Học và thi tốt môn Sinh học
“Muốn làm được các bài tập môn sinh điều quan trọng là các bạn phải hiểu được vấn đề, đồng nghĩa với việc bạn cần phải nắm chắc các kiến thức lí thuyết”, đó là kinh nghiệm của các thủ khoa của các trường ĐH thi khối B trong những năm gần đây chia sẻ.
Muốn giải bài tập phải nắm vững lí thuyết
Bất cứ một môn học nào cũng vậy, lí thuyết luôn là nền tảng giúp bạn xây dựng được “khung” kiến thức. Trong những năm trở lại đây, các đề thi môn Sinh học nội dung được ra rất sát với chương trình, không đánh đố. Tuy nhiên nếu chỉ thuộc lòng thôi thì khó có thể làm được, điều quan trọng là các bạn phải hiểu, nhớ lí thuyết và biết cách vận dụng lí thuyết đó vào các bài tập.
Muốn làm được như vậy trước tiên bạn phải lĩnh hội được bài giảng ở lớp. Bạn nên có một cuốn sổ ghi chép cẩn thận, ghi những vấn đề chính mà thầy cô giảng, về nhà cần nghiên cứu ngay bài giảng đó, áp dụng sách giáo khoa. Ngoài ra bạn cũng nên ghi thành một dàn bài, ghi những chú ý cần thiết ra giấy, rồi phân chia bảng, sử dụng bút nhiều màu để dễ phân biệt, để nhớ những phần đánh dấu. Hay ghi dàn bài ra giấy, sổ nhỏ để bỏ túi… Sau khi xem lí thuyết xong bạn hãy bắt tay vào làm các bài toán Sinh. Bắt đầu từ bài tập cô giáo giải ở lớp, che phần giải đi và tự làm. Cố gắng làm hết, có như vậy “trình” của các bạn mới nhanh chóng lên được.
Sau khi môn Sinh kết thúc một chương, một kì, bạn hãy tổng kết và nắm vững các ý chính của từng bài trong chương đó. Việc làm này sẽ giúp bạn hệ thống hóa được các kiến thức của mình và không thấy rối lên vì nhiều kiến thức.
Lí thuyết thì có nhiều nhưng nội dung quan trọng dành cho các bài tập và thường được ra trong các kỳ thi ĐH chủ yếu tập trung vào hai phần trọng tâm sau đây:
Video đang HOT
- Di truyền và biến dị: Cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Hiện tượng di truyền và biến dị. Quy luật di truyền và biến dị. Ứng dụng di truyền và biến dị vào đời sống, sản xuất.
- Nguồn gốc sự sống và các thuyết tiến hóa.
Bài tập Sinh học không hề khó
Bài tập sinh học có rất nhiều tuy nhiên bạn cần phân biệt được các dạng bài để có được những cách giải chính xác và độc đáo. Theo đó, bài tập Sinh gồm có hai dạng cơ bản là:
Thứ nhất: Bài tập cơ sở vật chất di truyền và biến dị. Đối với dạng bài này, chỉ cần nắm vững công thức là bạn sẽ giải quyết rất nhanh và chính xác.
Thứ hai: Bài tập về quy luật di truyền (bài tập về phép lai) thuộc khoa học thực nghiệm. Đối với dạng bài tập này, cần nắm vững lí thuyết đã học để giải thích kết quả một thí nghiệm theo đề bài theo hai bước là biện luận và viết sơ đồ lai. Để biện luận 1 bài tập lai cần phải chú ý các bước sau:
1. Xác định tính trội, tính lặn của gen.
2. Quy ước kiểu gen.
3. Tìm quy luật di truyền.
4. Xác định kiểu gen bố mẹ.
5. Viết sơ đồ lai.
Biện luận xong bạn bắt tay vào vẽ sơ đồ lai và kiểm tra kiểu hình xem đã chính xác chưa nhé. Ngoài chương trình Sinh học lớp 12 bạn cũng cần nắm vững kiến thức Sinh học lớp 11 vì đó là sự tiếp nối lí thuyết và các dạng toán từ đơn giản đến phức tạp.
"Bí kíp" học bài quái chiêu của teen
Bất cứ môn học nào cũng cần phải học bài, kể cả những môn thiên về tính toán hay tư duy. Tuy nhiên, đối với một số teen thì việc học thuộc lòng lại là một cực hình...
Học sao cho nhanh thuộc và thuộc sao cho lâu quên là một vấn đề nan giải với nhiều teen. Thế là, hàng loạt "bí kíp" gia truyền về cách học bài mau thuộc được các teen chuyền tay nhau và áp dụng.
1. Bùa... thuộc bài
Học mãi mà không sao thuộc bài được trong khi ngày thi đang đến gần, T.Tuyết (lớp 10, trường THPT LVT) vô cùng lo sợ. Càng cố học thì lại càng không nhớ gì, Tuyết đành cầu cứu nhỏ bạn thân. Vậy là nhỏ này bày kế cho Tuyết về một lá bùa...học bài cực kì linh nghiệm. Một loại lá cây có sẵn trong khuôn viên trường mà nhiều học trò vẫn thường gọi là "bùa học bài". "Chỉ cần ép vào tập là học đến đâu thuộc đến đó!" - nhỏ nói với Tuyết một cách chắc nịch. Tin lời nhỏ bạn, Tuyết cũng hái...trộm về và ép vào mỗi trang tập. Kết quả là chẳng có gì thần kì như lời đồn đại. Trái lại, Tuyết càng cảm thấy khủng hoảng hơn khi cho rằng mình bị...ám và hết phương cứu chữa.
Cũng giống như Tuyết, T.Hằng (trường K) cũng được bạn bè giới thiệu cho một loại bùa học bài vô cùng linh nghiệm. "Học đâu nhớ đấy và nhớ suốt không bao giờ quên" - đó là lời "sấm truyền" của..."bà thầy bói", cũng là một teengirl cùng trường mà Hằng được đám bạn dẫn đến xin bùa. Vì khá lười nên Hằng cũng muốn "chỉ cần nhìn vaò là nhớ ngay khỏi cần nhai đi nhai lại chi khổ". Vậy là cô bạn "cúng" cho bà thầy bói 50k để đổi lấy bùa học bài, một loại cỏ khô để trong chiếc túi cũ kĩ. Thế nhưng, bài chẳng thấy thuộc được gì, chỉ thấy Hằng ngày càng lười học.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
2. Nuốt chữ (!?)
"Vừa học vừa ăn là nuốt chữ vào bụng đó con" - phụ huynh của T.Thảo (Trường N) luôn nhắc bạn như vậy. Thế nên, cô nàng quan niệm rằng vừa học vừa ăn thì sẽ...nuốt chữ vào và nhớ lâu hơn. Chính vì thế, mỗi lần học bài, Thảo đều tìm cái gì đó để nhâm nhi, thậm chí là học ngay trên bàn ăn để được nhớ lâu.
Chẳng biết có nhớ lâu hơn không nhưng trước mắt Thảo đã tăng 5kg vì hầu như mỗi lần vừa học vừa ăn thì việc ăn lại được cô bạn chú ý nhiều hơn.
Không chỉ có vậy, quan niệm "nuốt chữ nhớ lâu" còn được nhiều teen áp dụng một cách quái chiêu hơn với việc...ăn chữ. "Muốn thuộc bài thì xé một ít giấy tập, nhai và nuốt. Vậy là thuộc cả bài học một cách nhanh chóng". Một quan niệm ngớ ngẩn như vậy nhưng cũng đã khiến nhiều teen nghe và làm theo. T.Đạt (trường X) kể lại "Những môn học thuộc lòng như Văn, Sử Địa, luôn là nỗi ám ảnh của mình. Thế là, nghe nhỏ bạn bày kế "nuốt chữ", mình thử làm theo, dù biết là phản khoa học nhưng thà có hơn không. Kết quả là chả có gì tiến triển lại còn một phen đau bụng do...ăn giấy".
3. Đâu mới là bí kíp học bài hiệu quả?
Việc học thuộc bài không thể nào nằm ở những lá bùa hay những trang giấy mà là ở trong đầu mỗi người.
Bí kíp thật sự để bạn học nhanh và nhớ lâu đó là bạn phải thật sự hiểu bài và ấn tượng ở một vài điểm gì đó trong bài học của mình. Ngay cả cách ghi bài cũng rất quan trọng. Nên hệ thống bài học theo sự hiểu biết và sự tư duy của mình sẽ giúp bạn nhanh thuộc bài hơn.
Và điều quan trọng là không nên ỉ lại vào bất cứ "bí kíp" trôi nổi nào mà phải nghiêm túc tiếp thu kiến thức, không gượng ép mình nhưng cũng không nên lơ đễnh việc học bạn nhé.
"Bí kíp luyện công" cho teen 12 Nếu phần đông học sinh cuối cấp thường trong trạng thái phờ phạc, mất ngủ, biếng ăn, nhức đầu, căng thẳng, thì vẫn có một số bạn học từ sáng đến khuya mà vẫn không muốn rời quyển vở. Vì sao? Không đặt nặng => Học hết mình K.P (lớp 12 trường N) là một học sinh không quá nổi bật về mặt...