Học xong mà thất nghiệp thì đời nào người giỏi lại vào sư phạm
Việc quy định điểm đầu vào mới chỉ là mong muốn của Bộ còn việc học sinh giỏi có muốn học ngành sư phạm hay không thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Học xong mà thất nghiệp thì đời nào người giỏi lại vào sư phạm (Ảnh minh họa: Trinh Phúc)
Một trong những điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến dư luận là bắt đầu từ năm 2018, sẽ siết chặt đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Cụ thể, ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào theo phương thức xét tuyển dựa vào kết quả học tập trung học phổ thông để vào ngành thuộc nhóm ngành đào tạo giáo viên như sau:
Đối với trình độ đại học xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ giỏi trở lên.
Đối với trình độ cao đẳng, trung cấp xét tuyển học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông xếp loại học lực lớp 12 từ khá trở lên.
Theo nhiều chuyên gia giáo dục, việc siết điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai là hết sức cần thiết, song điều này cũng sẽ rất khó khả thi nếu như chế độ đãi ngộ và bài toán đầu ra đối với sinh viên sư phạm vẫn còn bỏ ngỏ.
với Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam, thầy Đinh Quang Báo – nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đánh giá:
Video đang HOT
Việc thu hút người giỏi vào ngành sư phạm là điều cần thiết và được xem như giải pháp đột phá để có thể thay đổi chất lượng nền giáo dục Việt Nam, đặc biệt trong tình trạng điểm đầu vào ngày càng thấp thì việc siết điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào là một chủ trương sáng suốt và cần thiết trong thời điểm này.
Thầy Đinh Quang Báo cũng nhấn mạnh, giải pháp này cũng là kinh nghiệm của các nước có nền giáo dục phát triển. Cụ thể, ở các quốc gia này, ngành sư phạm bao giờ cũng tuyển chọn những thí sinh có chất lượng tốp đầu trong trường phổ thông.
Tuy nhiên, khi nhìn nhận từ thực tiễn tại Việt Nam thì thầy Đinh Quang Báo nhắn nhủ, việc quy định điểm đầu vào cao đó mới chỉ là mong muốn của Bộ Giáo dục và Đào tạo còn việc học sinh giỏi có muốn học ngành sư phạm hay không thì còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Từ đó, thầy Báo kiến nghị, muốn thu hút nhân tài vào ngành sư phạm thì cần có chế độ ưu đãi hấp dẫn đối với người học, từng ưu đãi đó phải gắn liền với các giải pháp cụ thể từ khâu đào tạo, sử dụng, tuyển dụng…
Cụ thể, người tốt nghiệp ngành sư phạm đạt chất lượng thì phải đảm bảo cho họ đầu ra có việc làm. Và khi sử dụng lao động thì cần tạo điều kiện để giáo viên có được chế độ đãi ngộ xứng đáng cả về vật chất lẫn tinh thần để họ yên tâm công tác, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Siết chặt điều kiện đầu vào, vậy đầu ra sẽ giải quyết thế nào?
Theo quan điểm của Phó giáo sư Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã đến lúc Nhà nước xác định số lượng sinh viên sư phạm cần thiết và đặt hàng cho các cơ sở đào tạo chứ không nên đào tạo ồ ạt, tránh tình trạng cử nhân sư phạm thất nghiệp gia tăng.
Bởi lẽ, ông Nhĩ cho rằng, hiện nay ở nhiều nơi cha mẹ nuôi con đi học đại học rất khó khăn do đó Nhà nước nên đặt hàng cơ sở đào tạo, tránh lãng phí thời gian, tiền bạc của người học.
Từ đây, ông Nhĩ khuyến cáo, trong thời gian tới, khi quy hoạch lại mạng lưới các trường sư phạm thì cần phải nêu rõ chiến lược phát triển giáo dục phổ thông, kết cấu hệ thống, quy mô ra sao để từ đó định hướng tới số lượng học sinh, số lớp học, tính toán số giáo viên…
Theo Giaoduc.net
Học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào sư phạm?
Việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định "cứng" học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào đại học sư phạm; học sinh có học lực loại khá mới được xét tuyển vào các trường cao đẳng, trung cấp là có phần duy ý chí và khó khả thi.
Nhiều ý kiến lo ngại yêu cầu đầu vào quá cao sẽ khiến các trường sư phạm thiếu nguồn tuyển. Ảnh minh họa
Một trong những điểm đáng chú ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng đang được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) lấy ý kiến dư luận là bắt đầu từ năm 2018, sẽ siết chặt đầu vào đối với nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Theo đó, học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào các trường đại học sư phạm; đối với các ngành khác, các trường tự xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào.
Theo các chuyên gia giáo dục, việc siết điều kiện đảm bảo chất lượng đầu vào để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai là hết sức cần thiết, song điều này cũng sẽ rất khó khả thi nếu như chế độ đãi ngộ và bài toán đầu ra đối với sinh viên sư phạm vẫn còn bỏ ngỏ.
với PV Báo CAND, Tiến sĩ Lê Viết Khuyến-Trưởng ban hỗ trợ chất lượng giáo dục đại học, Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đồng tình với quan điểm của Bộ GD&ĐT chỉ xác định điểm sàn đối với ngành sư phạm, những ngành khác do trường tự xác định.
Theo ông Khuyến, lâu nay Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng Việt Nam đã có ý kiến đề nghị Bộ GD&ĐT nên bỏ việc quy định điểm sàn mà thay vào đó có thể áp dụng theo nguyên tắc:
Nếu học trò đã vượt qua kỳ thi THPT quốc gia thì em đó có quyền đăng ký vào các trường đại học, còn việc có trúng tuyển hay không thì nên để trường đại học đó quyết định. Riêng đối với nguồn nhân lực giáo viên, do Bộ GD&ĐT quản lý, Bộ đưa thêm tiêu chí, điều kiện để nâng cao chất lượng đào tạo cũng hoàn toàn phù hợp.
Tuy vậy, việc Bộ GD&ĐT đưa ra quy định "cứng" học sinh có học lực loại giỏi mới được xét tuyển vào đại học sư phạm; học sinh có học lực loại khá mới được xét tuyển vào các trường cao đẳng, trung cấp là có phần duy ý chí và khó khả thi.
"Thực tế cho thấy, muốn học sinh giỏi vào sư phạm thì nên có chính sách đãi ngộ hấp dẫn và cam kết việc làm sau khi tốt nghiệp như đối với các trường Công an, Quân đội thì lúc đó tự nhiên sẽ thu hút được người giỏi, không cần phải quy định tiêu chuẩn đầu vào mới tuyển được học sinh khá, giỏi. Nếu vẫn còn tình trạng cử nhân sư phạm ra trường thậm chí thủ khoa thất nghiệp như hiện nay thì việc đặt ra tiêu chuẩn học sinh giỏi vào ngành sư phạm là rất khó khả thi"- ông Khuyến nhấn mạnh.
Cùng chung băn khoăn về quy định này, TS. Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT cũng bày tỏ quan điểm: Bộ GD&ĐT cần tính toán kỹ nguồn đầu vào của ngành sư phạm, tránh tình trạng đề ra mức điểm sàn quá cao sẽ dẫn tới việc thiếu đầu vào sư phạm.
Bên cạnh đó, hiện nay đánh giá học sinh giỏi chủ yếu dựa vào 2 môn Toán - Văn, trong khi sư phạm lại đào tạo rất nhiều ngành với nhiều môn học khác nhau nên nếu quy định cứng là chỉ những học sinh tốt nghiệp THPT có học lực từ giỏi trở lên mới được vào đại học sư phạm là chưa ổn.
Thay vào đó, nếu xét theo chính môn của ngành đào tạo mà học sinh đăng ký thì phù hợp hơn. Thực tế, việc đánh giá cũng có sự chênh lệch giữa các trường phổ thông nên đưa ra quy định như vậy cũng sẽ nảy sinh những điều chưa hợp lý.
"Để giải bài toán đầu ra, đầu vào của ngành sư phạm, Bộ GD&ĐT cần phối hợp với các địa phương để tính toán quy hoạch nhân lực sư phạm một cách chuẩn xác, không thừa thiếu cục bộ, có chế độ đãi ngộ tốt, bảo đảm việc làm cho sinh viên tốt nghiệp, lúc đó chắc chắn sẽ thu hút được học sinh giỏi vào sư phạm" - ông Vinh đề xuất.
Theo Cand.com.vn
Khởi nghiệp trong thời đại 4.0 đâu chỉ riêng con đường đại học! Giáo sư Nguyễn Lân Dũng quả quyết: "Chắc chắn tỉ lệ thất nghiệp sẽ tăng lên nếu chúng ta buông xuôi mặc cho số phận, chấp nhận làm thuê bằng sức lao động". Giáo sư Nguyễn Lân Dũng giao lưu với các em học sinh tại hội thảo "Khởi nghiệp trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0" - tại trường Bến Tre...