“Hogwarts đời thực” – Ngôi trường “chọn mặt gửi vàng” của nhiều gia đình Hoàng gia: Học phí trên trời, người thường liệu có bước chân vào được không?
Nữ hoàng tương lai của Tây Ban Nha sẽ bắt đầu một khóa học trị giá 95.000 USD tại Trường Đại học Thế giới Liên kết Atlantic. Nơi đây là lựa chọn của giới quý tộc và người giàu có không chỉ bởi danh tiếng mà còn nhờ sở hữu cách giáo dục đặc biệt.
(Tổ Quốc) –
Trường Đại học Thế giới Liên kết (UWC) Atlantic là ngôi trường của một số hoàng gia trên thế giới và sẽ chào đón Công chúa Leonor de Borbon của Tây Ban Nha vào tháng 9 này.
Cô con gái lớn 15 tuổi của Vua Felipe VI và Nữ hoàng Letizia được cho sẽ là người thừa kế ngai vàng, sẽ theo học tại trường của xứ Wales để theo học khóa Tú tài Quốc tế (IB) có học phí lên tới 95.000 USD trong hai năm.
Trường có mức học phí khá đắt đỏ, sở hữu khuôn viên Lâu đài St Donat từ thế kỷ 12 độc đáo, Đại học Atlantic tưởng chừng là học viện tinh hoa dành cho những người giàu có và nổi tiếng nhưng sự thật không phải vậy. Thay vào đó, ngôi trường mở rộng cánh cửa với tất cả mọi người với quan điểm cực kỳ tiến bộ.
Theo hiệu trưởng Peter T. Howe, hơn 60% sinh viên Đại học Atlantic nhận được học bổng toàn phần hoặc bán phần để đảm bảo rằng tài chính không phải là rào cản đối với chất lượng giáo dục.
“Nó không chỉ dành cho những đứa trẻ giàu có mà còn mở ra cơ hội cho tất cả sinh viên có nguyện vọng và năng lực” – hiệu trưởng ngôi trường khẳng định.
Không chỉ Công chúa Leonor đến từ Tây Ban Nha tham gia vào chương trình IB trong năm học tới; Ủy ban Quốc gia Tây Ban Nha đã đề cử một sinh viên nhận học bổng toàn phần để theo học tại Đại học Atlantic. Ngoài ra, Công chúa Alexia của Hà Lan cũng sẽ góp mặt vào đợt tuyển sinh tới.
Công chúa Leonor de Borbon sẽ đến trường nhập học vào tháng 9 này
Lịch sử hình thành và quan điểm giáo dục tiến bộ
Video đang HOT
Trường Đại học Thế giới Liên kết Atlantic được thành lập bởi nhà giáo dục người Đức Kurt Hahn vào năm 1962 trong Chiến tranh Lạnh “nhằm thu hút những người trẻ tuổi từ tất cả các quốc gia tìm kiếm các biện pháp hòa bình để tập hợp một thế giới bị chia cắt bởi các rào cản chính trị, chủng tộc và kinh tế xã hội”.
Ngôi trường chào đón thế hệ sinh viên đầu tiên của mình từ năm 1962 và kể từ đó, UWC đã thành lập hơn 18 cơ sở trên khắp bốn lục địa và chào đón 10.750 học sinh mỗi năm.
Nhiề người tò mò một ngày bình thường ở ngôi trường được The Times mệnh danh là “ Hogwarts đời thực” trông như thế nào? Mặc dù không có lớp học về thảo mộc hoặc độc dược, nhưng trường có dạy các chủ đề mà bạn có thể không tìm thấy trong hầu hết các chương trình giảng dạy như môi trường, bất bình đẳng xã hội và chủ nghĩa tích cực dành cho sinh viên.
Học sinh có bốn tiết học chính thức mỗi ngày từ 8 giờ sáng đến 1 giờ chiều, còn lại các buổi chiều được dành để phát triển cá nhân. Mỗi học sinh sẽ tự quyết định dành thời gian cho thể thao, sáng tạo hay các sáng kiến cộng đồng tùy theo sở thích của mỗi cá nhân
Ông Howe tin rằng bằng cách này sẽ khuyến khích sinh viên trở thành những người suy nghĩ độc lập và việc giảm thiểu thời gian trên lớp để dành thời gian cho các hoạt động thực tế khác.
Tính độc lập là một trong nhiều kỹ năng đã giúp hình thành các nhà lãnh đạo tương lai, bao gồm Vua Willem-Alexander của Hà Lan, Công chúa Raiyah bint Al Hussein của Jordan, và gần đây nhất là Công chúa Elisabeth của Bỉ.
Sinh viên của trường đến từ nhiều nơi trên thế giới
Ông cho biết khiêm tốn là ưu tiên hàng đầu tại Đại học Atlantic. Họ muốn đảm bảo mọi học sinh đều được đối xử bình đẳng, bất kể địa vị hoàng gia hay là những người bình thường – giáo viên thậm chí được gọi bằng tên của họ để tránh sự phân cấp điển hình của hệ thống giáo dục.
Sinh viên sống trong ký túc xá bốn người, cùng sống trong một căn phòng với những người bạn thuộc các quốc tịch khác nhau. Trường có tám nhà nội trú, mỗi nhà có 48 sinh viên.
Trong nhiều thập kỷ, khu học xá tách biệt đã mang lại môi trường thuận lợi cho sự phát triển đặc thù trong giai đoạn chuẩn bị cho trưởng thành. Kể từ khi đại dịch bắt đầu, trường nội trú là một trong những cơ sở hiếm hoi có thể tiếp tục giảng dạy chương trình IB trực tiếp bằng cách tuân theo giao thức an toàn nghiêm ngặt.
Sinh viên có được nhiều thứ hơn chỉ là chứng chỉ học tập
Nữ hoàng Noor của Jordan, chủ tịch của UWC và là mẹ của Công chúa Raiyah, cho biết trong một bài đăng trên trang web của trường rằng nền giáo dục của UWC trang bị cho học sinh những kỹ năng cần thiết để “trở thành những nhà hoạt động vì một thế giới hòa bình và bền vững hơn”.
Ở đây sinh viên được dạy về những kiến thức thực tế như bất bình đẳng, môi trường… Vào năm 2020, các sinh viên da màu đã được hỗ trợ để chia sẻ kinh nghiệm của họ trong một tòa thị chính. Trường cũng khuyến khích sinh viên “tổ chức và điều hành các hội nghị” về những vấn đề quan trọng nhất đối với mình.
Hiệu trưởng cho biết quan điểm của ông là nhiều giáo lý quan trọng trong cuộc sống không thể được đo lường bằng phần trăm hoặc điểm số. Trong một bài phát biểu ông khẳng định: “Chúng tôi từ chối công bố kết quả IB của sinh viên. Về cơ bản, tôi không tin đó là thước đo thành công và nếu bạn nghĩ đó là thước đo, thì có lẽ đây không phải là trường học phù hợp với bạn”.
Nhiều chính sách hỗ trợ để học sinh nghèo có cơ hội học đại học
Bản chất học phí là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Chính phủ.
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Bạc Liêu đặt vấn đề với Bộ Giáo dục và Đào tạo rằng, hiện nay, hướng nghiệp để phân loại cho học sinh là chủ trương rất tốt nhưng học phí tại các trường tư thục thì quá cao. Học phí trường đại học quá cao, học sinh nghèo sẽ không có cơ hội học đại học.
Trả lời nội dung này, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội về vấn đề học phí tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tham mưu Chính phủ trình Quốc hội ban hành Luật số 08/2012/QH13 Luật Giáo dục Đại học tại khoản 4 Điều 65 quy định các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo.
Đồng thời, các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí, mức thu dịch vụ tuyển sinh và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT; có trách nhiệm trích một phần nguồn thu học phí để hỗ trợ sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng ban hành Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo để các cơ sở giáo dục căn cứ xác định mức thu học phí, đồng thời có trách nhiệm công khai minh bạch và giải trình với xã hội, cam kết chất lượng.
Ảnh minh họa: Kim Chi
Về phản ảnh của đại biểu quốc hội về vấn học phí trường đại học quá cao, học sinh nghèo sẽ không có cơ hội học đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo báo cáo như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, cũng như quy định tại Luật Giá năm 2012, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019 thì bản chất học phí là giá dịch vụ giáo dục và thực hiện theo lộ trình tính đủ chi phí theo quy định của Chính phủ.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 65 Luật Giáo dục Đại học thì các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên đồng thời đáp ứng điều kiện tự chủ theo quy định tại khoản 2 Điều 32 Luật giáo dục đại học được tự chủ xác định mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo theo Thông tư số 14/2019/TT-BGĐT ngày 30/8/2019 hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xây dựng giá dịch vụ giáo dục đào tạo áp dụng trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và có trách nhiệm công khai minh bạch và giải trình với xã hội, cam kết chất lượng.
Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 - 2021 đã quy định rõ khung, mức trần học phí đối với các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư ( gồm cả các cơ sở giáo dục đại học được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động ) và các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư.
Đối với cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập: Theo quy định tại Khoản 3 Điều 65 của Luật giáo dục đại học các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập được tự chủ quyết định mức thu học phí trên cơ sở đảm bảo các điều kiện chất lượng đào tạo, không quy định khung, mức trần học phí.
Các cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai chi phí đào tạo, mức thu học phí và khoản thu dịch vụ khác cho lộ trình cả khóa học, từng năm học cùng với thông báo tuyển sinh và trên trang thông tin điện tử của cơ sở giáo dục đại học công lập theo quy định tại Thông tư số 36/2017/TT-BGDĐT ngày 28/12/2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về quy chế thực hiện công khai đối với các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Song song với việc ban hành các quy định về cơ chế thu và quản lý học phí tại các cơ sở giáo dục và đào tạo, sinh viên thuộc đối tượng chính sách, gia đình có hoàn cảnh khó khăn; sinh viên theo học các ngành đặc thù; sinh viên bị tàn tật, khuyết tật thuộc hộ nghèo, cận nghèo, sinh viên thuộc dân tộc thiểu số, dân tộc rất ít người sinh viên là con cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động hoặc mắc bệnh nghề nghiệp được hưởng trợ cấp thường xuyên sẽ được miễn hoặc giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP.
Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền đóng học phí bằng mức thu học phí của cơ sở đào tạo giáo viên nơi theo học; được nhà nước hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để chi trả chi phí sinh hoạt trong thời gian học tập tại trường theo quy định tại Nghị định số 116/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên sư phạm.
Tại Nghị định số 84/2020/NĐ-CP ngày 17/7/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Giáo dục còn quy định chính sách học bổng khuyến khích học tập, học bổng chính sách cho học sinh, sinh viên theo lộ trình tăng của học phí và mức lương cơ sở.
Đồng thời, theo quy định tại Thông tư số 31/2013/TT-BGDĐT ngày 01/08/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sửa đổi, bổ sung Khoản 3 Điều 2 Quyết định 44/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về học bổng khuyến khích học tập đối với học sinh, sinh viên, quy định các cơ sở giáo dục đại học trích quỹ học bổng khuyến khích học tập tối thiểu bằng 8% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường công lập và tối thiểu bằng 2% nguồn thu học phí hệ giáo dục chính quy đối với các trường ngoài công lập.
Đối với các trường sư phạm và các ngành nghề đào tạo không thu học phí thì quỹ học bổng được trích tối thiểu bằng 8% nguồn ngân sách Nhà nước cấp bù học phí.
Ngoài ra, sinh viên thuộc gia đình có điều kiện khó khăn có thể vay tín dụng sinh viên. Theo quy định tại Quyết định số 1656/QĐ-TTg ngày 19/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức cho vay quy định tại Khoản 1 Điều 5 Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Mức cho vay tối đa là 2.500.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng quy định chính sách ưu tiên trong tuyển sinh cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách, sinh viên có hộ khẩu tại các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn (tại Điều 7, Thông tư số 09/2020/TT-BGDĐT ngày 7/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Sinh viên dân tộc hộ khẩu tại vùng 135 có được giảm học phí? Sinh viên Nguyễn Lan Anh (Hà Nội) học đại học công lập, là người dân tộc Tày. Tháng 8/2020, sinh viên nhập hộ khẩu vào nhà người chú ở vùng 135. Sinh viên Lan Anh hỏi, sinh viên có được hưởng chế độ giảm học phí theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP không? Ảnh minh họa Về vấn đề này, Bộ...