Học trực tuyến tại bản Rào Con: Học sinh băng rừng “đón sóng”
Khi bản Rào Con còn tắm mình trong sương sớm, các em nhỏ đã rời làng đi “săn sóng” học trực tuyến. Không kể nắng gắt hay những ngày đường trơn trượt vì mưa, các em vẫn nỗ lực để “không bị bỏ lại phía sau”.
Học sinh ở bản Rào Con băng rừng lên tận đỉnh núi, đón sóng học trực tuyến. Ảnh: TG
Lên núi học trực tuyến
Chúng tôi có dịp đến với bản Rào Con ( thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) vào một ngày cuối tháng 9. Sau trận mưa hôm trước, con đường dẫn vào bản làng vốn đã xa xôi lại càng dài hơn vì bùn đất lầy lội. Đánh vật với đoạn đường trên chiếc xe máy, gần 1 tiếng sau, chúng tôi mới vào trong bản.
Bản Rào Con nằm lọt giữa chốn núi rừng đại ngàn Phong Nha, nép cạnh con suối cùng tên. Bởi địa hình hiểm trở nên bản Rào Con hiện vẫn chưa có điện chiếu sáng.
Chị Hồ Thị Phể, phụ huynh học sinh tại bản, cho biết: “Điện cũng chưa có nói gì đến mạng viễn thông. Các cháu lên đỉnh núi từ đầu giờ chiều để kịp giờ nghe cô giáo giảng bài rồi. Các chú có đi thì tôi dẫn đi, từ đây lên đó chỉ bằng một con sào thôi”.
Vậy là chị Phể trở thành hoa tiêu dẫn đường cho chúng tôi đến khu vực “săn” sóng của học sinh trong bản. Một con sào theo cách tính của chị Phể cũng khiến chúng tôi phải vượt qua 3 quả đồi với nhiều dốc cao. Hành trình từ trục đường chính dẫn vào bản khó khăn, gập ghềnh bao nhiêu thì còn đường lên đỉnh núi nơi các em đón sóng và học trực tuyến lại khúc khuỷu, vất vả bấy nhiêu. Chặng đường đó, chúng tôi phải dừng lại nghỉ nhiều lần để lấy sức vượt dốc. Sau hơn 1 giờ, chúng tôi cũng kết thúc “1 con sào” lên đến đỉnh đồi – khu vực học trực tuyến của học sinh.
Ở đây, có 5 học sinh Vân Kiều của bản Rào Con đang “bắt sóng” học trực tuyến. Chỉ có một chiếc bàn đặt trong chiếc lán tạm, còn lại các em đều phải lấy đầu gối làm bàn, phiến đá làm ghế. Chiếc lán được bố mẹ các em bỏ ra 1 ngày đi rừng để làm từ những tấm bạt, buộc vào cọc gỗ ngay trên đỉnh đồi cao chót vót. Dù thiếu thốn, nhưng các em đều say sưa với những tiết học của mình.
Nhường bàn ghế cho các em, Trí lấy đầu gối làm bàn, phiến đá làm ghế, say sưa với những buổi học. Ảnh: TG
Không để dịch bệnh làm chậm việc học
Tranh thủ giờ nghỉ giải lao, chúng tôi có dịp nghe các em kể câu chuyện “đến lớp” mùa dịch. Việc lên xuống đỉnh đồi nhiều khi khiến các em mệt rã người, nhưng vì muốn được nghe giảng nên cứ cố gắng, đi dần rồi đôi chân các em cũng quen đường, đỡ mệt hơn.
“Những ngày mưa to, gió lớn em phải nghỉ ở nhà. Còn những hôm trời mưa nhỏ, dù đường dốc, trơn trượt, em vẫn gắng lên đây để theo cho kịp với các bạn cùng lớp. Mong dịch bệnh sớm qua đi để em có thể trở lại trường học tập,” em Hồ Thị Nguyệt, học sinh lớp 10A20, Trường THPT Ngô Thời Nhậm (Quận 9, TP Hồ Chí Minh) chia sẻ.
Nguyệt là học sinh thuộc diện được Quỹ học bổng Vừ A Dính tài trợ. Em về quê nghỉ hè nhưng do dịch bệnh nên không thể vào TP Hồ Chí Minh học tập. Thời gian này, Nguyệt theo các bạn trong bản lên đỉnh đồi để học trực tuyến.
Hồ Văn Trí, học sinh lớp 12B, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình, đều đặn mỗi ngày 2 buổi cùng các bạn lên đây học bài. Nhờ thầy cô giảng bài tận tình và dễ hiểu, các em dễ dàng tiếp thu được kiến thức mới.
Video đang HOT
Phóng viên Báo GD&TĐ (ngoài cùng bên trái) trao tặng 2 điện thoại cho em Hồ Thị Nguyệt và Hồ Văn Thông từ ủng hộ của các nhà hảo tâm. Ảnh: TG
“Năm nay, em thi tốt nghiệp rồi nên phải cố gắng thôi. Tranh thủ lên đỉnh đồi để bắt sóng học trực tuyến, em cũng tải thêm các tài liệu bổ trợ, nâng cao để ôn luyện thêm. May ở khu vực này sóng ổn định nên việc học của chúng em không bị gián đoạn. Bạn em ở bản Đoòng (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch), điện thoại không thể bắt được sóng để học. Bạn ấy đang có ý định ra nhà em ở để lên đây cùng học”, Trí kể.
Để việc học không bị gián đoạn, mỗi ngày, Trưởng bản Hồ Kiên tìm mua xăng đổ vào chiếc máy nổ tạo nguồn điện sạc pin điện thoại của các em sau mỗi buổi học.
Thầy giáo Phạm Hồng Việt – Hiệu trưởng Trưởng Phổ thông Dân tộc Nội trú Quảng Bình – cho biết: “Trường đã xây dựng 12 phòng học trực tuyến, giao cho giáo viên thông báo thời khóa biểu, hướng dẫn các thao tác truy cập, đặc biệt là các em ở vùng cao.
Vừa qua, nhà trường đã khảo sát và trao tặng 60 điện thoại từ nguồn hỗ trợ của Hội Khuyến học tỉnh cho 60 học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Lúc đầu, trường chỉ có 65% học sinh tham gia học trực tuyến, đến nay theo thống kê có trên 75% các em tham gia học. Bên cạnh đó, nhà trường cũng thống kê sĩ số học sinh ở các buổi học, nắm bắt để giảng dạy và bổ sung kiến thức cho các em khi trở lại trường”.
Bản Rào Con có 86 học sinh, trong đó khối mầm non, tiểu học và THCS có 78 em; khối THPT có 8 em. Vượt qua những khó khăn, thiếu thốn, học sinh tại bản Rào Con vẫn không ngừng nỗ lực “đón sóng” để dịch bệnh không “làm chậm” việc học của mình.
Nhân chuyến thăm bản Rào Con, Báo GD&TĐ đã trao tặng 2 chiếc điện thoại trị giá gần 4,8 triệu đến em Hồ Thị Nguyệt và Hồ Văn Thông. Đây là món quà do các nhà hảo tâm hỗ trợ thông qua Chương trình “Sóng và máy tính cho em”. Nhận được món quà ý nghĩa, em Hồ Văn Thông, học sinh lớp 12D, Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú tỉnh Quảng Bình, xúc động cho biết: “Trước nay, em không có điện thoại để học trực tuyến, nhưng từ khi bắt đầu học đến giờ em đều lên đây xin học ké cùng các bạn, nay được ủng hộ điện thoại em rất vui, sẽ cố gắng để học tập thật tốt”.
Gian nan theo đuổi "con chữ online" giữa đại ngàn Trường Sơn
Ở hàng trăm bản làng đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống dọc theo dãy Trường Sơn, các em học sinh cũng đang phải tìm đủ mọi cách để học online, giữ lấy cái chữ giữa mùa dịch Covid-19.
Lên núi tay cầm điện thoại, tay cầm bút
Bản Rào Con, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch (Quảng Bình) nằm lọt giữa vùng lõi của Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng. Ở Rào Con, sóng điện thoại, liên lạc vốn là thứ xa xỉ, chưa nói gì đến điện thoại thông minh hay mạng 3G.
Con đường vào bản Rào Con, thị trấn Phong Nha, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình (Ảnh: Tiến Thành).
Vì đại dịch Covid-19, học sinh Quảng Bình phải học online gần 10 ngày qua mà chưa thể trở lại trường để học trực tiếp. Đây cũng là rào cản lớn đối với học sinh đồng bào dân tộc trong hành trình theo đuổi con chữ.
Ở bản Rào Con, phải vượt qua 2 quả đồi, lên tận đỉnh núi cách bản mấy cây số mới có thể "đón" được sóng 3G, nhưng cũng lúc có, lúc không. Đây thường là địa điểm mà các em học sinh tại Rào Con tìm đến mỗi ngày để kết nối mạng, lắng nghe cô thầy giảng dạy trực tuyến.
Em Hồ Thị Nguyệt và bạn vượt núi, cắt rừng tìm đến khu vực có sóng 3G để học online (Ảnh: Tiến Thành).
Cuốc bộ gần một giờ đồng hồ qua những con dốc dựng đứng tưởng chừng không có điểm dừng, tôi mới đến được với lán tạm mà dân bản Rào Con dựng lên để che nắng, mưa cho con em "đón" sóng 3G học online. Giữa không gian tĩnh lặng của núi rừng, những cô cậu học trò người Vân Kiều vẫn đang chăm chú nghe giảng bài qua chiếc điện thoại.
Giữa không gian tĩnh lặng của núi rừng, những cô cậu học trò người Vân Kiều vẫn đang chăm chú nghe giảng bài qua chiếc điện thoại (Ảnh: Tiến Thành).
Em Hồ Thị Nguyệt (SN 2006) là một trong những niềm hy vọng của bản Rào Con. Nguyệt từng giành được học bổng Vừ A Dính và đang theo học tại Trường THPT Ngô Thời Nhậm, Quận 9, TPHCM. Trong đợt nghỉ hè vừa qua, Nguyệt về thăm nhà, dịch bùng phát nên đang bị kẹt lại ở quê.
"Em phải mang theo sách vở, điện thoại lên đây để học chứ dưới bản không có mạng, ở đây mạng cũng chập chờn lắm, nhiều lúc nghe còn không rõ. Mấy hôm trước mưa gió em còn phải nghỉ mất mấy buổi", Nguyệt chia sẻ.
Lán tạm dựng trên đỉnh núi che mưa, nắng cho các em học sinh bản Rào Con "đón" sóng 3G học online (Ảnh: Tiến Thành).
Còn với Hồ Văn Trí, học sinh lớp 12, Trường Phổ thông dân tộc (PTDT) nội trú tỉnh Quảng Bình cũng như các bạn ở Rào Con, dù phải đi rất xa mới có sóng để học online nhưng đó là điều may mắn và cũng là mơ ước của nhiều học sinh đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa khác của tỉnh Quảng Bình.
Không có bàn học, không giá đỡ điện thoại, dưới những chiếc lán tạm bợ hay tán cây rừng, những em học sinh tay cầm điện thoại, tay cầm bút vẫn say sưa học bài.
"Em lớp 12, sắp thi tốt nghiệp rồi nên phải cố gắng, lên đây bắt sóng vừa nghe thầy cô giảng, vừa tải thêm tài liệu về ôn tập. Có sóng mà học online thế này là sướng rồi anh ạ, chứ như bạn em ở bản Đoòng (xã Tân Trạch, huyện Bố Trạch, Quảng Bình) còn không có sóng, bạn đang có ý định ra nhà em ở để lên đây cùng học", Trí tâm sự.
Em Hồ Văn Trí nhường bàn học và lán cho các em nhỏ hơn, còn mình thì tìm một phiến đá làm ghế, dùng chân làm bàn để học online (Ảnh: Tiến Thành).
Ở Rào Con, điện năng lượng lúc có lúc không, để khắc phục khó khăn, "tiếp sức" con em học tập, Trưởng bản Hồ Kiên đã mua xăng về tích trữ, khởi động lại chiếc máy nổ cũ từng được ủng hộ để sạc pin điện thoại sau mỗi buổi học cho các em học sinh.
Thầy trò cùng vượt khó
Ngược lên vùng Lòm hun hút xa của xã biên giới Trọng Hóa, huyện Minh Hóa, việc học online của các em học sinh nơi đây cũng gian nan không kém. Học bài qua màn hình chiếc smartphone bé tí, sóng di động chập chờn, kiến thức công nghệ hạn chế khiến em Hồ Thị Thay, học sinh lớp 10 của Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Bình phải "mướt mồ hôi" tập làm quen.
Với vùng, sâu, vùng xa của tỉnh Quảng Bình, nếu có sóng cũng chập chờn nên nhiều lúc tín hiệu điện thoại ngắt quãng, câu được câu mất (Ảnh: Tiến Thành).
Trước những khó khăn của các em học sinh, ông Phạm Văn Bắc, Phó Chủ tịch UBND xã Trọng Hóa cùng một số cán bộ xã cũng đã cắt cử nhau bám bản, hướng dẫn học sinh học trực tuyến.
Theo ông Phạm Văn Bắc, điều kiện bà con dân bản còn nhiều khó khăn, lâu nay học sinh có điện thoại cũng chỉ là loại "cục gạch". Em nào bố mẹ quan tâm, bán ít lúa rẫy, con dê thì còn sắm được cho chiếc điện thoại để học. Nhiều em nhà nghèo, bố mẹ không có tiền mua máy, đành "bó tay".
Tại xã Trọng Hóa, 12 học sinh đang theo học Trường PTDT nội trú tỉnh Quảng Bình và Trường THCS và THPT Hóa Tiến cũng đã may mắn được hỗ trợ điện thoại để học online. Riêng học sinh tiểu học, chỉ có khoảng 20% đủ điều kiện học trực tuyến nên không thể triển khai được.
Nhóm học sinh tại bản Khe Ngang, xã Trường Xuân học chung trên một chiếc điện thoại (Ảnh: Tiến Thành).
Câu chuyện không có điện thoại học online cũng là vấn đề nan giải của nhiều phụ huynh và học sinh tại bản Khe Ngang, xã Trường Xuân, huyện Quảng Ninh. Suốt nhiều ngày qua, một nhóm học sinh lớp 8 tại bản này phải kéo đến nhà bạn học là em Hồ Thị Yến để học nhờ qua điện thoại.
Về phía các trường học tại Quảng Bình, thầy cô cũng đang nỗ lực khắc phục khó khăn để có thể truyền tải kiến thức đến với các em học sinh, đặc biệt là con em đồng bào dân tộc vùng sâu, vùng xa. Nhiều trường học tại Quảng Bình cũng đang linh động, cử giáo viên về tận bản để hướng dẫn, giao bài tập cho từng học sinh trong thời điểm dịch Covid-19 hiện nay.
Trao đổi với Dân trí, thầy giáo Nguyễn Hải Dương, Hiệu trưởng Trường PTDT nội trú huyện Quảng Ninh, đóng tại xã biên giới Trường Sơn cho biết, năm học 2021-2022, toàn trường có 294 học sinh, trong đó có 179 em đồng bào Bru-Vân Kiều.
Nhiều trường học tại Quảng Bình, bên cạnh dạy online thì thầy cô cũng sẽ đến từng nhà để giao bài tập, hướng dẫn các em học tập (Ảnh: Tiến Thành).
Tại ngôi trường này, việc triển khai học trực tuyến chỉ áp dụng được đối với học sinh người kinh nhưng số lượng có phương tiện học online cũng rất hạn chế, chỉ được 30%. Số học sinh còn lại ở các bản làng xa xôi, nhà trường dạy học bằng cách in bài ra giấy rồi đến từng bản, đi từng nhà phát tận tay.
"Với mục tiêu đảm bảo kiến thức cho học sinh thì giáo viên nhà trường cũng đang nỗ lực khắc phục mọi khó khăn, ngoài dạy online cũng luôn bám bản, bám học sinh để nắm bắt cụ thể năng lực các em, từ đó có phương án hướng dẫn hiệu quả nhất. Bên cạnh đó thầy cô cũng vận động phụ huynh, đặc biệt là bà con dân tộc quan tâm đến việc học của học sinh, không kéo con em đi rừng, đi rẫy, bỏ bê việc học hành", thầy Dương cho biết.
Qua khảo sát của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Quảng Bình, tại địa phương này, số học sinh tiểu học đủ điều kiện học trực tuyến là 64,6%; THCS 62,2% và THPT 90,1%. Số lượng học sinh không đủ điều kiện học trực tuyến phần lớn là con em hộ nghèo, cận nghèo; học sinh dân tộc thiểu số ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, đặc biệt khó khăn.
Học sinh bản nghèo thoát cảnh dựng lều "đón 3G" học online Từ tối 30/9, khu vực bản Bạch Đàn, xã Lâm Thủy, huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) đã được phủ sóng 4G, đây là niềm vui lớn của các em học khi thoát cảnh đi bộ gần 5 km dựng lều "đón" mạng để học trực tuyến. Sáng 1/10, trao đổi với Dân trí , ông Phạm Thanh Nam, Giám đốc Chi nhánh Viettel...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Ngày sinh Âm lịch của những người làm việc chăm chỉ, tích lũy được nhiều của cải
Trắc nghiệm
6 giờ trước
10 năm trước Kim Soo Hyun đã được đề cử cho danh hiệu "ông hoàng nước mắt"?
Hậu trường phim
8 giờ trước
Nữ ca sĩ có em gái là tỷ phú nói thẳng 1 điều khi bị nhận xét "cả ba chị em đều giàu"
Sao việt
8 giờ trước
Người đàn ông tử vong tại hồ bơi ở TPHCM
Tin nổi bật
8 giờ trước
Tranh thủ được tại ngoại, người đàn ông ở Bình Dương lừa hơn 100 tỷ đồng
Pháp luật
8 giờ trước
Đặc nhiệm Nga vô hiệu hóa tay súng bắn bừa bãi từ nóc nhà ở Murmansk
Thế giới
9 giờ trước
Còn ai nhớ Ander Herrera
Sao thể thao
9 giờ trước
Tôi không ngờ bí mật trong máy tính của bạn gái khiến mình gặp nguy hiểm
Góc tâm tình
10 giờ trước
1 phóng viên phá luật tại họp báo scandal Kim Soo Hyun, hỏi gì mà tài tử "câm như hến"?
Sao châu á
10 giờ trước
Quyền Linh 'sửng sốt' khi cô giáo dắt 'cả trường' đi xem mắt đàng trai
Tv show
10 giờ trước