Học trung cấp nghề sau khi hoàn tất chương trình lớp 9
Một hướng phát triển của giáo dục Việt Nam hiện nay là định hướng nghề cho các em từ khi còn là học sinh trung học cơ sở (THCS).
Sau khi tốt nghiệp THCS, nếu biết rõ mình không thể đậu vào lớp 10 của các trường trung học phổ thông (THPT), hoặc do điều kiện gia đình quá khó khăn, thì học sinh nên đăng ký vào các trường trung cấp nghề.
Tại đây học sinh sẽ vừa được học nghề mình yêu thích vừa được hoàn chỉnh chương trình phổ thông, chỉ sau hơn 2 năm học sinh sẽ được cấp bằng trung cấp nghề. Hiện nay nhà nước đã có chính sách hỗ trợ tài chính cho học sinh học trung cấp nghề sau bậc học THCS. Sau đó, nếu có điều kiện, bạn có thể tiếp tục học liên thông lên cao đẳng.
Như vậy đến năm bạn 17 tuổi là đã có thể trở thành một người lao động lành nghề, có thể xin việc làm và nâng cao tay nghề của mình. Thậm chí vừa đi làm có thể đăng ký học thêm đại học với rất nhiều hình thức lựa chọn.
Lớp học luôn được tổ chức với tính tương tác giữa thầy và trò rất cao.
Ngành nào phù hợp với học sinh tốt nghiệp THCS?
Nền kinh tế năm nay và các năm tới vẫn còn nhiều khó khăn và nhiều khả năng tỷ lệ gia tăng thất nghiệp đã được dự báo, thật khó tin rằng các công ty vẫn tuyển dụng nhân sự ồ ạt như cách đây vài năm. Theo lý giải của các chuyên gia dự báo nguồn nhân lực vẫn còn nhiều ngành mở ra những cơ hội tuyệt vời và dự báo là những ngành ít ỏi còn lại hút nhân lực như Hướng dẫn du lịch, Khách sạn – Nhà hàng, Bếp và Ẩm thực và lĩnh vực quản trị dịch vụ giải trí…
Video đang HOT
Vì thế đây sẽ là cơ hội chọn ngành để học sinh tốt nghiệp THCS vươn tới thành công bằng cách học tập tại các trường nghề bởi đây là con đường ngắn nhất, đòi hỏi kỹ năng thực tế cuộc sống và kỹ năng thực hành nhiều hơn. Hơn nữa, học tập tại các trường nghề học sinh giảng dạy theo cách “cầm tay chỉ việc”; mang những kiến thức chuyên ngành áp dụng vào ngay thực tế để học sinh nhuần nhuyễn kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho nghề nghiệp được đào tạo.
Sinh viên luôn là trọng tâm trong cách truyền đạt tri thức từ giảng viên.
Mô hình trường trung cấp nghề điển hình
Sân chơi của sinh viên trường Việt Giao trong các hoạt động giao lưu văn hóa.
Hiện nay, tại TP.HCM những ngành nghề có nhu cầu nhân lực cao theo các chuyên gia dự báo được tìm thấy tại trường trung cấp nghề Việt Giao. Ngôi trường này còn được biết đến là đơn vị duy nhất và tiên phong trong việc đào tạo hệ chính quy 2 năm ngành Quản trị bếp và ẩm thực và ngành Quản trị dịch vụ giải trí và thể thao bên cạnh khóa học ngắn hạn 3 tháng chuyên nghiệp về Bartender, Tổ chức lễ hội và Quản trị sự kiện, các lớp Bếp Việt Nam, bếp Âu – Á, bếp bánh và chương trình đào tạo chức danh “Bếp trưởng” đã được nhiều học viên biết đến tại địa chỉ: 193 Vĩnh Viễn, phường 4, quận 10, điện thoại (08) 38.3927.0878 – 0925.357.357 – 0979.66.88.68, www.vietgiao.edu.vn.
Tư liệu: Việt Giao
Theo Infonet
Lo lắng trước dự thảo đào tạo liên thông
"Nếu siết thì siết ngay từ đầu, khi các em thi trung cấp, nếu không thì để hệ liên thông thi bằng tay nghề, chứ sau 2-3 năm mới lộn lại thi các môn toán, lý, hoá... thì hầu hết kiến thức đã rơi rụng".
Đó là ý kiến của nhiều trường trung cấp (TC) nghề và trung cấp chuyên nghiệp (TCCN) đối với dự thảo mới của Bộ GDĐT về đào tạo liên thông. Theo đó, thay bằng việc thi 2 môn cơ bản và 2 môn cơ sở ngành như trước đây, thí sinh dự thi liên thông sẽ phải thi 2 môn văn hoá (văn, toán, lý, hoá...) theo từng khối thi trong kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy và môn cơ sở ngành.
Các trường TCCN... hấp hối
Một trong những lý do quan trọng khiến các trường TCCN và TC nghề vẫn còn có thí sinh để đào tạo là cơ hội được học liên thông để lấy bằng CĐ, ĐH ngay trong trường. Tuy nhiên, dự thảo của Bộ GDĐT này đã khiến nhiều em... vỡ mộng.
Em Trần Thị Diễm My - khoa Kế toán, Trường Trung cấp Ánh Sáng cho biết: "Thi trượt ĐH, CĐ, em chọn học TC với mong muốn sau 2 năm học sẽ được thi liên thông học tiếp lên ĐH. Giờ Bộ yêu cầu như vậy thì thực sự là làm khó chúng em. Sau 2 năm học chuyên nghiệp, làm sao chúng em còn nhớ kiến thức văn hoá, chẳng lẽ tốt nghiệp TC xong chúng em lại phải đến các lò luyện thi liên thông?".
Đào tạo nghề điều dưỡng viên hệ TC tại Trường Trung cấp Ánh Sáng
Không chỉ thí sinh, nhiều trường TCCN, TC nghề cũng không đồng tình với điểm mới này. Ông Đỗ Hữu Khoa - Hiệu trưởng Trường TC Công nghệ thông tin Sài Gòn, Chủ tịch Khối liên kết các trường chuyên nghiệp TP.HCM, nhận định: "Với đề xuất của dự thảo thì học sinh TCCN, TC nghề muốn thi liên thông là chuyện không tưởng. Bởi đầu vào TC rất đa dạng, ngoài học sinh tốt nghiệp THPT còn tuyển cả học sinh tốt nghiệp lớp 9, học sinh học giữa chừng các lớp 10, 11, 12. Chưa kể, sau 2-3 năm học TC thì kiến thức ở phổ thông còn đâu để tham gia kỳ thi tuyển sinh CĐ, ĐH hệ chính quy".
Đào tạo... ngược
Ông Phan Dũng Danh - Hiệu trường Trường TC Tổng hợp Đông Nam Á cho rằng: "Đặc điểm của từng hệ đào tạo là khác nhau. Nếu mong muốn đầu vào hệ liên thông ngang bằng được với đào tạo chính quy thì đúng là làm khó cho các trường TCCN, TC nghề".
Quan điểm của Bộ GDĐT trong việc thay đổi "đầu vào" hệ liên thông với mong muốn có thể siết chặt và nâng cao trình độ của hệ đào tạo này. Tuy nhiên, theo lãnh đạo nhiều trường, chu trình này đang... đi ngược.
Ông Đặng Văn Sáng - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng bày tỏ: "Đào tạo liên thông là "con đường vòng" dành cho những thí sinh kém may mắn nhưng mong muốn học lên cao. Nếu Bộ muốn siết để nâng cao chất lượng thì nên siết chỉ tiêu, siết quá trình đào tạo, siết đầu ra chứ không nên siết đầu vào".
Ông Sáng cũng phân tích: Để đạt được mục tiêu đào tạo ĐH và bảo đảm chất lượng đào tạo ngang bằng giữa các đối tượng học (học từ đầu và học liên thông), chúng ta phải sử dụng chuẩn đầu ra để đánh giá. Nếu các trường xây dựng chuẩn đầu ra khác nhau giữa các đối tượng học thì đương nhiên sẽ có chất lượng đào tạo khác nhau.
Ông Phan Dũng Danh thì cho rằng: "Đào tạo liên thông là quá trình kết nối giữa bậc đào tạo thấp và cao hơn. Nếu sinh viên không theo kịp và không qua được các môn trong chương trình đào tạo, họ sẽ bị đánh rớt. Đó là một kiểu sàng lọc. Quá trình đào tạo quyết định chất lượng chứ không phải đầu vào".
Theo Dân việt
Trên 3.000 cử nhân thất nghiệp đi về đâu? Theo thống kê của Sở GD-ĐT tỉnh Nghệ An, đến đầu năm 2013, toàn tỉnh này có gần 12.000 HS-SV tốt nghiệp ĐH-CĐ, TCCN (trong đó có hơn 3.000 cử nhân) chưa có việc làm. Việc làm khó khăn trong khi nợ tín dụng đến hạn phải trả đang là gánh nặng cho không ít HS-SV. Thất nghiệp tràn lan Sở GD-ĐT tỉnh...