Học viện Múa Việt Nam khiến hàng trăm học sinh khốn đốn!
Hàng trăm học sinh đã bị lừa bởi Học viện Múa Việt Nam khi đầu vào tuyển sinh là hệ cao đẳng liên thông nhưng chỉ được cấp bằng trung cấp…
Học sinh xếp hàng vào lớp học tại Học viện Múa Việt Nam. Ảnh: HVMVN.
“Treo đầu dê bán thịt chó”
Từ năm 2012 đến 2017, trường Cao đẳng (nay là Học viện) Múa Việt Nam (tại Hà Nội) liên tục tuyển sinh các lớp Cao đẳng liên thông ngành Diễn viên múa, thời gian đào tạo 6,5 năm (các lớp Nghệ thuật Biểu diễn kịch múa) và 4,5 năm (các lớp Nghệ thuật biểu diễn múa Dân gian dân tộc). Hàng trăm học sinh đã trúng tuyển và đang theo học tại trường.
Vì đặc thù đào tạo ngành năng khiếu, bởi vậy thí sinh trúng tuyển có tuổi đời còn nhỏ (từ 12 tuổi, học hết lớp 6. Các em học song song chương trình đào tạo văn hóa bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông và các môn chuyên ngành múa.
Nhưng trớ trêu thay, đến tháng 5/2020, khi các lớp Nghệ thuật biểu diễn kịch múa khóa 4 (2015 – 2022) còn gần 2 năm nữa mới kết thúc, thì nhà trường thông báo học sinh buộc phải thi tốt nghiệp trình độ Trung cấp và ra khỏi trường (không được học lên bậc cao đẳng tại Học viện).
Mặc dù năm 2017 Tổng cục Giáo dục Dạy nghề (Bộ LĐ-TB&XH) chỉ cho phép trường Cao đẳng Múa Việt Nam đào tạo ngành Nghệ thuật biểu diễn Kịch múa và Nghệ thuật biểu diễn múa dân gian dân tộc trình độ trung cấp nhưng trường lại vượt quyền, thông báo tuyển sinh hệ cao đẳng liên thông. Ảnh: Minh Phúc.
Ngoài ra về văn hóa phổ thông, các học sinh cũng không được cấp bằng Tốt nghiệp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông (do chưa có sự kết nối với Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Cầu Giấy hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hà Nội). Đây là cú sốc lớn với các học sinh khi tuổi đời còn non nớt.
Trước sự việc trên, nhiều phụ huynh học sinh đã có đơn kêu cứu lên Thủ tướng Chính phủ, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Lao động Thương binh và xã hội… liên quan đến hàng loạt sai phạm tại Học viện Múa Việt Nam.
Video đang HOT
Theo các phụ huynh, việc ghi hồ sơ học bạ của học sinh không theo bất kỳ văn bản hướng dẫn nào. Việc xét lên lớp, thi lại tùy tiện, không theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; điểm chuyên môn, chuyên ngành Múa lại được cộng và chia bình quân với điểm văn hóa.
Dẫn đến có nhiều em mặc dù không phải thi lại nếu xét theo tiêu chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì trường vẫn buộc phải thi lại. Chuyên môn của các em giỏi nhưng khi gộp chung với điểm các môn văn hóa thì trở thành trung bình.
Đơn thư các phụ huynh học sinh Học viện Múa Việt Nam đề nghị Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan liên quan giải quyết quyền lợi của con em mình. Ảnh: Minh Phúc.
Trao đổi với PV NNVN, ông Trần Văn Hải – quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam, thừa nhận có tình trạng trường Cao đẳng Múa (cũ) “thông báo một đằng nhưng làm một nẻo, phụ huynh kêu là đúng, tâm lý phụ huynh học sinh là lo cho tương lai của con em,… họ gửi gắm con em vào đây từ bé, nhưng xảy ra vấn đề này là việc diễn ra không như mong muốn”.
Trường hay là chợ?
Ông Hải cũng thừa nhận “Trường Cao đẳng Múa (cũ), nay là Học viện, đã không tuân thủ quy định theo đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng”.
Từ năm 2012 đến nay, trường Cao đẳng Múa Việt Nam (cũ) đã tuyển sinh và đào tạo liên thông từ trung cấp lên cao đẳng trái quy định của pháp luật (tuyển thí sinh không có bằng trung cấp; thi chuyển giai đoạn từ trung cấp lên cao đẳng không thi tốt nghiệp trung cấp; không thi đầu vào cao đẳng) với tổng số 30 lớp học (từ khóa 1 đến khóa 6). Hiện tại, hàng trăm học sinh “mắc kẹt” và chắc chắn không thể tốt nghiệp trình độ cao đẳng tại Học viện Múa Việt Nam.
Ông Trần Văn Hải – quyền Giám đốc Học viện Múa Việt Nam. Ảnh: HVMVN.
Trong đó, học sinh của 15 lớp từ khóa 1 đến khóa 4 đã lấy được bằng tốt nghiệp hệ cao đẳng (mặc dù vi phạm quy định về giáo dục); các lớp còn lại đang “mắc kẹt” với hình thức đào tạo một mình một chợ của Học viện.
Tại một cuộc họp vào tháng 2/2020, ông Trần Văn Hải – quyền Giám đốc Học viện, cũng khẳng định: “Nguyên tắc của đào tạo liên thông cao đẳng là phải tốt nghiệp và có bằng trung cấp rồi mới được thi và học lên bậc cao đẳng. Việc làm và cách gọi ‘liên thông trong’, ‘thi chuyển giai đoạn’ là quy định riêng của Cao đẳng Múa trước đây. Bởi chúng tôi không tìm thấy căn cứ pháp lý cho cách làm này”.
Ông Hải cũng cho biết: “Các lớp Cao đẳng liên thông khi tuyển vào là học chương trình 4,5 năm và 6,5 năm (cộng gộp thời gian đào tạo trung cấp và cao đẳng với nhau) nhưng với thực tại hiện nay, các em mới học được 3 năm thì phải thi tốt nghiệp bậc trung cấp đối với chuyên ngành Múa dân gian dân tộc và 5 năm đối với chuyên ngành Nghệ thuật biểu diễn Kịch múa”. Vậy, chất lượng chuyên môn của các em có đảm bảo không?
Thật kỳ lạ! Bản thân vị quyền Giám đốc Học viện Múa – người có chức vị cao nhất của nhà trường ở thời điểm hiện nay, còn không trả lời được vấn đề này, thì ai sẽ là người giải đáp?
Trách nhiệm thuộc về ai?
Năm 2017, Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) chỉ cho phép trường Cao đẳng múa Việt Nam đào tạo ngành Nghệ thuật biểu diễn kịch múa và Nghệ thuật biểu diễn múa Dân gian dân tộc trình độ trung cấp. Nhưng nhà trường đã tuyển sinh và tổ chức đào tạo các lớp hệ cao đẳng liên thông đối với hai ngành đào tạo này. Vì vậy, các sinh viên trên buộc phải thi tốt nghiệp trình độ Trung cấp sau nhiều năm theo học tại trường.
Học viện Múa Việt Nam trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, đồng thời chịu sự quản lý về giáo dục của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) từ năm 2017 (trước đó là Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Những sai phạm trên đã tồn tại nhiều năm, nhưng các đơn vị chức năng trên đã buông lỏng quản lý. Thậm chí, đã có nhiều đơn thư tố cáo và báo cáo về sai phạm liên quan đến công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại nhà trường, nhưng không một cơ quan nào đứng ra xử lý sai phạm.
Năm học 2017 – 2018, Học viện Múa Việt Nam tuyển sinh trái phép và đào tạo chui 63 thí sinh chuyên ngành Nghệ thuật biểu diễn Kịch múa và Nghệ thuật biểu diễn múa Dân gian dân tộc trình độ cao đẳng liên thông. Ảnh: Minh Phúc.
Còn ông Trần Văn Hải thì cho biết: Việc thực hiện không đúng quy định đào tạo thì (tổ xác minh của nhà trường – PV) đã tìm ra từ tháng 12/2019 sau khi có đơn thư tố cáo của phụ huynh học sinh.
Cô Phạm Thanh Giang (giữ chức trưởng phòng đào tạo trong khoảng thời gian 2016 đến đầu năm 2020, cũng là Thường trực Hội đồng tuyển sinh, có trách nhiệm tham mưu xây dựng chương trình giáo dục cho lãnh đạo trường) có sai phạm như thế nào chúng tôi cũng đã xác minh và sự thật đã bày ra rất rõ.
Và trong báo cáo của chúng tôi nói rõ có cả trách nhiệm của Ban giám hiệu, Trưởng phòng đào tạo, Phó hiệu trưởng phụ trách công tác đào tạo, các trưởng khoa và giảng viên. Như vậy ta xử lý thế nào? Đây có phải là lỗi cố tình sai hay là kém hiểu biết?
Từ đó dẫn đến các sai phạm liên quan đến quy trình tuyển sinh, điều kiện tuyển sinh, đối tượng tuyển sinh không đúng. Các vấn đề trên đã được Học viện báo cáo lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ LĐ-TB&XH.
Hà Nội có mã hội đồng thi tốt nghiệp THPT là 01
Nhằm chuẩn bị cho công tác tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định và công bố mã số cho các hội đồng thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông.
Ảnh minh họa.
Năm 2020, cả nước có 65 hội đồng thi tốt nghiệp trung học phổ thông. Mã số hội đồng thi được sắp xếp theo thứ tự từ 01 đến 65. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội có mã số hội đồng thi là 01.
Như vậy, tất cả các đối tượng thí sinh đăng ký dự thi kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2020 tại Hà Nội sẽ ghi mã số 01 trong phiếu đăng ký dự thi kỳ thi năm nay và sử dụng mã số này trong suốt quá trình tham dự kỳ thi, xét tuyển sinh.
Theo quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 15/2020/TT-BGDĐT ngày 26-5-2020, mỗi tỉnh sẽ tổ chức một hội đồng thi, do sở giáo dục và đào tạo chủ trì để tổ chức thi cho tất cả các thí sinh đăng ký dự thi tại tỉnh.
Điểm mới của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông là trong kỳ thi năm 2020, tại các hội đồng thi sẽ không có sự tham gia của cán bộ, giảng viên các trường đại học, cao đẳng trong khâu coi thi. Thực hiện quy định này, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đang tiến hành rà soát nguồn nhân lực là cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông để điều động làm nhiệm vụ lãnh đạo, coi thi, giám sát phòng thi tại tất cả các điểm thi.
Theo đó, đã có 20.000 cán bộ, giáo viên các trường trung học cơ sở và 8.000 cán bộ, giáo viên các trường trung học phổ thông được rà soát, kiểm tra các điều kiện theo quy định, sẵn sàng nhận nhiệm vụ khi có quyết định điều động của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội.
Giúp học sinh định hướng, chọn ngành nghề phù hợp Ban Giám hiệu Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Cần Thơ cho biết: từ nay đến đầu tháng 7-2020, trường tổ chức nhiều đoàn tư vấn hướng nghiệp - tuyển sinh trực tiếp đến các trường THPT, THCS, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Sở và Phòng giáo dục và đào tạo một số tỉnh, thành ĐBSCL. Giờ học của sinh...