Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 sinh viên
Năm 2020, Học viện Báo chí và Tuyên truyền tuyển 1.950 chỉ tiêu, tiếp tục tổ chức thi năng khiếu báo chí với sáu chuyên ngành thuộc khối nghiệp vụ.
Các chuyên ngành sử dụng bài thi năng khiếu gồm: Báo in, Phát thanh, Truyền hình, Mạng điện tử, Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình. Thí sinh sử dụng điểm thi năng khiếu, Ngữ văn và một môn nữa chọn từ các bài thi Toán, tiếng Anh, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội của kỳ thi tốt nghiệp THPT, tạo thành tổ hợp ba môn để xét tuyển. Điểm trúng tuyển của mỗi tổ hợp là khác nhau.
Kỳ thi riêng với khối nghiệp vụ được Học viện Báo chí và Tuyên truyền bắt đầu triển khai từ năm 2015 và duy trì đến nay. Hai năm gần đây, trường tổ chức thêm phần phỏng vấn với thí sinh dự thi Ảnh báo chí và Quay phim truyền hình.
Ngoài thi riêng, trường vẫn tuyển sinh bằng các phương thức khác gồm tuyển thẳng, xét tuyển học bạ và dựa vào kết quả thi tốt nghiệp THPT cho các chuyên ngành còn lại.
Nếu đạt một trong các điều kiện sau, thí sinh đủ điều kiện tuyển thẳng: sở hữu giải nhất, nhì, ba trong các cuộc thi cấp quốc gia các môn văn hóa tương ứng với ngành dự tuyển; có chứng chỉ IELTS 6.5 trở lên và học lực tối thiểu loại khá, hạnh kiểm tốt ba năm THPT. Riêng thí sinh dự thi các ngành Báo chí phải có điểm năng khiếu tối thiểu 5.
Video đang HOT
Năm nay, trường tuyển 1.950 chỉ tiêu tại 39 chuyên ngành, trong đó Truyền thông đại chúng và Quản lý kinh tế cùng lấy 100 chỉ tiêu, còn lại ở mức 40-80.
Tân sinh viên nhập học Học viện Báo chí và Tuyên truyền ngày 20/8/2019. Ảnh: Song Tre Festival
Năm 2019, chuyên ngành Báo truyền hình tổ hợp Văn, Năng khiếu báo chí, Khoa học xã hội của trường lấy điểm cao nhất là 24. Các ngành thuộc khối lý luận lấy điểm chuẩn 16-18 như Triết học, Chủ nghĩa xã hội khoa học.
Trường đại học mở cửa trở lại từ tháng 5
Đại học Bách khoa Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền lên lịch học tập trung từ 4/5 cho sinh viên, Đại học Ngoại thương là 11/5.
Chiều 29/4, Học viện Báo chí và Tuyên truyền quyết định cho sinh viên năm cuối (khóa 36) trở lại trường vào 4/5. Các khóa còn lại tiếp tục học online đến khi có thông báo mới.
Do chỉ một khóa đi học tập trung, học viện có đủ phòng, giảng viên để chia lớp, thực hiện nguyên tắc giãn cách 1,5 m trong khi học và bố trí các ca học lệch giờ nhau. Trường hủy toàn bộ các hoạt động nghiên cứu thực tế tại địa phương cho sinh viên nhằm đảm bảo an toàn trong thời gian dịch bệnh. Ngoài ra, trường cũng dừng việc đón tiếp và làm việc với các đoàn công tác quốc tế, hoãn kế hoạch công tác nước ngoài của cán bộ, giảng viên trong năm 2020.
Đại học Bách khoa Hà Nội cũng có kế hoạch cho sinh viên có học phần mã FLxxxx, các lớp thí nghiệm thực hành, giáo dục thể chất và quốc phòng an ninh học tập trung từ 4/5. Các lớp lý luận chính trị, đại cương hoặc có quy mô trên 60 sinh viên tiếp tục học online hết 10/5.
Đại học Giao thông Vận tải lên phương án cho sinh viên có học phần thí nghiệm, thực hành đi học từ 4/5, còn lại vẫn tổ chức đào tạo trực tuyến. Trường sẽ lập các chốt kiểm tra thân nhiệt của sinh viên trước khi vào trường và đánh dấu vị trí giãn cách xếp hàng trước khi vào thang máy.
Sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trở lại trường sau thời gian vừa nghỉ Tết, vừa nghỉ phòng chống Covid-19, ngày 2/3. Ảnh: Ngọc Thành
Trước đó một ngày, Đại học Ngoại thương thông báo toàn bộ sinh viên quay trở lại trường từ 11/5 sau gần bốn tháng nghỉ Tết và phòng Covid-19. Với ba cơ sở tại Hà Nội, Quảng Ninh và TP HCM, trường yêu cầu dựa vào tình hình thực tế tại địa phương để xây dựng lịch học phù hợp, đảm bảo các quy định phòng dịch.
Với Đại học Mỹ thuật Công nghiệp, trường xây dựng ba mốc thời gian cho sinh viên đi học. Từ 4/5, các khoa chuyên ngành và môn Hình họa học tập trung theo thời khóa biểu đã thông báo. Sau đó một tuần, trường sẽ tổ chức cho sinh viên học, thi lại, thi kết thúc học phần theo kế hoạch của Phòng Đào tạo. Đến 18/5, sinh viên các khối, lớp còn lại đi học. Đại học Mỹ thuật Công nghiệp sẽ mở cửa ký túc xá từ 3/5 để đón các em trở lại trường.
Một số đại học khác cũng chọn mốc 4/5 để cho sinh viên đi học như Thủy Lợi, Thái Nguyên...
Khoảng 2 triệu sinh viên cả nước đang nghỉ phòng chống Covid-19. Nhiều trường cho nghỉ suốt từ Tết đến giờ. Một số trường đã cho sinh viên đi học trở lại từ đầu tháng 3 nhưng được một tuần thì nghỉ tiếp do số ca nhiễm Covid-19 ở Việt Nam tăng nhanh. Chỉ trường quân sự và một số trường Y Dược vẫn cho sinh viên học bình thường từ sau Tết như Đại học Y Hà Nội hay Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương.
Do ảnh hưởng của Covid-19, hầu hết đại học chuyển phương pháp dạy và học từ tập trung sang trực tuyến. Tùy vào từng trường, giảng viên sử dụng phần mềm khác nhau để giảng dạy.
4 điểm mới nhất thi tuyển vào Học viện Báo chí và Tuyên truyền thí sinh cần biết? Học viện Báo chí & Tuyên truyền vừa cho biết, năm 2020 Học viện có 4 điều chỉnh trong công tác tuyển sinh năm 2020. Theo đó điểm điều chỉnh thứ nhất là năm nay học viện giảm xuống còn 3 tổ hợp môn thi: Tổ hợp 1: Ngữ văn, năng khiếu báo chí, môn tự chọn (tiếng Anh, Toán, tổ hợp KHTN,...