Học trực tuyến phải đảm bảo tương tác giữa giáo viên và học sinh
Theo quy định của Sở GD&ĐT TP.HCM, việc dạy học trực tuyến tại các trường học trên địa bàn phải phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông.
Sở GD&ĐT TP.HCM vừa ban hành về việc thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường khi dạy học trực tuyến năm học 2021 – 2022 bậc trung học đối với các trường trên địa bàn. Theo đó, việc tổ chức dạy học trực tuyến thay thế dạy học trực tiếp tại cơ sở giáo dục phổ thông trong thời gian học sinh không thể đến trường để học tập vì lý do bất khả kháng.
Nội dung dạy học trực tuyến phải đáp ứng mức độ cần đạt hoặc yêu cầu cần đạt được của chương trình giáo dục phổ thông. Hoạt động dạy học trực tuyến được thực hiện theo các chủ đề và được xây dựng trên cơ sở chương trình giáo dục phổ thông. Chuyên đề dạy học trực tuyến phải đảm bảo sự tương tác giữa giáo viên với người học, người học với người học và giáo viên phải giám sát được toàn bộ quá trình học tập này.
Hệ thống dạy học trực tuyến được sử dụng riêng hoặc kết hợp các phần mềm. Đối với học sinh, học tập trực tuyến là thực hiện các hoạt động: Thực hiện các hoạt động học tập; tham dự giờ học trực tuyến do giáo viên tổ chức; thực hiện kiểm tra, đánh giá theo yêu cầu của giáo viên; đặt câu hỏi, trả lời câu hỏi của giáo viên; trao đổi thảo luận với các học sinh khác…
Theo Sở GD&ĐT TP.HCM, hệ thống dạy học trực tuyến đáp ứng chuẩn kết nối với cơ sở dữ liệu của ngành giáo dục thành phố và kết nối với nhau. Các đơn vị giải pháp phần mềm sử dụng phải đảm bảo khi có dữ liệu phát sinh trong quá trình dạy học sẽ được đồng bộ về cơ sở dữ liệu trên trang quanly.hcm.edu.vn. Cho phép học sinh truy cập, khai thác nội dung học tập từ học liệu dạy học trực tuyến.
Video đang HOT
Việc dạy học trực tuyến sẽ phải đáp ứng nhiều tiêu chí để tăng tính hiệu quả. Ảnh minh họa
Việc xây dựng kế hoạch dạy học trực tuyến phù hợp với điều kiện bảo đảm chất lượng của cơ sở giáo dục phổ thông theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT. Thực hiện dạy học theo chương trình bảo đảm nội dung cốt lõi theo yêu cầu cần đạt của các môn học, hoạt động giáo dục. Nội dung cốt lõi cần xây dựng kế hoạch dạy học trực tiếp khi có đủ điều kiện cho học sinh đến trường.
Đối với học sinh, thực hiện đầy đủ các hoạt động học tập theo yêu cầu của giáo viên. Hoàn thành và nộp sản phẩm học tập để được kiểm tra, đánh giá. Người học có thể tham gia học online trực tiếp tương tác với giáo viên hoặc không tương tác trực tiếp với giáo viên tùy theo điều kiện của mình. Tuy nhiên, học sinh cần thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ học tập trong thời gian chủ đề dạy học diễn ra.
Gia đình học sinh có trách nhiệm hỗ trợ, giám sát tạo điều kiện cho học sinh tham gia quá trình học tập trực tuyến. Phối hợp với nhà trường, giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành nhiệm vụ và nộp sản phẩm học tập cho giáo viên để kiểm tra, đánh giá.
Kiểm tra, đánh giá định kỳ và kiểm tra lại kết quả học tập của học sinh được thực hiện trực tiếp tại nhà trường theo quy định về kiểm tra, đánh giá định kỳ của Bộ GD&ĐT. Trong trường hợp học sinh không thể đến cơ sở giáo dục phổ thông tại thời điểm kiểm tra, đánh giá vì lý do bất khả kháng, việc tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ có thể được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.
Vĩnh Phúc cho học sinh lớp 12 trở lại trường từ 31/5
Hơn 13.500 học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trở lại trường để ôn thi tốt nghiệp THPT từ ngày 31/5 đến 3/7.
Ngày 30/5, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý với đề xuất của sở GD&ĐT hôm 28/5 về việc cho học sinh lớp 12 trở lại trường.
Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu sở GD&ĐT phối hợp với sở Y tế, UBND các huyện, thành phố và các đơn vị liên quan chỉ đạo các nhà trường xây dựng kế hoạch, thực hiện nghiêm công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định của ngành y tế, các bộ, ngành liên quan và của tỉnh, tuyệt đối đảm bảo an toàn cho cán bộ, giáo viên và học sinh tham gia dạy, học, ôn tập và dự các kỳ thi.
Học sinh Vĩnh Phúc tạm dừng đến trường từ 3/5. Ảnh: Báo Vĩnh Phúc.
Sở thường xuyên kiểm tra, giám sát việc triển khai, thực hiện công tác phòng, chống dịch của cán bộ, giáo viên và học sinh trong suốt thời gian ôn thi. UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu thực hiện khai báo 3 ngày/lần.
Với quyết định này, trên 13.500 học sinh lớp 12 năm học 2020-2021 của Vĩnh Phúc sẽ có 5 tuần ôn luyện trực tiếp tại trường học, cho đến sát kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra trong các ngày 6-8/7/2021.
Các thầy cô và học trò đều cho biết, việc học ôn trực tiếp trong giai đoạn nước rút có ý nghĩa tích cực về mọi mặt, giúp thầy và trò đảm bảo chất lượng, hiệu quả công tác ôn thi.
Theo số liệu thống kê, Vinh Phúc có 13.563 học sinh lớp 12 trên 14.000 thí sinh đăng ký tham dự thi tốt nghiệp THPT năm 2021. Trong đó, số thí sinh đăng ký xét tuyển đại học là 10.132 em, chiếm trên 72%.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc sẽ có hướng dẫn cụ thể tới các đơn vị, nhà trường để hoàn thành mục tiêu kép, vừa đảm bảo công tác ôn tập và chất lượng các kỳ thi, cũng như đảm bảo an toàn về người trong phòng chống dịch bệnh Covid-19 đã đề ra.
Trước đó, tối 2/5, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành ký ban hành công văn hỏa tốc về việc cho học sinh các cấp trên địa bàn tạm dừng đến trường từ ngày 3/5 do ảnh hưởng từ dịch Covid-19.
Do dịch kéo dài, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc hướng dẫn thủ trưởng cơ sở giáo dục chịu trách nhiệm chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch của đơn vị, yêu cầu tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch môn học theo chuyên đề từng môn hoặc liên môn, đảm bảo chuẩn kiến thức quy định trong chương trình.
Căn cứ điều kiện thực tế, thủ trưởng đơn vị rà soát, phân loại học sinh đáp ứng về phương tiện, đường truyền để quyết định lựa chọn và tổ chức kiểm tra học kỳ II theo một trong những hình thức kiểm tra trực tuyến, làm dự án hoặc vấn đáp qua điện thoại.
Vĩnh Phúc: Từ 31/5, học sinh lớp 12 ôn thi tốt nghiệp tại trường UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa có văn bản số 4115/UBND-VX2 về việc cho học sinh lớp 12 trên địa bàn tỉnh đến trường ôn thi tốt nghiệp THPT kể từ ngày 31/5 đến 3/7. Ảnh minh họa Cùng với việc cho học sinh đến trường ôn thi, UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng giao Sở GD&ĐT chủ trì, phối hợp với Sở Y tế,...