Hội đồng Bảo an ra nghị quyết chặn nguồn tài chính của IS
Ngày 17.12, Hội đồng Bảo an LHQ đã thông qua nghị quyết do Nga và Mỹ đề xuất về việc tăng cường cuộc chiến ngăn chặn nguồn tài chính của các tổ chức khủng bố như IS.
Hội đồng Bảo an LHQ ngày 17.12 đã thông qua nghị quyết tăng cường cuộc chiến ngăn chặn nguồn tài chính của các tổ chức khủng bố như IS – Ảnh: Reuters
RIA ngày 18.12 cho biết Nghị quyết có tham chiếu Chương VII của Hiến chương LHQ về định nghĩa mối đe dọa đối với hòa bình và an ninh quốc tế. Căn cứ theo đó, các biện pháp được đề xuất trong dự thảo phải được thực thi.
Theo nội dung dự thảo Nghị quyết, các quốc gia trên thế giới phải có trách nhiệm “phong tỏa ngay lập tức các quỹ và các tài sản tài chính khác hoặc các nguồn lực kinh tế của các cá nhân, tập đoàn, doanh nghiệp, tổ chức… nằm trong danh sách trừng phạt của Hội đồng Bảo an, bao gồm cả các phương tiện tài chính có nguồn gốc từ tài sản thuộc quyền sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp của họ”.
Những cá nhân và tổ chức vi phạm phải bị từ chối nhập cảnh, quá cảnh qua lãnh thổ của các quốc gia. Các nước có trách nhiệm ngăn chặn việc trực tiếp hoặc gián tiếp cung cấp, chuyển giao vũ khí cho các cá nhân, tổ chức nằm trong danh sách nêu trên.
Video đang HOT
Danh sách trừng phạt đã được đổi tên thành “danh sách IS và al-Qaeda”. Như vậy, Hội đồng Bảo an xác định IS không còn là một bộ phận của al-Qaeda mà đã trở thành một tổ chức khủng bố độc lập.
Lệnh trừng phạt sẽ được áp dụng cho những cá nhân, tổ chức tham gia tài trợ, lập kế hoạch hoặc hỗ trợ các hoạt động của IS hay al-Qaeda qua những hành động bất hợp pháp như cung cấp, bán, chuyển giao vũ khí, hỗ trợ tài chính, đặc biệt là tuyển mộ binh lính cho al-Qaeda, IS và các nhóm khủng bố trực thuộc.
Hội đồng Bảo an cũng kêu gọi các nước đảm bảo rằng các công dân và những người có mặt trên lãnh thổ của mình không cung cấp các nguồn lực kinh tế cho IS, al-Qaeda và những cá nhân, tổ chức có liên quan; không trực tiếp hoặc gián tiếp kinh doanh dầu mỏ và các chế phẩm từ dầu với chúng.
Dự thảo Nghị quyết cũng đề nghị gia hạn thời nhiệm của Ủy ban Trừng phạt thêm hai năm (thời nhiệm hiện tại sẽ hết hạn vào tháng 12.2017).
Có hơn 70 quốc gia tham gia đóng góp ý kiến trong quá trình soạn thảo Nghị quyết. Theo đề xuất của Mỹ, hội nghị lần này do Bộ trưởng Tài chính Mỹ Jacob Lew chủ trì, vì Mỹ đang nắm quyền chủ tịch Hội đồng Bảo an LHQ trong tháng 12.2015.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Tội buôn người được coi là tội ác chiến tranh
Hội đồng Bảo an LHQ có thể sẽ xem xét việc quy tội ác chiến tranh đối với các trường hợp bắt cóc và buôn người ở những khu vực đang diễn ra xung đột vũ trang, RIA Novosti ngày 17.12 cho biết.
Một số nạn nhân của bọn buôn người được phát hiện trên xe buýt ở bến xe buýt Mo Chit, Bangkok, Thái Lan - Ảnh: UNICEF
Đây là lần đầu tiên HĐBA ngày 16.12 đưa ra xem xét vấn đề bắt cóc, buôn người trong xung đột vũ trang và cưỡng bức di dời. Cuộc họp được triệu tập theo sáng kiến của Mỹ, là chủ tịch của Hội đồng trong tháng 12. Tại cuộc họp, tất cả thành viên HĐBA nhất trí với tuyên bố của quốc gia chủ tịch là "cực lực lên án các trường hợp bắt cóc, buôn người tại những khu vực bị ảnh hưởng bởi các cuộc xung đột vũ trang".
HĐBA bày tỏ phẫn nộ về tình trạng buôn bán người do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) thực hiện, đặc biệt là đối với người Yazidi (cộng đồng thiểu số người Kurd không theo đạo Hồi mà theo đạo Yazidi), đồng thời cực lực lên án hành vi buôn bán người và các vi phạm khác như bắt phụ nữ làm nô lệ tình dục, bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động... của lực lượng Quân đội kháng chiến của Thượng đế (nhóm phiến quân Uganda), Boko Haram (phiến quân Nigeria) và các nhóm khủng bố khác.
"Một số hành vi liên quan đến buôn bán người trong bối cảnh xung đột vũ trang có thể được coi là tội phạm chiến tranh", tuyên bố của Chủ tịch HĐBA nêu rõ.
HĐBA cũng kêu gọi các nước phải truy tố các cá nhân tham gia buôn bán người trong các tình huống xung đột vũ trang, đặc biệt là đối với công chức chính quyền và những người có chức sắc.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Tổng thư ký LHQ Jan Eliasson cho biết, thời gian gần đây, HĐBA đã nhận được báo cáo của gần 20 quốc gia thuộc những khu vực đang hoặc từng xảy ra xung đột vũ trang, về nạn buôn bán người làm nô lệ tình dục, phục vụ nghề mại dâm, làm nô lệ lao động và tuyển mộ binh lính trẻ em.
Theo ông, hàng ngàn đàn ông và trẻ em trai đã bị tổ chức Quân đội Kháng chiến của Thượng đế và các nhóm vũ trang khác ép buộc cầm súng.
"Thật là một bi kịch lớn lao khi biết bao phụ nữ và trẻ em gái bị rơi vào tay các tổ chức khủng bố man rợ như IS, Boko Haram... Vụ bắt cóc hàng trăm nữ sinh nữ ở Chibok, Nigeria do nhóm Boko Haram thực hiện đã gây phẫn nộ trên toàn thế giới. Hàng ngàn phụ nữ Yezidi ở Iraq đã bị bắt cóc làm nô lệ tình dục và nô lệ lao động cho IS", ông Eliasson cho biết.
Ông Evgeny Zagaynov, phó đại diện thường trực của Nga tại LHQ nhấn mạnh rằng sự gia tăng đột biến các hoạt động khủng bố ở Trung Đông và Bắc Phi được kích thích bởi lòng hận thù của các chiến binh IS đối với người theo đạo Kitô, người Kurd, người Yazidi và những người theo các tôn giáo khác.
Phạm Bá Thủy
Theo Thanhnien
Nói IS mua khí độc sarin từ Thổ Nhĩ Kỳ, một nghị sĩ bị tội phản quốc Ông Eren Erdem, một nghị sĩ đối lập, bị buộc tội phản quốc vì đã tiết lộ thông tin IS mua nguyên liệu sản xuất khí độc sarin từ Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Eren Erdem trả lời phỏng vấn đài RT (Nga) ngày 14.12.2015 Hãng ti Nga RIA Novosti đưa tin ngày 16.12, Viện Công tố thành phố Ankara (Thổ Nhĩ Kỳ) đã...