Học viện Cảnh sát Nhân dân tuyển 150 sinh viên hệ dân sự
Học viện Cảnh sát Nhân dân vừa thông báo tuyển sinh đại học chính quy ngành Luật, hệ dân sự, với 150 chỉ tiêu.
Theo đó, những thí sinh không trúng tuyển nguyện vọng 1 vào Học viện Cảnh sát Nhân dân khối A, C, D1 và có điểm xét tuyển đạt từ 15 trở lên, có thể đăng ký xét tuyển ngành Luật hệ dân sự.
Học viện Cảnh sát Nhân dân nhìn từ camera bay. Ảnh: Tuấn Mark.
Học viện tuyển 150 chỉ tiêu ngành Luật, chuyên ngành Tư pháp hình sự.
Thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển nộp hồ sơ trực tiếp tại Học viện Cảnh sát Nhân dân qua Phòng quản lý Đào tạo, tầng 2, Nhà Điều hành công việc, Học viện Cảnh sát Nhân dân, phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội từ ngày 22/8 đến ngày 5/9.
Học viện không nhận hồ sơ xét tuyển qua đường bưu điện.
Theo Zing
Các trường đại học công bố điểm chuẩn từ 13/8
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, thí sinh trên điểm sàn đã nộp hồ sơ gần hết. Đến cuối giờ chiều 11/8, 390.000 người đăng ký xét tuyển trong tổng số 404.000 em đạt trên điểm sàn.
Hôm nay (12/8) là ngày cuối cùng của đợt đăng ký xét tuyển đợt 1 vào cao đẳng, đại học. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Bùi Văn Ga cho biết, từ ngày mai (13/8), các trường có thể công bố điểm trúng tuyển.
Số lượng thí sinh đăng ký đã vượt chỉ tiêu của các trường
Video đang HOT
- Thứ trưởng có nhận định gì khi so sánh ngày cuối cùng của đợt xét tuyển đợt một năm nay với "ngày xét tuyển hỗn loạn" của năm 2015?
- Đây là năm đầu tiên thí sinh được đăng ký xét tuyển trực tuyến nên có nhiều thuận lợi. Thống kê cho thấy, hơn 28% số thí sinh đã lựa chọn phương án đăng ký xét tuyển trực tuyến (kết thúc vào cuối ngày 11/8).
Đến 18h ngày 11/8, 390.000 thí sinh đăng ký vào hệ thống của Bộ GD&ĐT. Tổng số thí sinh có điểm trên sàn là 404.000. Như vậy, nếu tính cả số lượng thí sinh nộp qua bưu điện mà hiện tại các trường chưa kịp nhập vào hệ thống, hầu như tất cả thí sinh có kết quả thi trên điểm sàn đều đã đăng ký xét tuyển. Tỷ lệ này cao nhất so với mọi năm.
So với chỉ tiêu xét tuyển bằng kết quả kỳ thi THPT quốc gia 2016 là 317.000, số thí sinh đăng ký đã vượt chỉ tiêu của các trường. Tất nhiên không phải tất cả các ngành đều có đủ thí sinh, một số ngành dư nhiều nhưng cũng có những ngành thiếu. Các đợt xét tuyển bổ sung sẽ giúp những em chưa trúng tuyển đợt một có cơ hội đăng ký xét tuyển vào các ngành, trường còn chỉ tiêu.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
- Bộ GD&ĐT có chỉ đạo gì các trường trong ngày cuối của đợt xét tuyển đợt một (12/8)?
- Trong những ngày qua, Bộ đã cử các tổ công tác đến làm việc trực tiếp với một số trường có đông thí sinh để kiểm tra tình hình chuẩn bị điều kiện kỹ thuật cho việc xét tuyển tốt.
Tối nay, các trường sẽ tải dữ liệu về để làm thủ tục xét tuyển. Các trường hoàn tất sớm nhất việc xét tuyển, có thể công bố kết quả trong ngày 13/8.
Bộ GD&ĐT cũng đã chỉ đạo các trường chạy thử phần mềm xét tuyển với cơ sở dữ liệu giả định để khi có dữ liệu chính thức có thể chạy ngay. Đối với những trường nhận đăng ký xét tuyển trực tiếp, Bộ yêu cầu chuẩn bị phương án xử lý nhanh hồ sơ thí sinh khi xảy ra ùn tắc vào ngày cuối cùng của đợt một.
Điều quan trọng Bộ GD&ĐT lưu ý các trường năm nay là không được tuyển vượt quá chỉ tiêu đã công bố. Trong cơ sở dữ liệu các trường tải về tối 12/8, Bộ cung cấp đầy đủ thông tin thí sinh đã đăng ký vào trường/ngành của đợt xét tuyển. Trên cơ sở dữ liệu đó, các trường có thể phán đoán được thí sinh có học ở trường mình không?
Năm nay, Bộ cũng không quy định điểm trúng tuyển đợt sau phải cao hơn điểm trúng tuyển đợt trước. Vì vậy, nếu đợt đầu tuyển không đủ chỉ tiêu, đợt sau có thể hạ điểm chuẩn để tuyển tiếp cho đến khi đủ chỉ tiêu.
Các trường cũng không phải chờ đến khi sinh viên nhập học mới biết được số lượng thí sinh chính thức vào học. Chỉ 5 ngày sau khi công bố kết quả (19/8), nếu thí sinh không nộp giấy báo kết quả thi, xem như không nhập học và trường tuyển bổ sung.
Chấp nhận phiếu xét tuyển có dấu bưu điện từ 12/8 trở về trước
"Bộ GD&ĐT và các trường đều công bố đường dây nóng để thí sinh và phụ huynh liên hệ khi cần phản ảnh hay thắc mắc điều gì cần giải đáp. Qua các kênh thông tin báo chí và phản ảnh qua đường dây nóng, Bộ đã nắm được các vướng mắc và xử lý kịp thời.
Một số trường còn miễn lệ phí đối với thí sinh vùng khó khăn, vùng chịu thiệt hại do hạn hán hay sự cố môi trường. Nhờ vậy, thí sinh cảm thấy rất thoải mái và không có vướng mắc gì khi đăng ký xét tuyển".
Thứ trưởng Bùi Văn Ga
- Thời gian xét tuyển đợt một ngắn hơn năm trước. Trong ngày cuối cùng của đợt xét tuyển, nếu gặp khó khăn khi nộp hồ sơ, thí sinh có thể đến đâu để làm thủ tục và giải quyết vấn đề này thế nào?
- Đến thời điểm này, số thí sinh chưa đăng ký còn rất ít, hầu hết các em đạt trên điểm sàn đã đăng ký hết. Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT cũng không chủ quan, vẫn nhắc các trường có tính cạnh tranh cao và nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trực tiếp, chuẩn bị phương án xử lý khi số lượng thí sinh đến đăng ký tăng đột biến.
Trong ngày cuối cùng, các trường phải nhận hồ sơ của tất cả thí sinh đến nộp trực tiếp, không được để thí sinh nào đến trường mà không nộp được.
Đối với những thí sinh nộp hồ sơ qua đường bưu điện trong ngày 12/8, các em chỉ cần làm thủ tục gửi phiếu đăng ký xét tuyển bằng thư chuyển phát nhanh. Thời gian hợp lệ của hồ sơ được tính theo dấu bưu điện.
Những trường hợp hồ sơ đến chậm sau khi trường đã xét tuyển thì trường xét bổ sung. Tất cả phiếu đăng ký xét tuyển đến muộn nhưng có dấu bưu điện từ ngày 12/8 trở về trước đều có giá trị xét tuyển, thí sinh không nên lo lắng.
Đợt xét tuyển bổ sung năm nay từ 15/9 đến 15/11, thí sinh được nộp tối đa 3 trường, không quá 4 nguyện vọng. Năm 2015, xét tuyển bổ sung diễn ra từ 21/8 đến 21/9, với tối đa 3 trường, không quá 2 ngành.
- Qua đợt một này, Thứ trưởng có chia sẻ gì với thí sinh trong đợt xét tuyển tiếp theo?
- Những thí sinh không trúng tuyển đợt 1 cần chuẩn bị nộp đăng ký xét tuyển đợt bổ sung. Các trường công bố cụ thể các ngành sẽ xét tuyển bổ sung, số chỉ tiêu cần tuyển để thí sinh biết và nộp đăng ký xét tuyển.
Nguồn tuyển dư dôi 27% nên các trường không lo thiếu thí sinh.
Những em chưa trúng tuyển đợt 1 vẫn còn nhiều cơ hội trúng tuyển trong các đợt bổ sung. Cùng một ngành học nhưng các trường khác nhau có điểm chuẩn vào ngành cũng khác nhau. Tùy theo kết quả thi của mình, các em nộp đăng ký xét tuyển vào trường/ngành có điểm chuẩn phù hợp. Trong các đợt bổ sung, tính cạnh tranh không lớn nên khả năng trúng tuyển cao hơn đợt 1.
Do quy định năm nay thí sinh không được rút hồ sơ, các trường không công bố điểm chuẩn tạm thời, nên nhiều thí sinh đã đăng ký xét tuyển từ sớm.
ĐH Lâm nghiệp cho biết, trường nhận được 1.950 hồ sơ. So với năm 2015, đợt 1 xét tuyển năm nay, trường thu được số hồ sơ gấp 3 lần. Nếu trong số này, khoảng 70% đến nhập học đợt 1 là đã bằng tổng số thí sinh tuyển được năm 2015.
ĐH Ngoại thương thu được khoảng trên 2.000 hồ sơ đăng ký trực tiếp tại trường. Tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, ngày 11/8, lượng thí sinh đổ về trường đăng ký rất đông.
Ông Nguyễn Hữu Tú, Phó hiệu trưởng ĐH Y Hà Nội cho biết, số thí sinh đến nộp hồ sơ ngày 11/8 đã ít hơn. "Năm nay, thí sinh không được rút hồ sơ nên các em đã nộp luôn từ những ngày đầu, sau khi cân nhắc kỹ".
Theo đánh giá của các chuyên gia, không còn nhiều thí sinh đến các trường đăng ký xét tuyển vào ngày cuối cùng 12/8.
Theo Zing
Nữ sinh bán hàng thuê thi khối C cao điểm nhất xứ Thanh Vừa học vừa đi làm thêm, Nguyễn Thùy Linh vẫn đạt thủ khoa khối C cụm thi 34 (Thanh Hóa), với tổng điểm 29,25. Nữ sinh quyết tâm vào Học viện Cảnh sát Nhân dân sau hai lần dự thi. Kỳ thi THPT quốc gia 2016, tại cụm thi 34 Thanh Hóa do ĐH Hồng Đức chủ trì, nữ sinh Nguyễn Thùy Linh...