Hội chứng Budd-Chiari và tắc tĩnh mạch gan
Hội chứng Budd-Chiari là một bệnh lý rất hiếm gặp với tỷ lệ khoảng 2,4 ca/triệu ca. Bệnh được biết đến do tắc dòng chảy dẫn lưu của các tĩnh mạch gan.
Hội chứng có thể xảy ra cấp tính đột ngột hoặc thể bán cấp và mạn tính. Bệnh thường diễn tiến phức tạp và dẫn đến tử vong do suy gan, suy thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mới đây, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 21 tuổi, tiền sử khỏe mạnh, khởi phát bệnh đột ngột 3 ngày với triệu chứng: gan to, cổ trướng, đau vùng hạ sườn phải. Sau khi nhập viện các bác sĩ khám và kết hợp các dấu hiệu lâm sàng, xét nghiệm và hình ảnh chụp cắt lớp vi tính đa dãy, siêu âm và chụp mạch, bệnh nhân đã được chẩn đoán hội chứng Budd-Chiari kịp thời và tiến hành phương pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân đã được thực hiện kỹ thuật đặt Stent nối thông cửa – chủ cấp cứu và điều trị hồi sức tích cực.
Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân rất đa dạng và có thể kết hợp nhiều yếu tố. Nguyên nhân chính là do huyết khối tĩnh mạch gan, 1/3 trường hợp vô căn, 25% do các nguyên nhân bên ngoài chèn ép gây tắc tĩnh mạch gan. Một số nguyên nhân đã được y văn mô tả bao gồm: Bất thường bẩm sinh của tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch trên gan;
Huyết khối thứ phát sau: mất nước, nhiễm trùng huyết, bệnh đa hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid, mang thai và tình trạng sau sinh sử dụng thuốc tránh thai đường uống, sau chấn thương, sau cấy ghép tủy xương và hóa trị liệu, bệnh tự miễn, ung thư xâm lấn (ung thư thận, ung thư biểu mô tế bào gan, ung thư thượng thận…) Huyết khối tĩnh mạch gan có thể đi kèm huyết khối tĩnh mạch cửa.
Tắc nghẽn dòng chảy tĩnh mạch trong gan trong hội chứng Budd-Chiari.
Dấu hiệu nhận biết
Các dấu hiệu hình ảnh của hội chứng Budd-Chiari tùy thuộc vào thể cấp tính và mạn tính, là hậu quả của việc tắc các tĩnh mạch gan. Bệnh kịch phát: xảy ra bệnh não gan trong vòng 8 tuần sau khi xuất hiện vàng da. Thể cấp tính: các triệu chứng xuất hiện trong thời gian ngắn, bụng báng khó chữa, hoại tử gan nhưng không có sự hình thành tuần hoàn bàng hệ. Ở thể cấp tính, thường có các huyết khối xuất hiện trong tất cả các tĩnh mạch gan lớn.
Thể này bệnh nhân thường có đau ở vùng thượng vị hoặc hạ sườn phải có kèm theo sốt, nôn, tiêu chảy (gặp 50%). Các triệu chứng khác là: cổ trướng xuất hiện nhanh, tuần hoàn bàng hệ rõ. Bệnh nhân có thể tử vong trong vòng 1-6 tháng. Thể bán cấp là loại phổ biến nhất, diễn biến âm thầm, bụng báng và hoại tử gan ở mức nhẹ, có sự hình thành kịp thời tuần hoàn bàng hệ.
Video đang HOT
Thể bán cấp, bệnh nhân thường có phù hai chân, vàng da. Bệnh tiến triển chậm. Trong hội chứng Budd – Chiari, tuần hoàn bàng hệ dày đặc vùng mũi ức. Thể này, các huyết khối xuất hiện trong tất cả các tĩnh mạch gan lớn chỉ thấy ở 1/3 bệnh nhân.
Ở thể mạn tính, bệnh có biểu hiện như các biến chứng của xơ gan, gan to. Trên siêu âm thang xám không nhìn thấy các tĩnh mạch gan, siêu âm Doppler phổ màu không có dòng chảy, dòng chảy giảm tốc độ, đảo ngược dòng chảy hoặc dòng chảy rối với tốc độ tăng cao trong các tĩnh mạch gan. Trên chụp cắt lớp vi tính đa dãy và chụp mạch không quan sát thấy các tĩnh mạch gan, huyết khối các tĩnh mạch gan và tĩnh mạch chủ dưới, thấy các nhánh bàng hệ tĩnh mạch trong gan và tĩnh mạch chủ dưới.
Các triệu chứng: đau bụng, gan to, báng bụng thường có trong hầu hết các trường hợp bệnh nhân bị hội chứng Budd-Chiari. Còn các triệu chứng: buồn nôn, nôn, vàng da nhẹ thấy trong các thể bệnh kịch phát và cấp tính. Dấu hiệu giãn tĩnh mạch lách và tĩnh mạch thực quản hay gặp trong thể bệnh mạn tính, nếu tĩnh mạch chủ dưới bị nghẽn, tĩnh mạch phụ ở hai bên sườn và mặt lưng giãn ra.
Lời khuyên của thầy thuốc
Hội chứng Budd-Chiari là một bệnh lý rất hiếm gặp. Tam chứng lâm sàng cổ điển bao gồm: dịch ổ bụng, đau bụng và gan to. Hội chứng có thể xảy ra cấp tính đột ngột hoặc thể bán cấp và mạn tính. Thể cấp tính thường do tắc các nhánh lớn của tĩnh mạch gan hoặc tĩnh mạch chủ dưới và khởi phát triệu chứng nhanh.
Thể bán cấp và mạn tính liên quan đến xơ hóa các tĩnh mạch trong gan, các bệnh lý viêm và bệnh lý ác tính. Đây là bệnh lý thường diễn tiến phức tạp và dẫn đến tử vong do suy gan, suy thận nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ và cảm thấy bất thường của cơ thể, bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.
Cậu bé nhập viện cấp cứu sau khi ăn lẩu, mới 13 tuổi nhưng đã bị gan nhiễm mỡ và viêm tụy nặng
Mặc dù chỉ mới 13 tuổi, nhưng cậu bé này đã mắc những căn bệnh cực kỳ hiếm gặp ở trẻ em mà thường chỉ xảy ra ở người lớn. Điều này khiến cho mọi người thắc mắc nguyên nhân bắt nguồn từ đâu?
Ngày 16/10 vừa qua, một cậu bé có tên là Tiểu Long (13 tuổi) sống ở Ninh Hạ, Trung Quốc. Buổi tối hôm đó, cậu bé đi ăn lẩu cùng với gia đình, vì đồ ăn rất ngon nên ăn rất no. Thế nhưng không ngờ sau đó, cậu bé bỗng nhiên cảm thấy buồn nôn và đau bụng.
Gia đình ngay lập tức đưa đến trung tâm y tế gần nhà thì được chẩn đoán là bị viêm dạ dày ruột. Mặc dù được điều trị nhưng tình trạng không thuyên giảm mà trở nên nặng hơn. Cuối cùng, cậu bé được chuyển đến khoa Nhi tại Bệnh viện Nhân dân Ninh Hạ để kiểm tra.
Lúc này, tình trạng của Tiểu Long rất nguy kịch, cơ thể uể oải, mất nước, da và võng mạc ngả sang màu vàng. Gia đình nghi ngờ cậu bé bị ngộ độc thực phẩm, nhưng những người khác vẫn khỏe, không có dấu hiệu gì bị bệnh.
Bác sĩ tiến hành siêu âm Dopple màu ổ bụng của Tiểu Long, kết quả cho thấy cậu bé bị gan nhiễm mỡ nặng, sỏi túi mật, chỉ số enzyme trong gan cao gấp 30 lần mức bình thường, amylase và lipase trong máu cũng cao gấp chục lần. Cậu bé bị viêm tụy cấp nên nhanh chóng chuyển sang khoa gan mật điều trị.
Mới 13 tuổi nhưng cậu bé bị viêm tụy cấp nặng.
Bác sĩ cho biết, gan nhiễm mỡ và viêm tụy cấp là những căn bệnh xảy ra ở người lớn, rất hiếm gặp ở trẻ em, đặc biệt là tuổi 13. Thế nhưng, sau khi nhìn vóc dáng của Tiểu Long, dường như mọi người đã có được câu trả lời. Cậu bé cao 1m6, nặng 70 kg, thừa cân.
Sau khi chẩn đoán, bác sĩ nhanh chóng sắp xếp điều trị, nhưng tình trạng của Tiểu Long ngày càng xấu đi, sốt cao, nhịp tim tăng nhanh, khó thở, đau bụng dữ dội, đặc biệt có dịch tràn vào phổi, nguy cơ suy đa tạng. Điều này có nghĩa là tình trạng của cậu bé tiến triển nhanh theo hướng viêm tụy cấp nặng, nguy hiểm đến tính mạng bất cứ lúc nào.
Phía bệnh viện ngay lập tức chuyển Tiểu Long vào khoa Hồi sức tích cực (ICU) để điều trị. Bác sĩ Hồ Tuyết Liên, phó trưởng khoa tại đây đã khẩn trương đưa ra phương án điều trị tốt nhất.
Bác sĩ cho biết: " Chúng tôi túc trực 24/24, chỉ cần thấy cậu bé có thể bài tiết ra một ít nước tiểu mỗi ngày, đó là một tính hiệu đáng mừng ".
Sau 10 ngày tích cực cấp cứu, cuối cùng tình trạng Tiểu Long cũng dần ổn định, các chức năng gan và thận hồi phục dần. Thế nhưng, một đợt nguy hiểm mới lại xuất hiện, cậu bé bắt đầu sốt cao, ớn lạnh, chỉ số viêm nhiễm không ngừng tăng cao. Bác sĩ tiến hành chụp CT ổ bụng, lúc này tình trạng hoại tử tuyến tụy của cậu bé nặng hơn trước. Một ca phẫu thuật vô cùng rủi ra diễn ra, cậu bé lại một lần nữa vượt qua tử thần, tình trạng ổn định hơn và có chiều hướng cải thiện từng ngày.
Tiểu Long được cứu sống thành công, các bác sĩ điều trị tỏ ra rất vui mừng, đồng thời họ cũng hy vọng rằng những trường hợp tương tự như vậy sẽ không xuất hiện nữa.
Vì sao cậu bé 13 tuổi này lại mắc nhiều bệnh nghiêm trọng như vậy?
Bác sĩ Hồ Tuyết Liên cho biết, có 3 nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh viêm tụy cấp, đó là sỏi mật, bệnh lý về đường mật, tăng lipid máu. Tiểu Long thuộc trường hợp 1, sỏi túi mật và gan nhiễm mỡ nặng là nguyên nhân gây ra viêm tụy cấp, ăn lẩu chỉ là một trong những yếu tố gây bệnh. Chính thói quen ăn uống không lành mạnh lâu ngày khiến bệnh của cậu bé bùng phát dữ dội một cách đột ngột sau khi ăn lẩu nhiều dầu mỡ.
Viêm tụy là tình trạng viêm trong tuyến tụy. Tuyến tụy là một tuyến dài, phẳng nằm ẩn sau dạ dày ở vùng bụng trên. Tuyến tụy sản xuất các enzym giúp tiêu hóa và các hormone giúp điều chỉnh việc xử lý đường (glucose).
Viêm tụy có thể xảy ra dưới dạng viêm tụy cấp, có nghĩa là nó xuất hiện đột ngột và kéo dài nhiều ngày, hoặc nó có thể xảy ra tình trạng viêm mãn tính trong nhiều năm. Những trường hợp nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng những trường hợp nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.
Các dấu hiệu và triệu chứng của viêm tụy có thể khác nhau, tùy thuộc vào từng trường hợp, nhưng hầu hết sẽ có điểm chung như sau:
- Đau bụng trên.
- Đau bụng và lan ra sau lưng.
- Đau bụng sau khi ăn.
- Sốt cao.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đau khi chạm vào bụng.
Ngoài ra, bác sĩ Hồ cũng nhắc nhở vấn đề dinh dưỡng của trẻ em và thanh thiếu niên, cần được cha mẹ quan tâm nhiều hơn. Nhiều cha mẹ sợ con mình ốm yếu nên cho trẻ ăn vô tội vạ, miễn tăng cân là được. Trên thực tế, trẻ em thừa cân hoàn toàn không tốt cho sức khỏe. Bữa ăn hằng ngày nên hạn chế dầu mỡ, khuyến khích trẻ tập thể dục, duy trì cân nặng hợp lý và đừng quên đưa trẻ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện ra những bất thường.
Bé trai mắc căn bệnh cực hiếm khi xuất hiện mảng xuất huyết ở mặt Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa phát hiện và điều trị thành công một ca bệnh cực hiếm, chưa từng được ghi nhận trong các báo cáo y khoa của Việt Nam. Bé trai Đ.N.D (6 tháng tuổi, trú tại huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc) được gia đình đưa đến Bệnh viện khám trong tình trạng vành tai, má, tay...