Học trực tuyến hiệu quả: Quan trọng nhất vẫn là giáo viên
Theo nhiều chuyên gia, sẽ không có công cụ hay công nghệ thần kỳ nào có thể xử lý được mọi vấn đề trong học trực tuyến, điều quan trọng nhất là giáo viên phải thiết kế hoạt động học tập sao cho tạo ra được sự tương tác và phản hồi tốt nhất đối với học sinh.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, tính đến hết ngày 26/9, cả nước vẫn còn 25 địa phương dạy học 100% trực tuyến, 13 địa phương kết hợp giữa dạy tiếp với dạy trực tuyến và qua truyền hình.
Bước sang năm thứ 2 học theo phương pháp trực tuyến, song những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy và học vẫn là vấn đề nhiều giáo viên, học sinh vấp phải. Mới đây, Bộ GD-ĐT cũng đã có nhiều văn bản yêu cầu các trường cần triển khai linh hoạt việc dạy và học trực tuyến, trong đó có việc giáo viên cần thay đổi phương pháp giảng dạy, tuy nhiên, việc thay đổi tức thời không dễ với nhiều giáo viên đã quen với cách dạy truyền thống.
Các chuyên gia cho rằng, khi học trực tuyến cần có các phương pháp riêng phù hợp. (Ảnh minh họa)
Chia sẻ về những phương pháp giảng dạy trực tuyến, TS. Tôn Quang Cường, Chủ nhiệm Khoa Công nghệ giáo dục (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho rằng, sẽ không có công cụ hay công nghệ thần kỳ nào có thể xử lý được mọi vấn đề, mà điều quan trọng nhất là giáo viên phải thiết kế hoạt động học tập sao cho tạo ra được sự tương tác và phản hồi tốt nhất đối với học sinh. Muốn vậy, giáo viên không chỉ cần nắm chắc các kỹ năng sư phạm, nội dung bài học, mà cần biết kết hợp, trang bị cho học sinh những kỹ năng, kỹ xảo để các em sử dụng được các thiết bị công nghệ, hoàn thành nhiệm vụ học tập.
Nhìn lại thời gian triển khai dạy học trực tuyến vừa qua, TS Tôn Quang Cường cho rằng, đội ngũ giáo viên trên cả nước đã nỗ lực vượt bậc, khắc phục khó khăn để thực hiện nhiệm vụ. Tuy nhiên, vẫn còn những lỗ hổng về kỹ năng, phương pháp dạy học, nghiệp vụ sư phạm trong dạy – học trực tuyến. Các cán bộ quản lý giáo dục và nhà trường cần có kế hoạch trang bị cho các thầy cô giáo lấp những khoảng trống này để việc dạy và học đạt hiệu quả ổn định, bền vững và lâu dài.
Video đang HOT
Ngoài sự nỗ lực của giáo viên, TS Cường cũng nhấn mạnh rằng, để học trực tuyến hiệu quả, rất cần một hệ thống quản lý học tập, nội dung học tập và tài nguyên học liệu số được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trên phạm vi cả nước. Đặc biệt, khi học trực tuyến cần đảm bảo cho học sinh không bị đứt gãy sự tương tác, hoạt động dạy học được thực hiện đồng bộ, đảm bảo sự hỗ trợ tiến trình học tập bằng các phương án khác nhau bên cạnh các giờ học online.
Còn theo PGS.TS Nguyễn Chí Thành, Chủ nhiệm Khoa Sư phạm (ĐH Giáo dục, ĐH Quốc gia Hà Nội), khi dạy học online, ngoài nguồn học liệu truyền thống, học liệu số cũng trở thành phương tiện thiết yếu phục vụ các mục đích học tập, nghiên cứu và giảng dạy. Học liệu số bao gồm giáo trình điện tử, sách giáo khoa điện tử, tài liệu tham khảo điện tử, bài kiểm tra đánh giá điện tử, bản trình chiếu, bảng dữ liệu, các tệp âm thanh, hình ảnh, video, bài giảng điện tử, phần mềm dạy học, thí nghiệm mô phỏng và các học liệu được số hóa khác…
Theo PGS.TS Nguyễn Chí Thành việc khai thác và sử dụng học liệu cần được lựa chọn một cách phù hợp, bài giảng phải được thiết kế hợp lý với lứa tuổi học sinh cũng như từng phương án dạy học từ xa. Qua đó, tiến trình dạy học sẽ được xây dựng, phân tích gắn với phương tiện công nghệ và các yêu cầu sư phạm của các học liệu của từng phương án dạy học.
Theo Chủ nhiệm Khoa Sư phạm (ĐH Giáo dục), quá trình chuyển từ dạy học trực tiếp sang trực tuyến cũng sẽ đặt ra những yêu cầu và thách thức cho mỗi giáo viên, song đây cũng là cơ hội để giáo viên nâng cao năng lực ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học, linh hoạt hơn trong thiết kế bài giảng, phù hợp với yêu cầu của Chương trình GDPT mới./.
Những chuyện hài hước chỉ có trong lớp học online!
Sau khoảng 20 ngày dạy học trực tuyến, nhiều giáo viên Hà Nội đã gặp những tình huống 'dở khóc, dở cười' liên quan tới việc quản lý học sinh từ xa.
Ảnh minh họa
Cô giáo H. - một giáo viên trên địa bàn huyện Hoài Đức cho biết, ngày nào khi điểm danh đầu giờ cô cũng thấy các học sinh lớp mình tham gia đầy đủ. Điều đó cho thấy sự nỗ lực rất lớn từ học sinh và phụ huynh.
Do cô dạy môn Tự nhiên xã hội cho học sinh lớp 4 (không phải những môn chính như Toán,Tiếng Việt) nên khi học sinh vào lớp đủ, chăm chú lắng nghe thì bản thân cô rất vui, cảm thấy được động viên hơn.
"Dù là dạy trực tuyến nhưng tôi biết nếu không có tương tác với giáo viên, giáo viên không tổ chức các hoạt động trong lớp mà chỉ thao thao bất tuyệt nói thì các em sẽ không nghe, thậm chí là làm việc riêng", cô H. nói.
Vì thế, trong khi giảng, cô H. luôn mời học sinh trả lời các câu hỏi mà cô giáo đưa ra để tiết học sinh động, hấp dẫn hơn.
Tuy vậy, cá biệt có học sinh trong lớp của cô H. không chịu bật camera khi học. Khi cô giáo thắc mắc thì em trả lời rằng laptop hỏng camera nên phải dùng máy cây trong khi mẹ em chưa kịp mua camera.
Vừa học trực tuyến vừa chơi.
"Có những tiết học tôi gọi học sinh trả lời nhưng mãi không thấy học sinh hồi âm, lúc sau mới thấy tiếng mẹ học sinh này quát "Có dậy trả lời câu hỏi của cô không?".
Có những học sinh thì bật máy và điểm danh đầu giờ còn lại cả tiết học gọi cũng không thấy đâu, cuối cùng học sinh giải thích mic bị hỏng nên cô gọi mà không trả lời được.
Có hôm tôi yêu cầu nam sinh phải bật camera khi trả lời câu hỏi, mãi sau mới thấy em này bật camera, hóa ra nam sinh không ở nhà mà đang chơi ở nhà bóng dưới sảnh chung cư", cô H. nói.
Một giáo viên khác tại huyện Thanh Trì cũng vô cùng "đau đầu" khi khó kiểm soát 40 học sinh trong lớp học. Nhiều lần giáo viên này phải tạm dừng giờ học vài phút để kiểm tra xem các em có mặt đầy đủ trong giờ học trực tuyến hay không.
Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn Phương Anh, nhiều trẻ không tự giác khi học trực tuyến nên bố mẹ cần kèm cặp trực tiếp khi con đang học, nhất là với những học sinh tiểu học.
"Ở một số trường tư tôi thấy họ dạy trực tuyến bằng cách tách đôi lớp học thành ca sáng hoặc chiều, ngoài cô giáo chủ nhiệm còn có cả một cô quản lý lớp. Việc sĩ số ít và có thêm giáo viên là lợi thế rất lớn của trường tư khi triển khai dạy học trực tuyến", cô Phương Anh nói.
Với đặc thù của trường công là sĩ số lớp đông, số lượng giáo viên có hạn nên để việc học trực tuyến hiệu quả thì bố mẹ tham gia học cùng con với vai trò hỗ trợ chứ không học thay, làm thay cho con.
Ngoài ra, bố mẹ còn có thể kiểm soát sự tập trung của con, không để con tự ý làm việc riêng, mất trật tự, ăn uống trong tiết học để con ý thức được việc học là nghiêm túc chứ không vừa học vừa ăn, vừa học vừa chơi. Bố mẹ có thể nhắc nhở thêm về tư thế ngồi học, trang phục, cách xưng hô với giáo viên và thường xuyên nói chuyện với giáo viên chủ nhiệm về tình hình của con.
Bất cập khi học trực tuyến, phụ huynh nên làm gì để giúp con? Phương pháp dạy học trực tuyến chưa hiệu quả, đường truyền mạng thiếu ổn định, học sinh chưa có phương pháp học tập phù hợp... là những bất cập của việc học trực tuyến. Học trực tuyến cả thầy và trò đều vất vả. 24 tỉnh/thành học trực tuyến Theo thống kê của Bộ GDĐT, hiện nay có 25 địa phương hiện đang...