Học viện Tài chính xuất sắc giành vị trí cao nhất
Từ ngày 11 đến 14/11, tại Trường Đại học Hùng Vương, tỉnh Phú Thọ đã diễn ra Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất – năm 2020. Có 24 đơn vị dự thi với 30 đội thi. Học viện Tài chính xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn – khối không đào tạo giáo viên.
Đại diện lãnh đạo Học viện Tài chính chụp ảnh lưu niệm với thành viên đội thi.
Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất năm 2020 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) và Công đoàn Giáo dục Việt Nam phối hợp tổ chức. Được sự hưởng ứng nhiệt tình của các trường đại học, học viện trên cả nước.
Trước khi cuộc thi diễn ra, phát biểu tại buổi “Gặp mặt đoàn cán bộ, viên chức và sinh viên tham gia Hội thi giảng viên nghiệp vụ sư phạm giỏi toàn quốc lần thứ nhất – năm 2020″, ngày 10/11/2020, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ – Giám đốc Học viện Tài chính nhấn mạnh: “Tham gia hội thi, các thầy cô thay mặt cho toàn thể giảng viên, lan tỏa truyền thống xây dựng và phát triển Học viện Tài chính 58 năm qua, khẳng định về năng lực sư phạm cũng như năng khiếu cá nhân của giảng viên. Không đặt nặng sẽ phải giành giải cao nhất, các thầy cô hãy cố gắng hết sức mình, tự tin và tỏa sáng. Đây còn là cơ hội quý để đội thi giao lưu, học hỏi kinh nghiệm, kỹ năng sư phạm của đồng nghiệp trong toàn quốc”.
ThS. Tạ Đình Hòa, Học viện Tài chính (thứ ba từ phải sang) cùng các cá nhân thuộc các đội thi nhận Bằng khen đạt giải Nhất của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Cuộc thi được diễn ra theo 2 khối, 13 đội thuộc khối các cơ sở giáo dục đào tạo giáo viên và 17 đội thuộc khối các cơ sở không đào tạo giáo viên, với tổng số gần 500 giảng viên tham gia thi. Nội dung theo hai hình thức theo đội và cá nhân.
Thi theo đội gồm: (1) Hiểu biết sư phạm (2) Xử lý tình huống sư phạm (3) Tự chọn một nội dung: Chào hỏi hoặc năng khiếu.
Thi cá nhân gồm: (1) Hùng biện (2) Tự chọn một nội dung: Năng khiếu hoặc tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện hoặc thiết kế hoạt động giáo dục.
Các giải của đội thi Học viện Tài chính:
Video đang HOT
-Giải Nhất toàn đoàn
-Hạng mục thi theo đội: Chào hỏi: Giải Nhì
-Hiểu biết: Giải Ba
-Xử lý tình huống sư phạm: Giải Ba
-Hạng mục thi cá nhân: ThS. Tạ Đình Hòa: Giải Nhất
-TS. Phạm Quỳnh Trang: Giải Nhì
Về đội thi, phần thi chào hỏi giới thiệu đơn vị, đội thi Học viện Tài chính bằng nghệ thuật hát lý kéo chài với điểm nhấn là đọc ráp và màn múa phụ họa đã tái hiện sinh động 58 năm xây dựng và phát triển Học viện Tài chính với những thành tựu to lớn trên mọi mặt. Tiết mục đạt giải Nhì đồng đội. Phần thi hiểu biết sư phạm và xử lý tình huống, Học viện Tài chính đạt giải Ba.
Về phần thi cá nhân, TS. Phạm Quỳnh Trang, thực hiện phần thi hùng biện “Nói với sinh viên năm thứ nhất” và thể hiện bài hát “Thầy giáo mang quân hàm xanh” (sáng tác của Huyền Ngọc) đã đạt giải Nhì. ThS. Tạ Đình Hòa thực hiện phần thi hùng biện “Nói với sinh viên năm cuối” và thể hiện bài hát “Gieo chữ vào Trường Sa” (sáng tác của Đoàn Nguyên Hiếu) đạt giải Nhất. Các phần thi được dàn dựng công phu, vừa thể hiện được tài năng, vừa qua đó thể hiện tâm, tầm của cán bộ, giảng viên Học viện trong sự nghiệp giảng dạy, đưa biết bao thế hệ sinh viên tới bến bờ tri thức.
Các phần thi của đội thi Học viện Tài chính được đánh giá cao và là một trong những đội mạnh nhất của cuộc thi, để lại ấn tượng sâu sắc đối với Ban giám khảo và người xem.
Chung cuộc, Học viện Tài chính đã xuất sắc giành giải Nhất toàn đoàn (khối không đào tạo giáo viên).
Giảng viên đại học tranh tài nghiệp vụ sư phạm
Mới đây (11/11), Bộ GD-ĐT phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam tổ chức khai mạc hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc lần thứ nhất năm 2020.
Hội thi nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của giảng viên; đổi mới phương pháp, hình thức giảng dạy và kiểm tra đánh giá, nâng cao chất lượng giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học. Tạo điều kiện giảng viên học tập, trải nghiệm và trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ và cùng phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Thông qua các hoạt động của hội thi cũng giúp phát hiện, tuyên dương và tổng kết, phổ biến kinh nghiệm thực tiễn, những mô hình, phương pháp giảng dạy hiệu quả trong các hoạt động giáo dục đại học.
Cùng đó, cũng góp phần khuyến khích các giảng viên tự rèn luyện, học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực nghề nghiệp.
Hội thi năm nay có 24 đơn vị đăng kí dự thi với 30 đội thi (17 đội ở khối đào tạo giáo viên và 13 đội ở khối không đào tạo giáo viên).
Các đội thi sẽ phải trải qua 2 hình thức thi: Thi theo đội và thi cá nhân. Cụ thể, thi theo đội gồm các phần: Hiểu biết sư phạm; Xử lý tình huống sư phạm; Tự chọn (Chào hỏi hoặc Năng khiếu).
Với hình thức thi cá nhân, gồm các phần Hùng biện; Tự chọn (Năng khiếu hoặc Tư vấn, hướng dẫn sinh viên học tập, rèn luyện hoặc Thiết kế hoạt động giáo dục).
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng đặc biệt nhấn mạnh về ý nghĩa cuộc thi này.
Bởi theo ông Thưởng, đối với công tác giáo dục nói chung và người làm công tác giảng dạy nói riêng, nghiệp vụ sự phạm đóng vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức, "truyền lửa" và hướng dẫn kỹ năng.
"Trình độ chuyên môn hết sức cần thiết nhưng nếu không có trình độ về nghiệp vụ sư phạm để truyền tải chuyên môn, để nắm bắt tâm tư, tình cảm, tâm lý người học, không có khả năng xử lý tình huống sư phạm thì trình độ chuyên môn đó không thể lan toả hết được. Chính vì thế một giảng viên giỏi cần hài hoà trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm để kiến thức của mình tới được với người học", Thứ trưởng nói.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng chia sẻ tại hội thi. Ảnh: Thanh Hùng
Theo Thứ trưởng Thưởng, ngoài kiến thức chuyên môn, người thầy giỏi còn phải có kiến thức tâm lý, bao gồm kiến thức tâm lý chung và tâm lý sư phạm, để nắm bắt tâm tư, tình cảm, hoàn cảnh, cảm xúc, thái độ để những ứng xử phù hợp.
Kết quả hội thi do đó cũng là một căn cứ đánh giá thực trạng năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giảng viên, làm cơ sở để các cơ quan quản lý, các cơ sở giáo dục đại học điều chỉnh việc thực hiện giảng dạy. Cùng đó, có kế hoạch đào tạo lại, bồi dưỡng giảng viên nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp.
Các giảng viên tham dự hội thi sẽ được nhận chứng nhận và nếu đạt các yêu cầu của Hội thi sẽ đạt danh hiệu giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm. Đây là một hình thức ghi nhận, biểu dương, tôn vinh có ý nghĩa đối giảng viên.
Đào tạo giáo viên, kiến thức thôi chưa đủ! Hiện nay mức lương giáo viên vừa tốt nghiệp ĐH vào khoảng 3,5 triệu đồng/tháng trong khi sinh viên sư phạm được hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng và cả phần học phí. Bao giờ chế độ đãi ngộ của nhà giáo phản ánh đúng sức lao động với nghề, không bình quân cào bằng thì đó sẽ là lúc quan niệm "chuột chạy...