Học trò vùng cao sáng chế xe lăn đặc biệt giúp phục hồi chức năng cho người bệnh
Từ ý tưởng mong muốn chiếc xe lăn không chỉ là phương tiện đi lại mà còn là công cụ để hỗ trợ giúp phục hồi chức năng và mang lại sự thoải mái hơn cho người bệnh, hai học sinh đã cùng với thầy giáo của mình nghiên cứu trong suốt thời gian dài. Cuối cùng sản phẩm đã đoạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh THPT tỉnh Nghệ An.
Ý tưởng từ những trăn trở thực tiễn
Sau nhiều ngày diễn ra sôi nổi, cuộc thi Sáng tạo Khoa học kỹ thuật (KHKT) dành cho học sinh trung học tỉnh Nghệ An năm học 2018 – 2019 đã kết thúc với kết quả toàn tỉnh có 63 trường THPT và 21 phòng Giáo dục tham gia với 204 dự án, từ 17/22 lĩnh vực, chung cuộc có 124 dự án đạt giải trong đó có 9 giải Nhất, 35 giải Nhì, 43 giải Ba và 37 giải Tư.
Hai học sinh tự tin thuyết trình về dự án của mình tại cuộc thi.
Trong số 9 dự án đạt giải Nhất và được chọn tham dự cuộc thi Sáng tạo KHKTdành cho học sinh trung học cấp quốc gia vào tháng 3/2019, đáng chú ý là dự án “ Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” của nhóm tác giả Trương Văn An, Phan Quỳnh Trang – học sinh lớp 8 trường THCS Trà Lân (huyện Con Cuông, Nghệ An) với sự hướng dẫn của thầy giáo Phan Sĩ Việt. Đây là dự án được đánh giá rất cao về ứng dụng trong thực tiễn mang lại hiệu quả.
Sản phẩm được ấp ủ từ những ý tưởng sơ khai ban đầu trong lúc hai học sinh đến thăm thầy Việt khi thầy bị ốm. Tại đây, các em gặp mẹ của thầy Việt, bà không may bị tai biến và phải ngồi xe lăn. Lúc này bà ra hiệu vì mỏi lưng, thầy Việt nhờ An lấy gối lót tựa lưng cho bà. Lúc ấy An buột miệng nói: Xe lăn này sao họ không thiết kế tựa lưng thầy nhỉ? Cả thầy Việt, An và Trang cùng nhìn vào chiếc xe lăn của bà không chớp mắt với những ý tưởng sẽ cải tiến chiếc xe lăn để có thể giúp cho mẹ thầy được thoải mái hơn.
Dự án “Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” được đánh giá có khả năng ứng dụng trong thực tế rất cao.
Em Trương Văn An sinh ra trong một gia đình bố mẹ là giáo viên THCS. Năm em lên 8 tuổi, bố em không may qua đời vì tai nạn giao thông (TNGT) trên đường đến trường. Thương mẹ, An cố gắng vươn lên trong học tập, An là học sinh giỏi môn Vật lý. Mỗi lần nghe nói đến những vụ TNGT, nhìn thấy những nạn nhân bị tai biến mạch máu não, bị TNGT phải ngồi trên xe lăn, An lại ấp ủ một ngày nào đó làm được chiếc ghế hay chiếc giường kết hợp tập luyện chức năng cho các nạn nhân.
Thầy giáo Phan Sĩ Việt là giáo viên giảng dạy Toán, Lý, công tác nhiều năm tại trường THCS Trà Lân. Thầy là giáo viên có chuyên môn vững vàng, được tôi luyện trong môi trường có nhiều giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh. Mẹ thầy bị tai biến cách đây 15 năm, trong đó 5 năm đầu bà còn đi lại được, 10 năm trở lại đây, sau cơn tai biến lần thứ hai, bà không thể đi lại được nữa. Hàng ngày thầy chăm sóc phụng dưỡng mẹ già, từ khâu vệ sinh cá nhân đến tập luyện phục hồi chức năng cho mẹ. Quãng thời gian dài chăm sóc mẹ, thầy Việt hiểu hơn ai hết nỗi vất vả của những gia đình có người thân bị tai biến mạch máu não, bị tai nạn rủi ro, bán thân bất toại.
Video đang HOT
Ba thầy trò bên chiếc xe lăn và người đầu tiên thử nghiệm cũng chính là mẹ thầy Việt. Nụ cười hạnh phúc của bà đã chứng minh những giá trị thực tiễn mà chiếc xe mang lại.
Trong khi đó, Phan Quỳnh Trang là nữ sinh học tốt môn tiếng Anh, ý tưởng mơ ước sáng tạo ra một sản phẩm bổ trợ học tiếng Anh cho người khuyết tật cũng được Trang ấp ủ từ lâu.
Sản phẩm đạt giải Nhất cuộc thi sáng tạo KHKT
Từ câu hỏi của em An, từ mơ ước của Trang và thực tiễn chăm sóc mẹ của thầy Việt, dự án “Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” đã hình thành. Ba thầy trò bắt đầu từ chính chiếc xe lăn của mẹ thầy Việt. Mỗi buổi chiều bà con khối xóm lại thấy ba thầy trò hì hụi bên chiếc xe lăn, tháo ra, lắp vào, rồi lại lắp vào tháo ra. Nhiều hôm ba thầy trò bới bới, tìm tìm trên bãi kho thu mua phế liệu để nhặt nhạnh những bộ phận chi tiết hư hỏng từ phế thải để tái chế vào sản phẩm của mình. Mỗi khi có ý tưởng, thầy trò lại cùng thảo luận tháo gỡ.
Đầu tiên là cải tiến tựa lưng cho người bệnh. Qua thử nghiệm, nhiều chức năng bổ trợ phục hồi khác được thêm vào chiếc xe lăn như bàn đạp đặc biệt dành cho người bệnh, bàn đa năng được lắp thêm vào chiếc xe lăn. Mẹ thầy Việt cũng chính là người thử nghiệm chiếc xe lăn đầu tiên.
Ba thầy trò lại lúi húi mày mò, thay đổi bàn đạp chân có khớp kéo dài ngắn để phù hợp với chiều cao của mỗi bệnh nhân. Bệnh nhân bán thân bất toại chân tay thường mất cảm giác, do vậy một đôi dép cao su mềm có quai được gắn vào bàn đạp chân để cố định chân cho người bệnh khi tập luyện, hoặc khi đẩy xe di chuyển. Tấm tựa lưng được thay thế bằng nhiều thanh gỗ nhỏ, nhẵn bóng vừa có tác dụng như một máy mát xa giúp người bệnh thoải mái hơn.
Cuối cùng khi mẹ thầy Việt ngồi vào để thẩm định, bà nở nụ cười tươi và có những trải nghiệm rất ưng ý. Lúc này, ba thầy trò mới xác định sản phẩm đã hoàn thành, sau quãng thời gian hơn 3 tháng nghiên cứu.
Tại cuộc thi Sáng tạo KHKT dành cho học sinh bậc THCS huyện Con Cuông, năm học 2018 – 2019 sản phẩm đạt giải nhất, được là 1 trong 4 dự án chọn tham gia cấp tỉnh. Sau cuộc thi cấp huyện, được sự quan tâm của lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Con Cuông, ý kiến tư vấn của ban giám khảo, thầy trò lại mày mò sửa đổi từng chi tiết để sản phẩm được hoàn thiện hơn.
Hiện tại ba thầy trò đang cố gắng hoàn thiện dự án của mình và mong muốn sản phẩm sẽ được ứng dụng rộng rãi trong thực tế.
Sau đó, dự án của các em lại tiếp tục đoạt giải Nhất tại cuộc thi Sáng tạo KHKT dành cho học sinh trung học tỉnh Nghệ An năm học 2018 – 2019. Thuyết trình về dự án của mình Trương Văn An và Phan Quỳnh Trang trình bày: “Ngày nay xuất phát từ nhiều nguyên nhân mà di chứng bệnh tai biến mạch máu não, di chứng của tai nạn gia thông, tai nạn lao động là rất nhiều. Di chứng càng nặng nề thì gánh nặng phục hồi điều trị chăm sóc càng đè nặng lên bản thân bệnh nhân và gia đình họ. Thậm chí nhiều bệnh nhân và gia đình phải buông xuôi vì khó khăn trong chăm sóc và tập luyện phục hồi. Sản phẩm “Cải tiến xe lăn bổ trợ dụng cụ phục hồi chức năng” với giá thành thấp, chi phí rẻ phù hợp túi tiền người lao động. Các tính năng giúp người bệnh và gia đình giảm bớt gánh nặng trong chăm sóc, bổ trợ phục hồi chức năng.”
Một dự án mang tính nhân văn cao, giáo dục các em sự cảm thông, chia sẻ đối với bệnh nhân bị di chứng tai biến mạch máu não, tai nạn, rủi ro. Một dự án có tính khả thi để đi vào thực tiễn, đáp ứng được nhu cầu của hàng ngàn bệnh nhân mà giá thành rẻ, chi phí thấp. Ba thầy trò cũng mong muốn dự án được triển khai sản xuất với số lượng lớn để cung cấp đến người bệnh trong thời gian sớm nhất.
Nguyễn Phê
Theo Dân trí
Cô gái xinh xắn giành giải Nhất cuộc thi My FutureNZ là ai?
Đỗ Phương Thanh (Đại học Ngoại thương) là cô gái được trải nghiệm chuyến đi 7 ngày đến New Zealand khi giành giải Nhất cuộc thi My FutureNZ.
Cuộc thi My FutureNZ được tổ chức dành riêng cho học sinh sinh viên (HSSV) tại Việt Nam. Tại vòng chung kết cuộc thi, thí sinh Đỗ Phương Thanh đã trở thành người chiến thắng chung cuộc.
Theo đó, Thanh là người sở hữu tấm vé cho chuyến hành trình 7 ngày đến với xứ sở New Zealand, tham quan trường đại học mơ ước - Đại học Otago và còn gặp gỡ những giảng viên hàng đầu tại đây.
Đỗ Phương Thanh giành giải Nhất cuộc thi My FutureNZ.
Phương Thanh rất vui mừng khi trở thành người chiến thắng của cuộc thi. Thanh cũng háo hức để bắt đầu hành trình đến đất nước tuyệt vời này.
Nữ sinh xinh xắn này cho biết: "Chuyến đi New Zealand là cơ hội tuyệt vời để mình khám phá, trải nghiệm. Thông qua cuộc thi này, mình đã tìm hiểu và biết được rằng, ngoài việc sở hữu thiên nhiên tuyệt đẹp, New Zealand còn nổi tiếng bởi nền giáo dục hàng đầu thế giới trong việc chuẩn bị tương lai và đội ngũ giáo viên tốt nhất thế giới".
Phương Thanh thuyết trình phần thi của mình.
Để có mặt trong vòng chung kết, ban đầu các thí sinh phải sử dụng công cụ MyStudyNZ để tìm kiếm ngành học tại trường đại học phù hợp với nguyện vọng và định hướng của bản thân. Sau đó, các thí sinh phải thực hiện một video clip dài dưới 3 phút trình bày về kế hoạch học tập của mình tại New Zealand và vì sao kế hoạch này giúp họ thành công trong tương lai.
Từ 50 bài dự thi ở vòng loại, 5 thí sinh có điểm cao nhất dựa trên bình chọn từ khán giả và đánh giá của ban giám khảo đã được lựa chọn để tham dự vòng chung kết.
Bên cạnh phần thi gay cấn của các thí sinh, chương trình còn hấp dẫn giới trẻ khi quy tụ các vị khách mời đặc biệt như MC Thảo Tâm, ca sỹ Thái Trinh và thần tượng Vietnam Idol Kids Jayden Trịnh.
5 thí sinh tranh tài tại chung kết cuộc thi My FutureNZ.
Trong vòng chung kết, mỗi thí sinh có 3 phút trình bày bằng tiếng Anh về kế hoạch học tập của mình và sau đó trả lời câu hỏi từ phía ban giám khảo.
Thông qua đó, giám khảo đánh giá các thí sinh dựa trên các tiêu chí như sự hiểu biết về nền giáo dục New Zealand, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng giải quyết vấn đề cũng như kỹ năng lãnh đạo.
Kết quả chung cuộc:
Giải Nhất: Đỗ Phương Thanh (Đại học Ngoại Thương, Hà Nội)
Giải Nhì: Một Ipad: Nguyễn Đan Khanh ( Trường quốc tế Á Châu, TP. HCM
Giải khuyến khích: Đào Mạnh Nghĩa (Đại học Luật TP. HCM), Nguyễn Thị Quỳnh Giang (THPT Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu) và Nguyễn Hương Trà (Đại học Ngoại Thươg Hà Nội)
Thí sinh Đỗ Phương Thanh đến từ Hòa Bình
Thí sinh Đào Mạnh Nghĩa đến từ Quảng Trị
Thí sinh Nguyễn Thị Quỳnh Giang đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu
Theo vtc
Khoảng trống tư vấn học đường Trong một hội thảo cấp quốc gia về xây dựng mô hình tư vấn tâm lý vừa qua, Bộ GD-ĐT đã công bố kết quả khảo sát tại nhiều tỉnh, thành phố như Hà Nội, TP HCM, Hải Dương, Khánh Hòa..., cho thấy có trên 90% học sinh đang gặp khó khăn, vướng mắc về tâm lý. Ảnh minh họa Trong đó, học...