Học văn ở Bến Nhà Rồng
Gần 170 học sinh (HS) khối 6 của Trường THCS Văn Lang (quận 1, TPHCM) đã có những tiết học Ngữ văn vô cùng ý nghĩa và bổ ích với dự án dạy học có tên “ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”.
Học sinh hứng thú với bài học tại Bến Nhà Rồng
Theo đó, HS tham gia ngoài học về văn tự sự, sẽ có lồng ghép bài Biết ơn của môn giáo dục công dân; môn âm nhạc sẽ học về bài hát Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng.
Video đang HOT
Dự án được thực hiện trong khoảng 3 tháng. Các em sẽ có 2 tuần đầu để học về kiến thức, sau đó phân nhóm để thực hiện các yêu cầu của dự án. Tiếp đó là 4-5 tuần học trải nghiệm, và những tuần cuối, học sinh sẽ hoàn thành các sản phẩm như tập san, phim, đĩa nhạc.
Cụ thể, tập san của các em sẽ là những câu chuyện về tấm gương đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh hay là những bài văn kể lại những trải nghiệm của các em thông qua việc học tập thực tế tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM (trước đây có tên gọi là Bến Nhà Rồng).
Liên quan đến mục đích của dự án này, cô Đoàn Thị Nguyệt, giáo viên Ngữ văn, cho biết: “Thay vì học trong lớp học có chút gò bó, chúng tôi muốn tạo cho các em một không gian học thoải mái, thú vị hơn. Các em không chỉ được học Ngữ văn mà còn học tích hợp nhiều môn khác để nắm chắc kiến thức, vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, hình thành, phát triển thêm nhiều kỹ năng như làm việc nhóm, thuyết trình, giao tiếp, lập kế hoạch…
Đặc biệt, qua tấm gương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bản thân chúng tôi cũng như các em HS muốn hướng đến lòng biết ơn đối với vị cha già vĩ đại của dân tộc. Những câu chuyện về Người sẽ là những bài học quý giá, sẽ là những điều tốt đẹp để chúng tôi cũng như các em rọi soi vào mình, học tập và làm theo tấm gương của Người”.
Tham gia dự án, các em HS đóng vai là những phóng viên; nhà quay phim; nhà họa sĩ; nhạc sĩ; biên tập… để đến trải nghiệm và thực hiện sản phẩm tại Bến Nhà Rồng, điều này khiến các em vô cùng thích thú.
Theo Giaoducthoidai.vn
Trao giải Nhất cho 3 dự án dạy học
Cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin được Sở Giáo dục và Đào tạo TPHCM tổ chức hàng năm, nhằm tăng cường định hướng ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy và học.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục & Đào tạo Nguyễn Văn Hiếu trao giải Nhất cho các giáo viên đạt giải
3 dự án "Cho em tuổi thơ" của trường Tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1; "Chinh phục tương lai" - Trung học cơ sở Sương Nguyệt Anh, Quận 8 và dự án "Trong tiếng Việt, sáng hồn Việt" của trường trung học phổ thông Quận Phú Nhuận, được trao giải Nhất hạng mục dạy học theo dự án, tại lễ tổng kết và trao giải cuộc thi Giáo viên sáng tạo trên nền tảng công nghệ thông tin vừa diễn ra chiều 21/1.
Trong năm thứ 3 tổ chức, cuộc thi thu hút trên 1.100 sản phẩm, tăng gấp 3 lần so với năm học trước. Bên cạnh những hạng mục Dạy học theo dự án, Phần mềm và Trang web cho giáo dục, cuộc thi năm nay bổ sung thêm 2 hạng mục là Thiết kế bài giảng điện tử và Thiết kế bài giảng trên Microsoft Power Point.
Ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo khẳng định luôn tạo điều kiện và mong muốn sự đổi mới từ giáo viên. Các trang thiết bị dạy học mà thành phố đầu tư sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có sự nỗ lực từ phía thầy cô.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cũng đề nghị hoạt động này không chỉ diễn ra trong thời gian tham gia cuộc thi mà còn phải thực sự diễn ra hàng ngày trên lớp để giúp cho mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học đạt kết quả.
Theo Voh.com
Cô giáo đam mê đổi mới, sáng tạo trong dạy học Để mang đến cho học sinh (HS) những tiết học thú vị, bổ ích, hiệu quả, cô giáo Trần Thị Kim Nhung (GV Sinh học, Trường THCS Văn Lang, Quận 1, TPHCM) đã có nhiều đổi mới trong dạy học qua các dự án tích hợp liên môn, được HS hào hứng tham gia. Học sinh hào hứng học nhóm trong tiết Sinh...