Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt
Theo Quyết định số 5/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Học viện Hành chính Quốc gia là đơn vị sự nghiệp công lập hạng đặc biệt, trực thuộc Bộ Nội vụ.
ảnh minh họa
Học viện Hành chính Quốc gia là trung tâm quốc gia thực hiện các chức năng đào tạo, bồi dưỡng năng lực, kiến thức, kỹ năng về hành chính, về lãnh đạo, quản lý cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo nguồn nhân lực; nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho Bộ Nội vụ trong lĩnh vực hành chính và quản lý nhà nước.
Học viện Hành chính Quốc gia có nhiệm vụ và quyền hạn sau: Giúp Bộ trưởng Bộ Nội vụ tổ chức thực hiện chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức về hành chính và quản lý nhà nước trên phạm vi cả nước;
Bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức, vị trí việc làm;
Bồi dưỡng năng lực, kiến thức và kỹ năng lãnh đạo, quản lý theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý; tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật về hành chính, quản lý nhà nước cho đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp; bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ theo tiêu chuẩn của ngành Nội vụ.
Video đang HOT
Đồng thời, đào tạo trình độ thạc sỹ, tiến sỹ các chuyên ngành theo quy định của pháp luật; nghiên cứu khoa học hành chính, quản lý nhà nước và khoa học chính sách phục vụ công tác giảng dạy của Học viện; nghiên cứu cung cấp các luận cứ khoa học về cải cách hành chính, cải cách công vụ, công chức, chính sách công, chiến lược, biện pháp nâng cao năng lực và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức bộ máy hành chính nhà nước phù hợp với từng giai đoạn phát triển nhằm cập nhật nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và đào tạo sau đại học của Học viện.
Học viện tham gia với các đơn vị của Bộ Nội vụ xây dựng chiến lược, chương trình, kế hoạch, quy chế và các văn bản quy phạm pháp luật khi được cấp có thẩm quyền giao; tổ chức biên soạn chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức theo nhiệm vụ, quyền hạn được giao; xuất bản và phát hành tạp chí, bản tin, các ấn phẩm khoa học, giáo trình, tài liệu phục vụ cho hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học hành chính và quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật…
Học viện gồm có 17 đơn vị: Ban Tổ chức cán bộ; Văn phòng; Ban Kế hoạch – Tài chính; Ban Hợp tác quốc tế; Ban Quản lý bồi dưỡng; Ban Quản lý đào tạo Sau đại học; Khoa Nhà nước – Pháp luật và Lý luận cơ sở; Khoa Khoa học hành chính và Tổ chức nhân sự; Khoa Văn bản và Công nghệ hành chính; Khoa Quản lý nhà nước về Kinh tế và Tài chính công; Khoa Quản lý nhà nước về Xã hội; Viện Nghiên cứu Khoa học hành chính; Tạp chí Quản lý nhà nước; Trung tâm Ngoại ngữ – Tin học và Thông tin – Thư viện; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại Thành phố Hồ Chí Minh; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia tại thành phố Huế; Phân viện Học viện Hành chính Quốc gia khu vực Tây Nguyên.
Ban Giám đốc Học viện gồm Giám đốc và không quá 3 Phó Giám đốc.
Theo Giaoducthoidai.vn
Chú trọng đào tạo sau đại học để cung cấp nguồn nhân lực bậc cao
Trong 5 năm gần đây, nhà trường đã đào tạo cho hơn 1.500 học viên sau đại học, trong đó hơn 100 học viên trình độ Tiến sĩ và hơn 1.400 học viên Thạc sĩ.
Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng khen thưởng thủ khoa đầu vào khóa 36. Ảnh: TT
Ngày 19/1, Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng đã tổ chức lễ khai giảng lớp sau đại học khóa 36 cho 180 học viên cao học và một nghiên cứu sinh chuyên ngành Kỹ thuật viễn thông.
Các học viên cao học thuộc các ngành như: Kỹ thuật cơ khí động lực, khoa học máy tính, Kỹ thuật điện tử, kỹ thuật điện...
Những học viên này đã vượt qua kỳ thi tuyển sinh đầu vào đầy cam go với những tiêu chí lựa chọn ngặt nghèo. Kết quả trúng tuyến của học viên được công nhận bởi Đại học Đà Nẵng.
Phó Giáo sư Đoàn Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã chúc mừng các tân nghiên cứu sinh, tân học viên cao học khóa 36 của trường.
Thay mặt nhà trường, thầy Vinh đã khen thưởng thủ khoa đầu vào khóa 36.
Theo thầy Vinh, qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển, nhà trường không ngừng mở rộng quy mô đào tạo đại học và sau đại học.
Trường đã tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy.
"Hướng đến là một trường đại học nghiên cứu nhà trường rất chú tâm đến việc gắn kết giữa đào tạo và nghiên cứu, luôn chú trọng đến công tác đào tạo sau đại học.
Nhà trường xem đây là một trong những nguồn cung cấp nhân lực bậc cao cho khu vực miền Trung - Tây nguyên và cả nước", thầy Vinh cho hay.
Trong 5 năm gần đây, Trường Đại học Bách Khoa Đà Nẵng đã đào tạo cho hơn 1.500 học viên sau đại học, trong đó có hơn 100 học viên đạt trình độ Tiến sĩ và hơn 1.400 học viên nhận bằng Thạc sĩ.
Trong hai năm 2016, 2017, nhà trường đã được Trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức đánh giá và công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Có hai chương trình được đánh giá và công nhân đạy chuẩn quốc tế AUN - QA, đã đạt chuẩn kiểm định quốc tế bởi Tổ chức kiểm định châu Âu HCERES.
Theo Giaoduc.net
Bộ GDvàĐT yêu cầu đảm bảo an toàn cho HSSV cổ vũ trận chung kết U23 châu Á Hôm nay 26/1, Bộ GD&ĐT ban hành công văn hỏa tốc yêu cầu các Sở GD&ĐT, các đại học, học viện, các trường đại học, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm đảm bảo an ninh an toàn cho học sinh sinh viên trong các hoạt động cổ vũ đội bóng U23 Việt Nam. ảnh minh họa Để đảm bảo an ninh,...