Hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận, điều trị nạn nhân bão lũ
Công tác khám chữa bệnh trực tiếp tại một số nơi đang bị ảnh hưởng, do vậy việc hội chẩn từ xa đang được áp dụng để cứu những bệnh nhân nặng ở các địa phương.
TS.Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Sau trận bão lớn, bệnh nhân nữ bị vùi lấp dưới đống đổ nát tại thị trấn Văn Yên, Yên Bái được phát hiện đang trong tình trạng nguy kịch.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng lơ mơ, da xanh tái nhợt, đùi phải sưng nề bầm tím, huyết áp 130/80, sốc đa chấn thương, ngừng tim 1 lần, vết thương tầng sinh môn phức tạp bên trái, vỡ xương chậu, vỡ bàng quang, thở qua đường nội khí quản.
TS.Dương Đức Hùng, Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã chỉ đạo hội chẩn cấp cứu từ xa, tiếp nhận và điều trị nạn nhân thuộc khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc: Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Lạng Sơn…
Do tình hình lũ quét sau siêu bão Yagi, thị trấn Văn Yên nói riêng và tỉnh Yên Bái nói chung đã bị cô lập trong biển nước, chính vì vậy việc chuyển bệnh nhân lên bệnh viện tuyến tỉnh là không thể, đòi hỏi cần thiết có 1 cơ sở y tế trung gian đáp ứng đủ điều kiện, khả năng tiếp nhận cấp cứu bệnh nhân kịp thời.
Hiểu rõ tình hình đó, với vai trò là bệnh viện tuyến đầu, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức đã lập tức triển khai trao đổi trực tuyến đồng thời và liên tục với 2 cơ sở y tế Trung tâm Y tế huyện Văn Yên, Yên Bái và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
8h00 ngày 10/9/2024, ngay sau khi bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ, chuyên gia 3 bệnh viện đã cùng hội chẩn và trao đổi chuyên môn để kịp thời đưa ra phương án phẫu thuật cho bệnh nhân qua hệ thống telemedicine.
Bên cạnh đó, Ban Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức trực tiếp hội chẩn trực truyến cấp cứu 3 bệnh nhân bị lũ quét vùi lấp tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai. Trong đó có 1 bệnh nhi 7 tuổi vỡ gan độ I, chấn thương tuyến thượng thận, chấn thương sọ não, gãy 1/3 giữa xương đùi trái.
Nam bệnh nhân trú tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị sạt lở đất cuốn trôi theo lũ được đưa vào Bệnh viện Bảo Yên cấp cứu, sau đó chuyển Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức.
Video đang HOT
Bệnh nhân vào viện trong tình trạng đa chấn thương: Chấn thương sọ não, chấn thương ngực, chấn thương bụng kín, tổn thương mạch máu, tổn thương tĩnh mạch khoeo trái, gãy phức tạp 1/3 trên 2 xương cẳng chân trái.
Cầu truyền hình trực tuyến của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức luôn mở 24/24 để triển khai hội chẩn, hỗ trợ chuyên môn các trường hợp cấp cứu, trường hợp người bệnh nặng tại các vùng đang phải oằn mình trong mưa lũ, sạt lở.
Trước đó, thông tin từ Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức cho hay cơ sở đã tiếp nhận 100 ca cấp cứu, trong đó có 50% là ca nặng, đa phần là các trường hợp chấn thương sọ não, kèm theo chấn thương cột sống cổ, ngực, bụng, tứ chi sau mưa bão.
Cụ thể, trong 2 ngày 6 và 7/9, tua trực của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho 14 ca cấp cứu nhập viện do siêu bão tác động, cụ thể trong đó có 1 trường hợp do cây đổ đè xuống người gây chấn thương sọ não; 2 trường hợp chấn thương chi, chấn thương sọ não do tường và kính vỡ đổ vào người cùng gần 10 trường hợp tai nạn ô-tô, xe máy khi đang tham gia giao thông vượt bão về nhà.
Theo TS.Quách Văn Kiên, Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, trong ngày thứ 7 (7/9), đa phần các trường hợp tới cấp cứu là người ở khu vực Hà Nội. Đến ngày Chủ nhật (8/9), số lượng ca cấp cứu tăng lên gấp 5 lần, đa phần được chuyển lên từ bệnh viện tuyến tỉnh.
Tại Bệnh viện Bạch Mai, từ chiều tối 7/9 đến sáng 8/9, Trung tâm Cấp cứu A9, đã tiếp nhận 10 bệnh nhân bị thương sập nhà, đổ mái và bị cây đổ ngoài đường do ảnh hưởng của bão số 3. Những bệnh nhân này sau khi chuyển đến đều được cấp cứu kịp thời.
Trong số 5 bệnh nhân vào viện lúc rạng sáng 8/9, hai trường hợp nặng bị chấn thương vùng đầu, vùng cổ do mái tôn rơi xuống người và bị ngã từ trên cao.
PGS-TS.Đào Xuân Cơ, Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai, cho biết bệnh viện tổ chức nhân lực, cán bộ trực, kiểm soát, sẵn sàng xử lý sự cố như cây đổ, ngập lụt, tốc mái… do mưa bão gây ra.
Bệnh viện còn bố trí thêm các đội cấp cứu cơ động với đầy đủ thuốc men, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới khi có yêu cầu. Hội đồng chuyên môn gồm các chuyên gia hàng đầu ở nhiều lĩnh vực cũng sẵn sàng hội chẩn từ xa, hỗ trợ cho đồng nghiệp ở các tỉnh chịu ảnh hưởng của mưa bão nhằm cấp cứu người bệnh hiệu quả nhất.
Trung tâm Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai đảm bảo phục vụ bệnh nhân cấp cứu 24/24h trong bão số 3 . Đồng thời tập trung cứu chữa người bị thương; khẩn trương khắc phục hậu quả tại các cơ sở y tế, không để gián đoạn trong công tác cấp cứu, điều trị cho người dân, không để người dân, người bệnh không được khám chữa bệnh, chăm sóc y tế. Tổ chức vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, đảm bảo nước sạch, an toàn thực phẩm.
Các bệnh viện tuyến trên luôn túc trực, cấp cứu các ca tai nạn bão, lũ
Sau bão, bệnh viện tiếp nhận chủ yếu là các nạn nhân ở Hà Nội và các ca nặng cấp cứu từ các tỉnh chuyển lên.
Nhiều bệnh viện tuyến dưới bị quá tải đã liên hệ lên tuyến trên để được hỗ trợ nhưng có những khó khăn về giao thông, bệnh viện đã thực hiện hội chẩn từ xa.Anh Đ.V.K (huyện Bắc Yên, Sơn La) đến Bệnh viện Việt Đức điều trị trong tình trạng gãy xương nhỏ ở khớp gối.
Theo anh Đ.V.K chia sẻ, do ảnh hưởng của cơn bão số 3 (tên quốc tế là Yagi), tỉnh Sơn La có mưa to. Trong lúc đi đường, đá sạt từ trên núi lăn xuống khiến anh K. "trở tay không kịp".
Anh Đ.V.K (huyện Bắc Yên, Sơn La) đang được điều trị tại BV Việt Đức
"Tôi điều khiển xe máy tránh hòn đá nhưng khi tránh được rồi thì bánh xe lại mắc vào rãnh trên đường, khiến người và xe bổ nhào. Xe máy nặng đè lên chân khiến chân tôi bị thương. Cũng may nhờ những nhà xung quanh hỗ trợ đưa đi viện và xuống Bệnh viện Việt Đức điều trị kịp thời nên được các bác sĩ kịp thời xử lý vết thương", anh K. cho biết.
Theo TS.BS Quách Văn Kiên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức, bệnh nhân K. là 1 trong số hơn 100 ca cấp cứu liên quan đến tai nạn do bão số 3 gây ra. Trong số này, có trên 50% là bệnh nhân nặng, đa phần là nạn nhân bị chấn thương sọ não, chấn thương cột sống, chấn thương đốt sống cổ, ngực, chi...
"Sau bão, bệnh viện tiếp nhận chủ yếu là các nạn nhân ở Hà Nội và các ca nặng cấp cứu từ các tỉnh chuyển lên. Nhiều bệnh viện tuyến dưới bị quá tải đã liên hệ lên tuyến trên để được hỗ trợ nhưng có những khó khăn về giao thông, đi lại nên mới chỉ có khoảng 100 ca được vận chuyển lên sau bão", bác sĩ Kiên cho biết.
Trong số các nạn nhân đang điều trị tại Bệnh viện Việt Đức, nặng nhất là nạn nhân bị chấn thương sọ não do gặp tai nạn trong khi sửa nhà sau bão, nạn nhân này trèo lên mái nhà và bị trượt mái tôn. Có nhiều trường hợp cũng gặp tai nạn như nạn nhân đang cưa cây thì lưỡi máy cưa văng vào chân gây chấn thương...
TS.BS Quách Văn Kiên, Phó trưởng khoa Phẫu thuật Tiêu hóa, Bệnh viện Việt Đức
Về việc đáp ứng điều trị cấp cứu nạn nhân do bão, BS. Quách Văn Kiên cho biết: "Trước khi bão đổ bộ, chúng tôi đã chủ động có sự chuẩn bị về phòng khám, rà soát lại toàn bộ hệ thống cấp cứu về vật tư y tế, cơ sở vật chất. Bệnh viện cũng chủ động thành lập 8 tổ cấp cứu lưu động luôn luôn túc trực ứng phó với các tình huống; kể cả cấp cứu ngoại viện cũng luôn sẵn sàng lên đường hỗ trợ các địa phương".
Theo đó, với những ca ở các địa phương không thể chuyển lên tuyến trên do bão lụt, bệnh viện đã chủ động liên hệ với các tuyến tỉnh để hỗ trợ chuyên môn từ xa, hội chẩn trực tuyến để hướng dẫn tuyến dưới xử trí các trường hợp.
Để đáp ứng tình hình, Bệnh viện Việt Đức cũng đã thành lập mạng lưới hội chẩn từ xa để ứng phó cấp cứu sau bão, kết nối với các bệnh viện như: Sơn La, Điện Biên, Quảng Ninh, Lào Cai, Lai Châu, Hải Phòng...
Cần chú ý rắn độc và các động vật gây độc khác cắn
Còn tại Bệnh viện Bạch Mai, TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm chống độc cho biết: "Sau bão, trung tâm đang điều trị cho 9 bệnh nhân bị rắn độc và các động vật gây độc khác cắn. Các bệnh nhân bị rắn cắn trong nhiều hoàn cảnh khác nhau nhưn đa số là do người dân bị cắn/đốt khi ra ngoài kiểm tra sân vườn, ruộng trong và sau bão, tiếp xúc với các các bờ cây, bụi cỏ, đống rác hay lá cây, điều kiện quan sát hạn chế. Cá biệt có trường hợp rắn độc chui vào nhà cắn khi bệnh nhân đang ngủ.
Theo TS.BS Nguyễn Trung Nguyên, thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để các loài rắn, côn trùng... ra khỏi nơi trú ẩn, tìm kiếm thức ăn. Bên cạnh đó, hiện môi trường sống tự nhiên của động vật bị phá vỡ và thu hẹp lại, nhiều loài rắn như rắn hổ, rắn lục và các động vật gây hại buộc phải tới sống xen kẽ với khu vực dân cư. Như vậy, rất dễ xảy ra tiếp xúc với con người và các tai nạn đáng tiếc.
Các bệnh viện tuyến trên luôn luôn túc trực, cấp cứu các ca tai nạn bão, lũ
Hậu quả với các trường hợp bị rắn độc cắn là tổn thương vùng bị cắn như: Đau, sưng nề, hoại tử, nhiễm trùng, dễ dẫn tới sẹo, tàn phế, thậm chí tử vong. Các loài rắn như rắn cạp nong, cạp nia, rắn hổ chúa, rắn hổ mang có thể gây liệt dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Các loài rắn lục gây rối loạn đông máu, cầm máu dẫn tới chảy máu...
Để phòng tránh nhiễm độc do rắn và các động vật có độc trong mùa mưa bão, BS. Nguyễn Trung Nguyên khuyến cáo, người dân luôn chú ý quan sát khi tiếp xúc các vị trí các góc khuất, đống rác, đống lá cây, bụi cây, đống gạch, khe hốc, hang... nơi hay có rắn và động vật có độc cư trú. Chú ý dùng gậy, dùng đèn chiếu sáng để đi lại và làm việc. Không dùng tay trần để đưa tay vào các khu vực nêu trên vì rất dễ gặp rắn và động vật đang ở đó tấn công. Khi lao động, đi lại ban đêm thì nên mang ủng, đeo găng tay, đội mũ nếu ở rừng.
Người dân ở vùng nông thôn, rừng núi cũng nên đóng cửa kín ở tầng 1, đặc biệt ở vị trí gần mặt đất để tránh rắn chui qua khe vào nhà. Đặc biệt, khi thấy rắn, người dân không nên chủ động bắt rắn mà cần đuổi đi hoặc bất đắc dĩ mới đánh rắn; từng có trường hợp bị rắn cắn do chủ động bắt rắn, kể cả khi rắn có vẻ đã chết cũng vẫn có thể cắn người.
9 người vào viện cấp cứu vì tai nạn xảy ra ngay trong nhà Các bệnh nhân phải cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai do bị rắn, côn trùng có độc cắn khi đang kiểm tra, dọn dẹp sân vườn, bụi cây trong và sau khi bão Yagi đổ bộ. Ngày 10/9, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, Giám đốc Trung tâm Chống độc - Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết cuối ngày...