Học trường quốc tế “hết cửa” thi đại học
Đã có sự chệch choạc về việc công nhận văn bằng, dẫn đến bất hợp lý là học sinh học các trường quốc tế được cấp phép hoạt động không thể thi vào các trường đại học tại Việt Nam.
Học hết ba năm cấp III tại trường quốc tế ở VN, nhưng khi cầm chứng chỉ tương đương chương trình dự bị đại học làm hồ sơ đăng ký dự thi ĐH, những học sinh có nguyện vọng học tiếp tại một trường ĐH trong nước lại bị từ chối.
Các trường quốc tế được cấp phép hoạt động tại Việt Nam, nhưng chương trình học lại không được chấp nhận ngay tại Việt Nam?
Mừng vì thí sinh… không trúng tuyển!
Đoàn Anh Quang (sinh năm 1991 ở Hà Nội) tốt nghiệp Trường quốc tế Singapore (SIS) TP.HCM (thuộc Tập đoàn giáo dục quốc tế Kinder World) có nguyện vọng theo học Trường ĐH FPT. Do Trường ĐH FPT không tổ chức thi “ba chung” mà chỉ tổ chức thi sơ tuyển, đồng thời xét trúng tuyển dựa trên kết quả thi qua điểm sàn của thí sinh nên để được xét tuyển vào ĐH này, Quang buộc phải đăng ký thi “nhờ” Trường ĐH Thương mại.
“Mặc dù cho phép giảng dạy chương trình nước ngoài tại VN nhưng học sinh học chương trình VN và học sinh học chương trình nước ngoài sẽ đi theo hai con đường song song mà không thể gặp nhau” PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện
Tuy nhiên, khi hai ông cháu Quang mang hồ sơ đến nộp thì nhà trường từ chối nhận với lý do “bằng cấp Quang có không tương đương bằng tốt nghiệp THPT Việt Nam”. Theo gợi ý của trường, hai ông cháu Quang vòng lên Cục Khảo thí – kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) xin xác nhận thì được trả lời: “Cục chỉ có trách nhiệm xác nhận bằng cấp quốc tế trình độ CĐ, ĐH trở lên, còn THPT đã phân cấp thẩm quyền cho sở”. Nhưng Sở GD-ĐT Hà Nội cũng nhất quyết không chứng nhận bằng cấp cho Quang.
Bà Đoàn Ngọc Thu – phụ huynh của Quang – băn khoăn khi cũng với bộ hồ sơ học sinh kèm “chứng chỉ đánh giá toàn cầu” (Global Assessment Certificate – GAC) của SIS, năm 2011 Quang đã được dự thi vào kỳ thi ĐH, CĐ quốc gia tại Trường ĐH Thương mại. Trong thẻ dự thi được phát từ ĐH Thương mại năm 2011, số báo danh của Quang là TMAD1.043261, phòng thi số 90, mã điểm thi V14.
Ngày 20-4, trao đổi với PV, ông Nguyễn Hóa – trưởng phòng đào tạo ĐH Thương mại – xác nhận thí sinh Đoàn Anh Quang đã được dự thi tại trường năm 2011. “Năm ngoái khi tiếp nhận hồ sơ thí sinh, trường cũng đã hỏi Vụ Giáo dục ĐH về trường hợp bằng cấp như vậy có đủ điều kiện thi ĐH không thì chuyên viên của vụ trả lời được. Tuy nhiên khi tiếp nhận và phát thẻ dự thi xong, trường thấy thấp thỏm, chỉ lo… thí sinh đỗ.
Video đang HOT
Trường đã đặt tình huống nếu Quang đỗ, trường phải gửi văn bản lên bộ yêu cầu xác nhận rõ vì quy trình tuyển sinh có hậu kiểm văn bằng. Thí sinh không có bằng tốt nghiệp THPT lại trúng tuyển sẽ rất rắc rối. Nhưng may mắn em này… không đỗ”. Đó là lý do năm nay trường làm “chặt” hơn, yêu cầu có văn bản xác nhận đàng hoàng của bộ rồi mới cân nhắc tiếp nhận hay không.
Điều khiến bà Thu lo lắng không chỉ ở đứa con đầu lòng bị từ chối hồ sơ dự thi mà còn lo cả cho đứa thứ hai, đang học lớp 11 cũng tại Trường SIS: “Thằng em đang nung nấu thi vào Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Gia đình chỉ muốn bộ hoặc sở xác nhận rõ chương trình học tại trường quốc tế có tương đương với chương trình học VN không để biết cách định hướng cho con em mình. Nếu không tương đương, gia đình sẽ liệu cách chuyển trường cho đứa thứ hai. Song vòng vèo hết bộ lại sở, cuối cùng cũng không đâu có câu trả lời cụ thể có hay không”.
Có không ít học sinh muốn dự thi vào các trường ĐH VN sau khi học trường THPT quốc tế. Ông Cao Huy Thảo, hiệu trưởng Trường THPT Việt Úc (TP.HCM) – trường dạy theo chương trình THPT và cấp bằng tú tài theo chương trình của Tây Úc, cho biết: “Trước đây có một học sinh của trường có nguyện vọng dự thi ĐH VN. Trường phải dịch hồ sơ sang tiếng Việt và sở GD-ĐT xác nhận, học sinh này mới được đăng ký dự thi”.
Một phụ huynh có con theo học tại trường quốc tế TP.HCM cho biết khi đăng ký học, trường khẳng định ngay từ đầu là học theo chương trình của Anh. Vì vậy, dù muốn con học trường ĐH trong nước ông cũng không thể. Cuối cùng gia đình phải bấm bụng cho con sang Malaysia để học đại học.
Một tiết học của học sinh Trường quốc tế Việt Úc – SIC (TP.HCM)
Bộ chưa cho phép
Đại diện phòng công nhận văn bằng Cục Khảo thí – kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) cho hay các năm trước bộ cũng đã gặp một số trường hợp học trường THPT quốc tế đề nghị công nhận văn bằng tương đương, nhưng vì bộ không thể với tay giải quyết từng trường hợp cụ thể ở từng địa phương nên đã phân cấp cho sở GD-ĐT – nơi thẩm định chương trình, cấp phép hoạt động cũng sẽ là nơi thẩm định giá trị văn bằng THPT.
Trong khi đó ông Phạm Hữu Hoan – trưởng phòng giáo dục trung học Sở GD-ĐT Hà Nội – lại cho rằng khi bộ chưa cho phép thì sở cũng không dám xác nhận tương đương văn bằng. “Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh dự thi ĐH, CĐ trước hết phải có bằng tốt nghiệp THPT. Các chứng chỉ, bằng cấp nước ngoài hay do các trường quốc tế tại Việt Nam cấp chắc chắn phải có cơ quan xác nhận thì thí sinh mới đủ điều kiện dự thi. Quyền xác nhận này không thuộc sở dù chính phòng giáo dục phổ thông là nơi thẩm định chương trình học của họ” – ông Hoan quả quyết.
Vô lý Việc không công nhận, không cho học sinh tốt nghiệp trường quốc tế dự thi ĐH, cán bộ quản lý một trường ĐH tại TP.HCM cho rằng đó là điều vô lý. Những trường này được phép thành lập, giảng dạy và cấp bằng tú tài ngay tại VN thì tại sao lại không công nhận giá trị tương đương của những bằng này? Trong khi đó PGS.TS Nguyễn Ngọc Điện – phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế – luật (ĐHQG TP.HCM) – cho biết hiện nay thiếu các quy định về công nhận văn bằng đối với chương trình đào tạo nước ngoài. Nhà nước cho phép mở trường, giảng dạy và cấp bằng tú tài quốc tế nhưng lại vướng mắc ở khâu công nhận, điều này cũng tạo ra nhiều hệ lụy. Mặc dù cho phép giảng dạy chương trình nước ngoài tại VN nhưng học sinh VN và học sinh chương trình nước ngoài sẽ đi theo hai con đường song song mà không thể gặp nhau. Ngay như bằng ĐH nước ngoài cũng không được các trường ĐH VN công nhận khi thi thạc sĩ. Tuy nhiên, bằng thạc sĩ và tiến sĩ nước ngoài lại được công nhận ở VN. Hai rào cản lớn khiến việc bằng tú tài và ĐH nước ngoài không được công nhận đó là do phải trải qua hai kỳ thi quốc gia: tốt nghiệp THPT và ĐH. Học sinh, sinh viên học chương trình nước ngoài không qua hai bộ lọc này nên khi họ nộp đơn, các trường ĐH nhìn không bình thường và cũng không biết xử lý thế nào bởi không có quy định mang tính bắc cầu liên thông và cũng không có cách nào để định lượng kiến thức, thế là từ chối.
Theo TTO
Trường đại học không dàn hàng ngang
Theo dự luật Giáo dục đại học (GDĐH), các trường ĐH được quyền in, cấp bằng và tự chịu trách nhiệm về chất lượng văn bằng do trường mình cấp. Theo các chuyên gia, điều này có nghĩa là đã đến lúc cấu trúc lại nền GDĐH.
Chưa phân biệt hàn lâm và đại trà
GS Phạm Phụ (ĐH Bách khoa TP.HCM) cho rằng: "Một hệ thống GDĐH mạnh là phải đa dạng, trong đó mỗi ĐH có sứ mệnh khác nhau, đáp ứng có hiệu quả các yêu cầu khác nhau của sự phát triển kinh tế xã hội cũng như của các nhóm dân chúng".
Đó là kiểu quản lý "cá mè một lứa", "giày cùng một cỡ". Rõ ràng đấy không phải là một hệ thống giáo dục mạnh và có lẽ cũng là lý do nhiều trường ĐH đã đào tạo thầy không ra thầy, thợ không ra thợ. Giáo sư Phạm Phụ
Hiện các ĐH quốc gia, ĐH vùng, ĐH trọng điểm được xem là trường có nhiệm vụ đào tạo chất lượng cao, thuộc loại hàn lâm, thiên về nghiên cứu khoa học. Thế nhưng, ở những trường này, có trường chi phí đầu tư cho một sinh viên (SV) chỉ đạt 300-350 USD/năm (bằng khoảng 2/3 chi phí trung bình hiện nay), có trường SV chính quy chưa tới 30% tổng số SV, học viên sau ĐH chỉ chiếm 3%, nhiều trường còn đào tạo cả CĐ, trung cấp. Thậm chí trong những kỳ tuyển sinh gần đây, những trường này vét cả SV theo nguyện vọng 1B, nguyện vọng 2... với điểm chỉ cao hơn điểm sàn chút ít. Những điều này, rõ ràng chỉ dành cho trường có chức năng đào tạo đại trà.
Trong khi đó, một số trường ĐH có nhiệm vụ chủ yếu là giảng dạy, nhưng vẫn xem nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ cơ bản, luôn đuổi theo việc nghiên cứu khoa học cũng như việc đào tạo tiến sĩ. GS Phạm Phụ nói: "Đó là kiểu quản lý "cá mè một lứa", "giày cùng một cỡ". Rõ ràng đấy không phải là một hệ thống giáo dục mạnh và có lẽ cũng là lý do nhiều trường ĐH đã đào tạo thầy không ra thầy, thợ không ra thợ".
Sinh viên trường ĐH Bách khoa (ĐH Quốc gia TP.HCM) trong giờ thực tập. Hai ĐH quốc gia phải là những trường ĐH tập trung nghiên cứu hàng đầu
Không thể có công thức chung
Tại cuộc họp báo công bố dự luật GDĐH ngày 26.10, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga cho biết dự luật đưa chủ trương về việc thực hiện phân tầng cơ sở GDĐH để có chính sách đầu tư, giao nhiệm vụ và quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm, phù hợp với vị trí vai trò, năng lực đảm bảo chất lượng đào tạo của cơ sở GDĐH. Cũng theo Thứ trưởng Ga, sự phân tầng sẽ bao gồm 3 hướng: các ĐH nghiên cứu, các ĐH đa ngành về kỹ thuật ứng dụng và các trường CĐ đào tạo kỹ thuật viên. Trong đó, các trường ĐH nghiên cứu sẽ bao gồm ĐH quốc gia, ĐH vùng, ĐH trọng điểm...
Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu về GDĐH, việc sắp xếp này chưa đúng tiêu chí. GS Phạm Phụ nói: "Nếu đã gọi là ĐH nghiên cứu thì số SV sau ĐH phải nhiều hơn SV ĐH; giảng viên nghiên cứu là chính. Đồng thời, chi phí đầu tư cho một SV rất lớn. Trong khi đó, những trường ĐH vùng của VN lại chủ yếu đào tạo SV không chính quy và rất ít SV sau ĐH, giảng viên thì chỉ tập trung giảng dạy, chi phí đầu tư thấp... thì làm sao trở thành ĐH nghiên cứu được".
Theo nhiều nhà nghiên cứu giáo dục, hệ thống GDĐH ở các nước thường được phân làm 3 tầng: các trường ĐH nghiên cứu hàng đầu; các trường ĐH theo hướng khoa học ứng dụng - công nghệ, chú trọng vào việc thực hành và có thể có một số chương trình nghề; các trường ĐH mới thành lập, có nhiệm vụ giảng dạy. Khi có sự phân tách này, các trường ĐH sẽ tự xác định cho mình sứ mệnh, chức năng và nhiệm vụ cơ bản để có cơ cấu tổ chức phù hợp và cấu trúc quản trị hợp lý. Rõ ràng, tùy theo đẳng cấp của mình, các trường có quyền tự chủ khác nhau. Khi xác định đẳng cấp của trường ĐH thì nhà nước sẽ có cơ chế tài chính tương thích với mô hình quản trị, không thể có chuyện cào bằng trong việc phân bổ kinh phí nữa. Một chuyên gia nhấn mạnh: "Việc thiết kế chương trình đào tạo cũng tùy thuộc vào sứ mệnh, chức năng, nhiệm vụ của nhà trường, đối tượng tuyển sinh, nhu cầu thị trường lao động. Khi đó sẽ chẳng có một công thức chung áp cho các ĐH về tỷ lệ SV/giảng viên hay tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ. Cũng không có chuyện chỉ có một "chương trình khung" cho cả nền GDĐH".
Đặc biệt, các tiêu chuẩn kiểm định của nhà nước cũng sẽ không phù hợp để áp đều lên các trường khác nhau. Không thể có cùng tiêu chuẩn kiểm định áp dụng cho ĐH quốc gia lại cũng áp dụng luôn cho một trường ĐH tư hoặc ĐH công vừa mới thành lập từ một trường CĐ. Điều này cũng có nghĩa sự phân biệt giữa các trường là do chất lượng chứ không phải theo loại hình như hiện nay. Một trường ĐH tư nhưng chất lượng cao, đầu tư bài bản thì vẫn xếp hàng cao hơn những trường công làng nhàng.
Ngoài ra, việc tái cấu trúc GDĐH là điều kiện quan trọng để hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục sau trung học ở nước ta, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân và nhu cầu đa dạng về nhân lực của xã hội.
Động lực để phấn đấu Trước đây, quan niệm chung phần lớn cho rằng miễn là vào được ĐH; nay dần chuyển sang hướng người học đã lựa chọn trường tốt và phù hợp với mình. Đấy là một động lực để các trường phải phấn đấu để nâng cao chất lượng đào tạo của mình, có được sự chấp nhận của xã hội, có năng lực cạnh tranh tốt hơn; một cơ hội để các cơ sở giáo dục ĐH, đặc biệt các cơ sở giáo dục ĐH ngoài công lập nhìn lại mình. Ông Đào Trọng Thi (Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục - Thanh thiếu niên và nhi đồng của QH) 3 loại trường "ĐH ở Mỹ phân thành 3 loại: trường ĐH nghiên cứu đào tạo đến tiến sĩ; trường ĐH 4 năm: đào tạo đến thạc sĩ; trường CĐ cộng đồng. Ở VN nên phân làm 3: ĐH nghiên cứu đào tạo đến tiến sĩ, ĐH đa ngành và trường CĐ. Và tầng nào lo tầng đó". PGS-TS Đỗ Huy Thịnh (Giám đốc Trung tâm đào tạo SEAMEO tại VN) Nên ít tinh hoa Chỉ nên có một số ít trường ĐH kiểu truyền thống đào tạo tinh hoa, chất lượng cao và chú trọng nghiên cứu khoa học, các trường này đào tạo khoảng 20 - 30% tổng số SV ĐH, từ 30 - 40% sau ĐH. Đa số ĐH còn chủ yếu là đào tạo nghề nghiệp. GS Phạm Phụ (Trường ĐH Bách khoa TP.HCM) T.Nguyễn - Nhựt Quang (ghi)
Theo TN
Du học Canada - Thành công tuyệt đỉnh với hệ Đại học uy tín. Hệ thống 95 trường Đại học Canada đều được nhà nước tài trợ trên quy mô lớn và đều có cơ sở vật chất và giáo dục chất lượng cao, đào tạo đa nghành và cấp đa dạng các văn bằng từ cử nhân, kỹ sư cho đến tiến sĩ, kể cả chứng chỉ và diploma chuyên môn. Văn bằng của đại học...