sudan để đảm trách vai trò an ninh. Những binh sĩ khác đang ở Djibouti, nơi Mỹ duy trì sự hiện diện quân sự thường trực ở châu Phi. Mười máy bay Mỹ cũng đóng tại đó, bao gồm các máy bay trực thăng Osprey và máy bay vận tải C-130.
Theo AP, Mỹ tiếp tục các nỗ lực ngoại giao cấp tập nhằm làm hạ nhiệt tình trạng bạo lực sắc tộc, bao gồm việc tổ chức một cuộc họp giữa Đặc phái viên Mỹ về Nam Sudan Donald Booth và Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir. Theo một quan chức Mỹ, cả ông Kiir lẫn Phó tổng thống Riek Machar đều cho biết sẵn sàng đối thoại với nhau để giải quyết cuộc khủng hoảng. Tuy nhiên, cũng theo quan chức trên, nhiều chi tiết, bao gồm thời gian, địa điểm và nội dung thương thảo vẫn chưa được ấn định. Ông Kiir vốn quy trách nhiệm cho ông Machar khơi mào tình trạng bạo lực bằng một âm mưu đảo chính.
Trong khi đó, AFP ngày 24.12 đưa tin LHQ đã yêu cầu bổ sung 5.500 binh sĩ cho sứ mệnh gìn giữ hòa bình ở Nam Sudan. Trong thư gửi HĐBA ngày 23.12, TTK Ban Ki-moon đề nghị điều động các binh sĩ từ những sứ mệnh của LHQ ở Congo, Darfur, Bờ Biển Ngà và Liberia cùng 3 máy bay trực thăng tấn công, 3 trực thăng đa dụng và 1 máy bay vận tải quân sự C-130. Nhiều khả năng đề nghị này sẽ được HĐBA LHQ chuẩn thuận trong ngày 24.12 (theo giờ Mỹ). Ông Ban cũng kêu gọi các nước hỗ trợ đưa người và trang thiết bị đến Nam Sudan.
Giới quan sát nhận định tình trạng bất ổn hiện tại ở Nam Sudan là rắc rối do chính Washington tạo ra. Mỹ đã đầu tư mạnh vào "dự án" tách Nam Sudan khỏi Sudan và cung cấp nhiều trăm triệu USD viện trợ. Thế nhưng, thời kỳ trăng mật của Nam Sudan kéo dài không được lâu và quốc gia non trẻ này giờ đây đang phải đối diện với nhiều vấn đề mà cuộc xung đột hiện nay có thể chỉ mới là sự khởi đầu.
Theo TNO