Học viện Tòa án không tuyển thí sinh nói ngọng
Học viện Tòa án xét tuyển bằng 3 phương thức, không tuyển thí sinh mắc bệnh kinh niên, mãn tính, mắc các tật phát âm.
Năm nay, Học viện Tòa án dự kiến tuyển 360 sinh viên ngành Luật, giữ ổn định như năm 2021. Trường chia hai khu vực tuyển sinh: phía Nam (từ Quảng Trị trở vào), phía Bắc (từ Quảng Bình trở ra). Điểm chuẩn được công bố theo từng khu vực tuyển sinh.
“Học viện Toàn án công bố phương án tuyển sinh 2022. (Ảnh minh họa: VCA)
Trường xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022, áp dụng với bốn tổ hợp A00 (Toán, Lý, Hóa), A01 (Toán, Lý, Tiếng Anh), C00 (Văn, Sử, Địa), D01 (Văn, Toán, Anh).
Ngoài ra, trường vẫn xét học bạ với hai điều kiện: tổng điểm trung bình THPT của ba môn theo tổ hợp từ 22 trở lên; điểm tổng kết năm lớp 11 và 12 không dưới 8, hạnh kiểm tốt.
Thí sinh chỉ được chọn một trong hai phương thức, không được sử dụng đồng thời cả xét học bạ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Trường cũng vẫn tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT.
Theo đề án tuyển sinh, các thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển Học viện Tòa án phải trải qua vòng sơ tuyển. Học viện yêu cầu thí sinh không quá 25 tuổi, nam cao từ 1,6m, nặng 48 kg trở lên; nữ không dưới 1,55 m và 45 kg. Thí sinh đăng ký xét tuyển phải có đạo đức tốt, lịch sử chính trị rõ ràng; bố, mẹ, anh chị em ruột hoặc vợ, chồng chưa từng vi phạm pháp luật hình sự đến mức bị kết án (trừ các vi phạm hình sự trong lĩnh vực giao thông). Trường cũng không tuyển thí sinh mắc bệnh kinh niên, mãn tính, khiếm khuyết cơ thể hoặc mắc các tật phát âm.
Khi đăng ký xét tuyển, thí sinh nộp cùng lúc hai hồ sơ: sơ tuyển và xét tuyển. Thời gian nhận sơ tuyển từ 4/4 đến 21/4 (nếu nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện) và từ 26/5 đến 3/6 (nếu nộp tại trường).
Năm 2021, điểm chuẩn với thí sinh nữ, phía Bắc tại tổ hợp C00 (Văn, Sử, Địa) cao nhất 28,25, tăng một điểm với năm 2020. Tổ hợp D01 (Toán, Văn, Tiếng Anh) với thí sinh nam tại miền Nam thấp nhất 23,15. Các tổ hợp còn lại từ 24 đến 27 điểm.
Video đang HOT
Thủ khoa tốt nghiệp Học viện Tòa án giải quyết áp lực học bằng cách... đi ngủ
Ước mơ được "cầm cân nảy mực" đã thôi thúc nữ sinh 9x không ngừng nỗ lực trau dồi tri thức.
Năm 2017, Trần Thị Thùy (sinh năm 1999, quê Vĩnh Phúc) chinh phục mục tiêu thi đỗ Học viện Tòa án với vị trí Á khoa khối C00 (Ngữ văn: 8.75; Lịch sử: 9.5; Địa lý: 10). Giờ đây, sau khi hoàn thành 4 năm đại học, Thùy hãnh diện trở thành thủ khoa đầu ra, với điểm GPA 3.51/4.0.
Trần Thị Thùy xuất sắc trở thành thủ khoa đầu ra Học viện Tòa án năm 2021.
Mơ ước là người "cầm cân nảy mực"
Nhắc đến "nguồn cảm hứng" mãnh liệt để cô quyết tâm theo đuổi ngành Luật, Thùy cho biết: "Hồi còn học THPT em rất thích xem chương trình Tòa tuyên án, ngưỡng mộ hình ảnh người thẩm phán uy nghiêm, cầm cân nảy mực, bảo vệ công lý. Từ đó khơi dậy trong em đam mê nghiên cứu các vấn đề pháp lý phát sinh trong các lĩnh vực của đời sống xã hội. Vì vậy, khi tham dự kỳ thi THPT quốc gia em đã đăng ký 4 nguyện vọng vào các khoa Luật của các trường đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội và may mắn bén duyên với Học viện Tòa án".
Cho đến nay, điều khiến Thùy hãnh diện nhất là đã tốt nghiệp Học viện Tòa án với vị trí thủ khoa. Đó là niềm vinh dự và cũng là động lực thôi thúc cô phải cố gắng hơn nữa.
Sau 4 năm "mài bút" nơi giảng đường Học viện Tòa án bài học sâu sắc nhất là nữ sinh nhận được chính là "từng nỗ lực nhỏ nhất của chúng ta mỗi ngày đều sẽ vun đắp những thành tựu. Mỗi ngày mới thức dậy, chỉ cần làm tốt hơn ngày hôm qua một chút, không ngừng tiến về phía trước thì dù có thể hơi muộn nhưng những kết quả ngọt ngào nhất định sẽ tới.
Việc theo đuổi lĩnh vực này khiến em trưởng thành hơn rất nhiều, không còn là cô bé Chuyên văn trường THPT chuyên Vĩnh Phúc mộng mơ nữa mà có đôi chút thận trọng hơn, chắc chắn hơn trên mỗi bước đi".
Thùy "nuôi" ước mơ trở thành người "cầm cân nảy mực, bảo vệ công lý" từ chương trình Tòa tuyên án.
Trước khi bắt đầu mỗi kỳ học, Thùy đều lập kế hoạch cho mình. Cụ thể, nửa đầu kỳ cô sẽ dành nhiều thời gian hơn để tham gia các hoạt động tập thể, nửa sau kỳ học cô tạm gác lại các hoạt động để tập trung ôn luyện kiến thức, chuẩn bị cho các bài thi kết thúc học phần.
Suốt 4 năm học Thùy đều đạt danh hiệu sinh viên giỏi, giành học bổng loại giỏi của Học viện Tòa án. Ngoài ra, Thùy đã đạt Giải Nhì cuộc thi "Sinh viên Nghiên cứu Khoa học" cấp Học viện, Top 5 thí sinh xuất sắc nhất cuộc thi hùng biện SOCRATES 2019...
"Đối với các bạn tân sinh viên, em khuyên các bạn khi bước vào cánh cổng trường đại học hãy thật tự tin, nhiệt huyết tham gia các hoạt động Đoàn, các hoạt động nghiên cứu và học tập. Các em hãy trân trọng từng phút giây và sống hết mình với năm tháng sinh viên", nữ thủ khoa nói thêm.
Áp lực là điều tất yếu
Ở góc độ cá nhân, Thùy cho rằng, học đại học là một giai đoạn cần thiết trong quá trình trưởng thành của mỗi người. Học đại học về cơ bản cũng tương đối giống học nghề, tất cả các môn chuyên ngành ở đại học đều ít nhiều phục vụ công việc sau này đối với các bạn làm đúng ngành. Tuy nhiên, học đại học có điểm thú vị, đó là bạn trẻ có thời gian hơn để khám phá bản thân, tham gia các hoạt động tập thể, phát triển thêm các kỹ năng mềm mà vẫn có thể trải nghiệm thực tế thông qua các chương trình thực tập cho sinh viên.
Bản thân cô cũng nhìn nhận các tố chất cần thiết để theo đuổi ngành Luật. Đó là, một cái đầu lạnh - kiến thức chuyên môn vững vàng, lý trí thượng tôn pháp luật; một trái tim nóng - quan tâm, thấu hiểu và yêu thương mọi người; một bàn tay sạch - lòng chính trực, ngay thẳng. Với Thùy, trong số các tố chất trên thì yêu cầu về trình độ chuyên môn vững vàng, tinh thần thượng tôn pháp luật.
Nữ sinh 9x lý giải: "Vì nghề luật vô cùng phức tạp, các vấn đề pháp lý xảy ra xung quanh từng ngày từng giờ mà chúng ta phải giải quyết, nên người làm nghề luật phải có kiến thức sâu sắc về lĩnh vực này và lý trí thượng tôn pháp luật, luôn có tinh thần giải quyết các vấn đề bằng con đường hợp pháp thì mới có thể đứng vững vàng".
Sự nỗ lực không ngừng nghỉ mang đến cho nữ sinh 9x nhiều "quả ngọt".
Cũng như nhiều sinh viên khác, Thùy xem áp lực như một phần tất yếu phải vượt qua để hoàn thiện bản thân. Thế nhưng, cách vượt qua căng thẳng học hành của cô có phần khác biệt. Thùy vui vẻ nói: "Khi gặp phải áp lực trong học tập em chọn cách đi ngủ. Vì theo em khi trạng thái tinh thần của chúng ta quá căng thẳng, stress thì có cố gắng ngồi lì ở bàn làm việc chỉ khiến cho bản thân thêm mệt mỏi, khả năng tư duy sẽ không thể hoạt động tốt. Do đó, theo em, việc ngủ một giấc ngắn cũng sẽ khiến chúng ta phục hồi năng lượng một cách đáng kể và bắt tay vào giải quyết vấn đề đang gặp phải".
Trong gia đình, người ảnh hưởng đến tính cách của Thùy chính là mẹ. Trong lời tâm sự của nữ sinh, mẹ là một người phụ nữ siêng năng, học rất giỏi nhưng vì điều kiện gia đình nên không được học lên cao. "Đó là sự nuối tiếc nhất của mẹ, nên sau khi sinh em ra, mẹ luôn động viên em cố gắng theo đuổi con đường học vấn.
Bố mẹ em chỉ dừng lại ở việc động viên con cái học tập tốt, còn lại mọi quyết định chọn ngành, chọn trường đều do em nghiên cứu và tự quyết định. Bố mẹ em hoàn toàn tôn trọng quyết định của em".
Trong quan niệm của cô gái Vĩnh Phúc, tình bạn đẹp không cần quá lâu về mặt thời gian mà là sự đồng điệu giữa hai tâm hồn. Với cô, một người bạn đáng quý là người biết lắng nghe, chia sẻ, đáng tin tưởng và với họ Thùy cũng là một người như thế. Trong tình bạn, Thùy đề cao tinh thần giúp đỡ nhau, bởi người xưa có câu "giàu vì bạn"; đó là cả sự giàu có về tình cảm và vật chất.
Nữ sinh 9x chia sẻ quan niệm sống: "Ngày hôm nay chúng ta chỉ cần không dậm chân tại chỗ thì nghĩa là chúng ta đang không ngừng tiến về phía trước. Mọi nỗ lực của chúng ta dù nhỏ đều sẽ vun đắp lên những điều tốt đẹp".
Hình tượng Thùy hướng đến là cô gái tri thức, có tác phong làm việc chuyên nghiệp, ứng xử khéo léo để mọi người xung quanh cộng tác với cô đều thấy vui vẻ, thoải mái.
Ảnh: NVCC
Trường nghề tăng tốc tuyển sinh Trong cuộc cạnh tranh tuyển sinh với trường đại học, cao đẳng, các trường nghề tăng cường đầu tư để thu hút thí sinh. Nhà trường cũng tăng tốc tư vấn, tuyển sinh trong thời gian học sinh học trực tiếp. Trong cuộc cạnh tranh tuyển sinh với trường đại học, cao đẳng, các trường nghề tăng cường đầu tư để thu hút...