Hội chứng đau vai gáy
Hội chứng đau vai gáy rất phổ biến ở những người thường xuyên sử dụng máy vi tính, nhân viên văn phòng, thợ may và thợ sửa chữa máy móc.
Những đợt đau vai gáy cấp tính rất khó chịu
Do tư thế đầu luôn ngả về phía trước trong suốt quá trình làm việc nên giai đoạn đầu thường là mỏi cổ vai, lâu dài thành đau vai gáy làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Cơn đau thường xuất hiện ở vùng bả vai và gáy, đôi khi lan xuống cánh tay, có thể kèm theo dấu hiệu tê buốt. Bệnh lý này rất khó điều trị khỏi hoàn toàn, mà thường sẽ theo bệnh nhân lâu dài, tình trạng đau mỏi vai gáy diễn ra thường xuyên làm cho họ không thể tập trung vào công việc được. Chính vì thế, bệnh nhân cần phải tìm hiểu kỹ về hội chứng này và tìm được cách “chung sống hòa bình” với nó.
Thông thường, trên nền nhức mỏi nhẹ vùng vai gáy có thể chịu đựng được, sẽ xuất hiện những đợt đau cấp tính. Điều trị bằng thuốc thường áp dụng trong những đợt đau cấp tính này, bao gồm thuốc kháng viêm, giảm đau, giãn cơ và bổ thần kinh. Khi hết đợt đau cấp, bệnh nhân không cần thiết phải uống thêm thuốc nữa mà nên tập vật lý trị liệu.
Tập vật lý trị liệu có thể thực hiện được ở mọi nơi, mọi lúc, đặc biệt là những lúc ngồi làm việc. Bệnh nhân để hai tay trước ngực rồi đưa lên cao quá đầu, sau đó hạ tay xuống. Tiếp theo nghiêng đầu sang bên phải, bên trái, ra trước, ra sau. Cuối cùng là động tác vặn người sang bên trái, rồi sau đó vặn người sang bên phải. Bệnh nhân chỉ mất khoảng 10 – 15 giây để thực hiện chuỗi các động tác trên nhưng hiệu quả mang lại rất lớn. Cứ 30 phút nên lại thực hiện 1 lần. Khi ngồi lâu một tư thế sẽ làm các cơ bị co cứng, lâu dần gây cảm giác nhức mỏi khó chịu. Những động tác này sẽ làm các cơ được kéo giãn, lưu thông tuần hoàn dẫn tới giảm triệu chứng nhức mỏi. Sau giờ làm việc, bệnh nhân có thể tham gia các môn thể thao như bơi lội, cầu lông, tennis hay khiêu vũ, sẽ giúp cho cơ thể cảm thấy sảng khoái, dẻo dai và khỏe mạnh.
Chế độ dinh dưỡng cũng đặc biệt quan trọng. Người bệnh không nên ăn các thực phẩm có tính hàn; hạn chế nằm máy lạnh hay quạt gió thổi thẳng vào người và đặc biệt không được dùng gối cao khi ngủ. Những tình huống trên rất dễ làm cho các cơ vùng cổ bị co cứng, chèn ép thần kinh, làm các triệu chứng như đau nhức và tê buốt vùng vai gáy nặng lên. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tắm nước nóng thường xuyên, giữ ấm khi thay đổi thời tiết.
Theo Thanhnien
Video đang HOT
4 bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa thường gặp nhất
Một trong những loại bệnh phổ biến nhất hiện nay là các bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa. Tuy nhiên việc chẩn đoán và chữa trị dứt điểm các bệnh này lại không hề đơn giản.
Cách tốt nhất để tránh các bệnh về tiêu hóa là thay đổi cách sống của bạn.
Dưới đây là 4 bệnh liên quan đến đường ruột, tiêu hóa phổ biến nhất:
1. Trào ngược axit
Trào ngược axit là gì? Trào ngực axit là thuật ngữ phổ biến dùng cho bệnh trào ngược dạ dày, hay trào ngược thực quản. Đây là bệnh mà ở đó thức ăn hoặc chất lỏng di chuyển từ dạ dày vào thực quản do cơ vòng thực quản dưới không kín (đây là cơ có vai trò giúp dạ dày đóng kín lại). Triệu chứng của trào ngược axit bao gồm: ợ nóng, trào ngược và khó nuốt. Nặng hơn, bệnh có thể dẫn đến viêm loét, gây tổn thương ở răng và thực quản.
Ai dễ bị mắc bệnh? Hầu hết mọi người đều có thể ợ nóng thường xuyên, nhưng nhóm có nguy cơ mắc bệnh trào ngược axit cao là phụ nữ mang bầu, người thừa cân và người trên 40 tuổi.
Lời khuyên: Thay đổi phong cách sống có thể sẽ tạo nên sự khác biệt và tránh được bệnh này. Bạn nên tránh hút thuốc lá và uống các chất có cồn hoặc các thức ăn chua, cay. Bạn có thể sử dụng các chất làm giảm độ axit để giảm bớt các triệu chứng sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Nếu bệnh của bạn nặng hơn, thì có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc cho phù hợp.
2. Loét dạ dày tá tràng
Loét dạ dày tá tràng là gì? Loét dạ dày tá tràng là vết loét hình thành từ niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng (phần trên của ruột non), khi lớp niêm mạc ấy bị bào mòn bởi một loại dịch tiêu hóa có tính axit. Hầu hết các vết loét dạ dày tá tràng đều do vi khuẩn H.pylori - một loại vi khuẩn làm viêm nhiễm dạ dày - gây ra.
Ngoài vi khuẩn này ra thì các yếu tố khác như di truyền, hút thuốc lá, uống rượu, căng thẳng cũng có thể góp phần gây nên bệnh. Các loại thuốc kháng viêm không steroid như ibprofen hay axetylsali cũng có thể làm suy yếu niêm mạc dạ dày, dẫn đến viêm loét dạ dày. Triệu chứng của bệnh bao gồm: đau bụng, chán ăn, buồn nôn, sút cân.
Ai dễ bị mắc bệnh? Có khoảng trên 8 triệu người niễm vi khuẩn H.pylori, nhưng chỉ 10-15% trong số đó bị loét dạ dày tá tràng. Đàn ông dễ bị viêm loét hơn so với phụ nữ.
Lời khuyên: Phương pháp điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu loét do các loại thuốc kháng viêm gây ra thì có thể bạn sẽ phải dùng thêm các loại thuốc ức chế axit để hỗ trợ quá trình điều trị. Nếu loét do vi khuẩn H.pylori gây ra thì bạn cần dùng đến kháng sinh. Bạn cũng cần tránh hút thuốc, uống rượu và các chất kích thích trong quá trình điều trị bệnh.
3. Không dung nạp lactose
Không dung nạp lactose là gì? Đây là tình trạng không có khả năng tiêu hóa lactose - một loại đường có trong sữa và các sản phẩm của sữa. Những người bị hội chứng này thường có biểu hiện đầy hơi, đau bụng, tiêu chảy sau khi ăn các sản phẩm từ sữa sau khoảng 30 phút đến 2 tiếng.
Dù không dung nạp lactose có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu, nhưng hội chứng này không ảnh hưởng lâu dài.
Ai dễ mắc bệnh? Ước tính có khoảng 70% dân số thế giới gặp khó khăn trong việc tiêu hóa lactose. Hội chứng này thường xảy ra khi bạn ở giai đoạn còn là trẻ nhỏ, hoặc cuối thời kỳ dậy thì. Tuy nhiên, hội chứng này có thể chỉ xảy ra ở một giai đoạn nhất định, và với nhiều người nó không kéo dài.
Lời khuyên: Bạn có thể tránh sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa. Bạn cũng có thể lựa chọn các sản phẩm có lượng lactose thấp như sữa đậu nành hoặc sữa gạo. Bạn cũng có thể uống một số men tiêu hóa để làm giảm bớt các triệu chứng. Bạn nên bổ sung các loại vitamin cần thiết như canxi và vitamin D - là những chất có rất nhiều trong sữa.
4. Hội chứng ruột kích thích (IBS)
Hội chứng ruột kích thích là gì? Là một loại bệnh về đường ruột, thường có triệu chứng đau bụng, táo bón, tiêu chảy. Thường thì hội chứng ruột kích thích không có nguyên nhân xác định cụ thể.
Ai dễ mắc bệnh? Phụ nữ có khả năng mắc bệnh IBS cao gấp hai lần so với nam giới. Và hội chứng IBS thường gặp nhiều ở tuổi vị thành niên và giai đoạn bắt đầu trưởng thành.
Lời khuyên: Hiện không có cách điều trị cho hội chứng ruột kích thích, mà cách tốt nhất là bạn nên thay đổi cách sống, để có thể giảm bớt các triệu chứng. Bạn có thể tăng cường ăn các thực phẩm nhiều chất xơ, tập thể dục thường xuyên, tránh các chất kích thích như rượu, cà phê. Bác cũng có thể nhờ bác sĩ kê thuốc để giảm các triệu chứng khi cần thiết.
Theo VNE
Cẩn trọng với rối loạn tiêu hóa Rối loạn tiêu hóa (rLTH) là một hội chứng thường gặp. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết hội chứng này còn là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm, thậm chí cho biết một bộ phận, cơ quan khác trong cơ thể đang có vấn đề. 50% bệnh nhân tới khám bị rối loạn tiêu hóa Theo BS Hồ Tấn Phát,...