Học trò xài “dế” vô tội vạ
Nhắn tin trong giờ học, dùng điện thoại để quay bài hay luôn sẵn sàng “chộp” những khoảnh khắc sơ hở của giáo viên… Việc học trò sử dụng thiếu hợp lý, điện thoại di động đang làm “nhiễu sõng” không ít lớp học.
“Thủ phạm” phá bĩnh
Trong một chương trình kỹ năng sống cho học sinh (HS) tại một trường THPT ở Q.5, TPHCM, các chuyên gia tư vấn mới đầu rất hồ hởi vì thấy HS tham dự rất đông. Nhưng chỉ một vài phút sau, khi chương trình chưa chính thức bắt đầu, các chuyên gia đã “mất hứng” trò chuyện khi nhìn cảnh học trò ngồi lôm côm ở phía dưới. Thứ các em “ưu ái” nhất là “chú dế” trên tay mình.
Mặc thầy cô chia sẻ ở trên, nhiều học trò quay người để “nghịch” điện thoại.
Nhiều HS cắm đầu vào điện thoại (ĐT) bấm bấm, nhắn nhắn nhiều em quay hẳn lưng lại với sân khấu, chụm đầu vào với bạn “nghiên cứu” nội dung gì đó trong ĐT của bạn, hoặc để trầm trồ chiếc ĐT mới, lâu lâu lại cùng cười ầm lên cũng có em một lúc lại rời khỏi vị trí để “tám” ĐT… Rất ít HS chú ý đến chương trình diễn ra với những nội dung rất bổ ích cho mình.
Những hình ảnh trên là những cảnh dễ gặp trong những chương trình tuyển sinh, tư vấn tâm lý, thậm chí trong những buổi lễ quan trọng như khai giảng, tổng kết học kỳ tại các trường THPT ở TPHCM. Hầu hết, các em chỉ ngồi cho đủ chỗ, còn mọi chú ý của các em dồn hết vào chiếc ĐT trên tay. Có trường, thầy cô phải liên tục đi nhắc nhở HS cất ĐT nhưng họ vừa quay đi, các em lại lôi máy ra để tiếp tục “công việc” của mình.
Khi đến các trường phổ thông, dễ dàng thấy hình ảnh ĐT “đeo bám” HS mọi lúc mọi nơi. Ở sân trường, bài gửi xe, cổng trường, hành lang… Thấy HS là thấy “kèm” ĐT. Thậm chí giờ học cũng bị ĐT di động “phá bĩnh” khi GV lo giảng bài còn một số HS ngồi dưới lại bận… nhắn tin.
GV dạy Toán một trường THPT ở Q.1 cho hay, cô từng phát hiện có HS nhắn cả chục tin nhắn trong tiết học. Tiết học nhiều khi bị đứt quãng ảnh hưởng không tốt đến kết quả dạy học. Tuy nhiên, cô chỉ có thể nhắc nhở những trường hợp bị phát hiện hoặc tạm thời giữ ĐT. Còn nhiều HS khác vẫn “lén” nhắn tin trong giờ học mà không phải lúc nào GV cũng bắt được tại trận.
Dùng chưa đúng mục đích
Cô Hoàng Phương Anh (đường Nơ Trang Long, Q. Bình Thạnh, TPHCM) cho biết, khi con lên lớp 10, bố mẹ không còn đưa đón đến trường nên cô sắm điện thoại cho con để tiện quản lý việc học và sinh hoạt của cháu.
Video đang HOT
Nhưng rồi, cháu hiếm khi liên lạc để thông báo lịch học hay vui chơi đột xuất với bố mẹ. Thậm chí không ít hôm con gái cô “mất tích” đi chơi với bạn chẳng thèm báo tin mà còn tắt luôn điện thoại.
Cô Anh kể rằng, ngồi học một tay con cầm viết, tay kia cầm điện thoại. Học vài phút lại lấy điện thoại nhắn tin. “Lên giường đi ngủ nó cũng “ôm” điện thoại. Có đêm vừa xin 20 nghìn nạp thẻ nhắn tin mà sáng mai chẳng còn xu nào. Chỉ nhắn tin cho bạn bè thôi mà tháng nào cũng hết hơn 200.000 đồng. Nói thế nào cũng không xong, nó còn nhăn nhó mình”, cô Anh nói.
Điện thoại xuất lúc mọi lúc mọi nơi cùng với các em HS.
Anh Nguyễn Quang ở Gò Vấp, TPHCM, có con đang theo học lớp 9 cho biết, tuy ở trường cấm HS sử dụng điện thoại nhưng gia đình anh vẫn buộc phải sắm chon con vì cháu ở trường cả ngày, bố mẹ rất cần liên lạc để nắm tinh hình.
Đã rất nhiều lần cháu bị GV nhắc nhở vì nhắn tin trong điện thoại nhưng mới đây, GV thông báo cho gia đình, anh Quang mới hay có hôm chỉ trong một tiết học cháu nhắn đến… 18 tin nhắn.
Theo quy định, các trường đều cấm HS không được sử dụng trong giờ học nhưng thực tế các em vẫn dùng lén. Các GV phàn nàn, học trò sử dụng điện thoại nhiều vào mục đích trò chuyện, hẹn hò hoặc là để cãi vã với bạn bè. Hiện đại hơn là để chát chít, lướt “nét” và luôn sẵn sàng… quay lại những tình huống nào đó của GV để tung lên mạng.
Cô Nguyễn Hoàng Thị Kim Trâm, GV trường THPT Phú Nhuận (TPHCM) chia sẻ, hiện nay 100% HS lớp mình có điện thoại và toàn trường chắc cũng đạt con số đó. Việc sử dụng điện thoại làm nhiều em rất lơ là nghe giảng. Cô đã từng bắt gặp có những HS không chép bài, dùng điện thoại chụp lại bài giảng cho nhanh. Các kiến thức, bài giảng được các em lưu, chụp trong điện thoại để làm tài liệu quay cóp. Nguy hiểm hơn là các em có thể lướt nét tại chỗ, nên các kiến thức thầy cô giảng dạy, nhiều HS coi nhẹ vì cho rằng chỉ cần vào google để kiểm chứng là xong.
GV này nhấn mạnh, một vấn đề rất đáng bàn là HS luôn sẵn tinh thần ghi lại những sơ hở của GV ở góc độ “chọn lọc” chưa chắc đã đúng với bản chất sự việc. “Những vấn đề xuất phát từ phương tiện công nghệ làm GV đôi khi trở nên lệ thuộc vào học trò. GV đứng lớp rất e ngại và điều đó có thể làm họ không phát huy được hết khả năng, nhiệt huyết để giảng dạy, uốn nắn học trò. Tinh thần tôn sư trọng đạo cũng vì thế mà giảm đi phần nào”, cô Trâm lo ngại.
Chính GV nhiều khi cũng sử dụng điện thoại “sai chỗ”.
Tuy vậy, nhiều GV vẫn cho cho rằng cấm HS dùng điện thoại là không thể vì cái gì cũng có hai mặt, chiếc điện thoại không có lỗi mà lỗi ở người sử dụng. Khi mà gần như 100% HS THPT ở các thành phố đều có điện thoại, HS bậc THCS cũng dùng nhiều, thậm chí HS ở tiểu học cũng được bố mẹ sắm “dế” như hiện nay thì các em cần được chỉ dẫn một cách nghiêm túc về văn hóa sử dụng điện thoại, dùng đúng mục đích đó là phương tiện công nghệ hỗ trợ.
“Theo tôi phụ huynh cần chỉ dẫn cho các em, còn GV cũng phải gương mẫu trong cách sử dụng điện thoại. Không ít thầy cô giáo trong hội trường, hội thảo vẫn để chuông inh ỏi, ngồi nhắn tin… Thậm chí có người còn nhờ ai đó nháy máy để lấy cớ “trốn” khỏi nhiều buổi họp. Nếu vậy thì rất khó để “uốn nắn” các em”, cô Kim Trâm thẳng thắn.
Theo Dân Trí
Những kiểu 'quay' bài quái chiêu của giới trẻ
Những kiểu "quay" bài quái chiêu của giới trẻ
Mặc dù đã siết chặt kỉ luật thi cử bằng nhiều cách nhưng qua mỗi kì thi, nhiều sân trường lại trắng "phao" thi.
Cổ điển, hiện đại... tất cả các cách đều đã được một số học sinh cố sử dụng để nhàn thân. Nhưng các em không ngờ, những "chiêu" gian lận này, để lại hậu quả khôn lường trong học tập. Để vượt qua những kỳ thi đầy khó khăn mà không phải vất vả ôn luyện, một số học sinh lười biếng đã tung ra nhiều "độc chiêu" để "tác nghiệp" trước giám thị. Nhiều kiểu "quay" bài tinh vi đến mức có thể qua mắt những vị giám thị khó tính, trong những hoàn cảnh... éo le.
Kiểu cổ điển
M.T đang chuẩn bị "phao" thi tại nhà.
Vào vai học sinh (HS) lười, đang "sốt vó" cho kì thi sắp tới, chúng tôi "lang thang" vào một số diễn đàn dành cho HS với mục đích kiếm tìm những "mánh" gian lận trong thi cử từ cổ chí kim. Với status: "muốn điểm cao mà hok cần học", chúng tôi đã được một số bạn "cùng chung chí hướng" làm quen. Theo lời khuyên của nhiều "tiền bối", muốn được điểm cao mà không phải học chỉ có một cách hữu hiệu là rèn luyện kĩ năng "quay" bài. Học sinh có biệt danh Nh0chi94 ở TP Hồ Chí Minh chia sẻ: "Chúng tớ đã tập hợp được rất nhiều thủ thuật từ đơn giản đến tinh vi nhất bởi chính kinh nghiệm của các thành viên". Khi chúng tôi ngỏ ý "tham khảo" để học hỏi thêm thì các bạn rất nhiệt tình... "chỉ giáo".
Cuộc trò chuyện kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ với H.P (học sinh Trường THPT Trương Định, Hà Nội) đã giúp chúng tôi "khai sáng văn minh". Những "độc chiêu" từ cổ điển đến hiện đại được cập nhật, không thiếu một kỹ năng nào. Theo H.P, cổ điển nhất là cách lấy nguyên sách giáo khoa và vở ghi. Ngày trước, công nghệ tin học, điện tử chưa phát triển, cách quen thuộc của HS khi gian lận trong giờ kiểm tra là bê nguyên cả quyển sách to tướng vào lớp, giấu dưới ngăn bàn thỉnh thoảng thò tay vào ngăn lôi "phao cứu trợ" ra xem, rồi lại cất vào ngăn. Đấy là "hạ sách" của những học sinh quá lười. "Ai "gan to" mới làm cách này vì dễ bị phát hiện lắm" - H.P cho biết.
Bạn M.T (Đông Triều, Quảng Ninh) cho hay, quay bằng "phao" giấy thu nhỏ, "phao ruột mèo" là kiểu phổ biến nhất hiện nay. Phương thức này có thể "tác nghiệp" bằng nhiều cách, trong nhiều hoàn cảnh... éo le. "Anh nào công phu thì đánh vi tính thành "phao ruột mèo". Anh nào kém công nghệ thì làm nguyên quyển vở ghi (hoặc sách) ra ngoài hàng photo thu nhỏ lại, thế là vào lớp "tác nghiệp" ngon lành. Tài liệu thường được để trong hộp bút hoặc cài ở mặt sau của thẻ học sinh, khi mở ra xem thì mặt phải "lạnh tanh" và coi như lấy đồ dùng học tập, như thế mới không bị phát hiện", M.T chia sẻ công nghệ.
Còn như M.H (Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng, Hà Nội) lại chọn cách lấy bút chì ghi lên thước kẻ. Khi làm bài, chỉ việc nhìn vào bóng chữ trên cây thước mà chép. Dụng cụ dễ kiếm, lại... an toàn vì giám thị ít ngờ tới. M.H bật mí: "Chỉ với cây bút chì, loại chì đậm và cây thước cũ (chống chỉ định thước mới vì độ bám chì thấp) nhưng đòi hỏi tỉ mỉ trong khâu chuẩn bị". Tuy nhiên, cách làm này nhiều lúc khiến "khổ chủ" rơi vào tình trạng "dở khóc dở cười" như trường hợp của V.A (cũng là học sinh Trường THPT dân lập Đinh Tiên Hoàng): "Thức đến 2h sáng viết tài liệu lên thước, hôm sau vừa đầu giờ kiểm tra, cô giáo hỏi mượn thước và tiện tay cầm ngay "cứu tinh" của mình về bàn. Báo hại, cả giờ mình cứ cắn bút nhìn cô... và cười".
Kiểu công nghệ
Không chỉ trên mạng, dạo vài vòng qua một số "phố ôn thi" ở Hà Nội, nhiều chủ cửa hàng photo đã dàn dựng cho HS nhiều kiểu "quay" hiện đại hơn. Chỉ với cái USB có chức năng ghi âm, một chủ cửa hàng photo trên phố Tạ Quang Bửu "tác nghiệp" ngay trước đôi mắt tròn xoe của chúng tôi. Anh ta cho biết: "Phải ghi âm trước những câu trả lời trong đề cương vào USB, luồn tai nghe qua tay áo. Sau khi xem đề, xác định đúng câu mình cần rồi ấn... play. Khi thực hiện, tay phải viết, tay trái làm như chống cằm, thực ra là để giữ tai nghe".
Trong kì thi ĐH - CĐ, dù đã nghiêm cấm điện thoại di động nhưng một số thí sinh vẫn cố tình mang vào phòng thi. Một sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội đã "lật tẩy" hành động này: "Có thể "quay" bài qua điện thoại di động bằng công nghệ bluetooth. Với 2 máy di động có bluetooth, kèm camera chất lượng khá khẩm, người trong phòng thi và người "chạy biên" sẽ trao đổi câu hỏi và câu trả lời cho nhau qua công nghệ này. Cách này phải có mối quan hệ với mấy đứa học giỏi. Không có những cao thủ đấy thì vô tác dụng và bluetooth phải "xịn", không tậm tịt. Bên cạnh đó, điện thoại di động 3G dễ dàng truy cập Internet, cũng rất hữu hiệu đối với dạng thi trắc nghiệm".
Và các kí hiệu riêng
Cách thi trắc nghiệm được áp dụng phổ biến với nhiều môn học. Kiểu thi này khiến một số HS "phát minh" ra những kí hiệu riêng trao đổi bài, gian lận trong kiểm tra. Đáp án của đề thi trắc nghiệm thường có 4 lựa chọn: A, B, C, D. Nhiều HS đã mặc định với nhau rằng 1 tương đương với A, cứ như thế 2,3,4 tương ứng với B,C,D. Khi giơ ngón tay phải giả vờ như đang gãi đầu hay chống cằm để tránh bị phát hiện.
Đề phòng khi nhất thời quên vì học "vẹt", trước giờ kiểm tra, HS vào nhà vệ sinh gần nhất để tất cả tài liệu ở đó. Trong lúc làm bài, nhỡ quên mất ý nào thì xin đi vệ sinh, vào đó "lướt" đáp án khoảng 5-10 phút rồi trở lại làm bài. M.H kể về một giai thoại của lớp mình: "Hôm đó là giờ kiểm tra môn Lịch sử, đang trong thời gian làm bài, một bạn xin phép ra nhà vệ sinh. 5, 10, rồi 15 phút trôi qua vẫn không thấy bạn ấy quay lại. Trong không khí yên tĩnh bỗng vang lên tiếng gọi liên hồi "thầy ơi, thầy... cứu em với", kèm theo là tiếng khóc nức nở. Thì ra, bạn ấy vào nhà vệ sinh xem tài liệu, nhưng khi vào đóng cửa quá mạnh khiến "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Đến khi ra được thì cũng chả còn nhớ gì nữa".
Theo Giadinhnet
Điện thoại một công cụ "quay bài" xấu xí mới Đã qua rồi cái quãng thời gian teen cứ phải "chai mặt" bước vào các tiệm photo để "photo nhỏ". Cũng đã qua rồi cái quãng thời gian teen cứ phải hì hục viết tài liệu nhăn nhít lên bàn học hay bất cứ chỗ nào đó kín đáo. Thời đại mới, teen "liều" hơn, có những phương thức quay bài, xem tài...