Học trò vùng cao nhảy bao bố trong lễ khai giảng
Đây là những trò chơi mà các em học sinh vùng cao trường tiểu học Đăk Kôi (Kon Tum) thường chơi ở nhà, khi đi học và những ngày lễ đặc biệt.
Con đường đến trường của học sinh vùng cao.
Sáng nay (5/9), hòa trong niềm vui chung của cả nước, trường tiểu học Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum hân hoan chào đón năm học mới. Xã Đăk Kôi là một một xã vùng sâu vùng xa của tỉnh Kon Tum. Trong xã có 100 % là đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng.
Trong buổi sáng nay, không phải em nào cũng có đồng phục để khai giảng.
Video đang HOT
Nhưng nụ cười rạng rỡ luôn thường trực trên gương mặt trẻ thơ.
Tại lễ khai giảng năm học mới, các em còn hồn nhiên trong những trò chơi dân gian như nhảy bao bố cướp cờ, kéo co. Những trò chơi này ở các vùng nông thôn đều có, tuy nhiên ngày nay đã mai một.
Trò chơi kéo co thu hút sự quan tâm của toàn trường.
Trò chơi nhảy lò cò đá vật trong ô theo tiếng Xê Đăng là trò Kinh Không.
Hết lượt chơi các em kẻ lại ô cho rõ nét vì sân thường mờ đi do những lượt thi đấu.
Theo Thanhnien
Chuyện vùng cao trước ngày khai giảng
Chắc chắn là các cuộc hội nghị, tập huấn của ngành giáo dục và liên quan đến giáo dục rất nhiều, có thể dịp sắp khai giảng năm học mới càng nhiều.
Ảnh minh họa
Nhưng không có cuộc tập huấn, hội nghị nào những người dự nhận được thông tin về những điều như thế này:
1. Chuyện gạo
Đầu năm nay, Thủ tướng đặt câu hỏi trong một hội nghị: "Bây giờ mình không thiếu gạo, mình cũng viện trợ nơi này nơi khác, vậy tại sao để con cháu mình trong cảnh cháu mang mì, cháu mang ngô, cháu mang khoai đến lớp rồi phải lợp chòi nấu ăn?".
Sau đó ngày 18-6-2013, Thủ tướng có quyết định số 36/2013/QĐ-TTg, theo đó hỗ trợ học sinh các trường dân tộc bán trú và học sinh các vùng đặc biệt khó khăn mức 15kg gạo/tháng. Nguồn gạo lấy từ kho dự trữ quốc gia. Thời điểm các em được hưởng là từ ngày 1-9-2013. Bây giờ chỉ còn ít ngày nữa là đến năm học mới (mà thực tế các em đã đến trường từ giữa tháng 8 và bếp bán trú đã đỏ lửa), nhưng dường như không nhà trường nào thuộc diện hưởng chế độ trên biết đích xác lúc nào gạo đến. Tôi được biết nhiều nơi đã mua gạo cho các em.
Một hiệu trưởng chia sẻ lo lắng: "Nếu mua thực phẩm, chịu nợ rồi khi có tiền cấp về sẽ trả nợ là chuyện xưa nay thầy cô vẫn làm. Nhưng nếu mua gạo cho học sinh ăn trước rồi lại có gạo cấp về thì làm sao bán gạo để lấy tiền đủ trả nợ?". Các hiệu trưởng than thở lúc nào cũng ở thế khó: không làm theo như chế độ đã có thì khổ học sinh, mà làm theo thì khó cho họ. Câu hỏi là liệu đến thời điểm này đã có các cuộc bàn định và đã xác định rõ ràng cách thức cũng như tiến độ đưa gạo hỗ trợ về các trường học (sẽ không đơn giản vì vận chuyển khó và tốn kém)? Nếu đã có một kế hoạch như thế thì sao chưa ai ở vùng cao biết? Vài ngày nữa gạo đến từng trường, trẻ em no bụng ngày khai giảng - điều thần kỳ ấy sẽ diễn ra chăng?
2. Chuyện sách giáo khoa
Trước đây học sinh vùng đặc biệt khó khăn được hỗ trợ mua sách. Có một điều chỉnh mới là chỉ hỗ trợ mua sách giáo khoa cho học sinh thuộc hộ nghèo. Ở các vùng đặc biệt khó khăn, kể cả hộ không được coi là hộ nghèo, cũng không dễ gì bỏ tiền ra để mua sách giáo khoa cho con. Tại một huyện miền núi, tôi được biết các thầy cô đang lo rằng cho dù có tái sử dụng sách cũ tại chỗ thì vẫn có hàng ngàn em bước vào năm học mới không có sách.
Tại Hà Nội và nhiều nơi khác có phong trào quyên góp sách cũ để gửi lên các bạn vùng cao. Có khó khăn là nhiều loại sách khi sử dụng học sinh đã làm bài tập ngay trong sách. Thật tình là người thuộc thế hệ đi học chủ yếu sử dụng sách cũ, được răn dạy không bao giờ để sách dính mực, quăn mép do còn dành cho lứa sau dùng lại, tôi không thể hiểu nổi cái cải tiến có giá nhiều ngàn tỉ đồng là để học sinh viết ngay lên sách học - tức dùng một lần. Cho đến giờ tôi không hiểu nổi. Nếu có hội nghị khoa học nào của ngành giáo dục phân tích rõ cơ sở của việc làm này, tôi xin được đăng ký đến nghe.
3. Chuyện sách truyện cho học sinh vùng cao
Trên vùng cao, học sinh những năm đầu tiểu học rất hạn chế về tiếng Việt. Có lẽ không gì giúp học sinh nhanh thông thạo ngôn ngữ phổ thông và mở mang cảm nhận, hiểu biết bằng các cuốn sách truyện phù hợp. Tôi đã đi nhiều trường vùng cao và biết một tủ sách là ước mơ không dễ có. Kể cả các trường có thư viện thì sách truyện vẫn rất ít. Các thầy cô mong có sách cho học sinh không kém gì gạo, thức ăn. Đến bao giờ mỗi trường vùng cao có một thư viện có kha khá sách, lúc đó khó khăn về ngôn ngữ phổ thông của học sinh sẽ vơi đi rất nhiều. Điều đó không cần cuộc hội thảo khoa học nào người ta cũng biết.
Đó là chưa nói đến chuyện tủ thuốc, chuyện lớp học, chuyện ký túc xá... Chính sách hỗ trợ của Nhà nước nhiều, bổ sung liên tục, và thật sự mà nói đã làm thay đổi rất mạnh mẽ cuộc sống và việc học của con em vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn. Nhưng Nhà nước cũng không thể lo hết được. Riêng chuyện thư viện, rất nhiều nhóm thiện nguyện đang lo mua, quyên góp làm tủ sách cho trường học vùng khó khăn. Nên chăng Bộ Giáo dục - đào tạo phải chủ động để khơi nguồn ủng hộ của xã hội cho những chuyện như thế này. Và hãy nên có nhiều cuộc thảo luận, tập huấn về những cách làm như thế.
"Chúng tôi biết đọc mà" Hội nghị tập huấn về chất lượng đào tạo trung học vùng khó khăn tổ chức tại bãi biển Ninh Thuận. Hội nghị tập huấn giáo dục cho con em dân tộc đặc biệt ít người tổ chức ở bãi biển Cửa Lò (Nghệ An). Hội nghị tập huấn nâng cao trình độ tiếng Việt cho trẻ em dân tộc ít người tổ chức tại Hà Nội... Dĩ nhiên, đó là những việc rất cần. Nhưng tôi biết chắc các cán bộ, thầy cô từ Tây Bắc đi dự tập huấn thì trong lòng như lửa đốt: gạo bao giờ đến, thiếu sách giáo khoa thì dạy thế nào, thiếu sách truyện thì học sinh chóng thạo tiếng Việt cách nào... Đấy là chưa nói đến một mối lo khác: mỗi phòng giáo dục vùng cao chỉ có một vài trăm triệu đồng định mức chi phí hành chính, công tác cho cả năm. Đi dự một chuyến tập huấn xa là có thể tốn cả 5-10 triệu đồng/lần. Một cán bộ giáo dục ở vùng cao nói với tôi: "Có những lần đi nghe được nhiều nội dung có ích, nhưng cũng có lần đi hàng ngàn cây số mà đúng ra giá họ gửi tài liệu đến là được rồi. Chúng tôi biết đọc mà!".
Theo Tuoitre
Niềm vui và nỗi đau thương trong ngày khai giảng Sáng 5/9, 15 triệu học sinh bậc tiểu học, THCS, THPT trên cả nước dự lễ khai giảng năm học mới 2013-2014. Trong ngày lễ thiêng liêng này, có cả những niềm vui hân hoan và những sự cố đáng buồn đã xảy ra. Ngày 5/9 đã trở thành ngày khai trường trên toàn quốc, là sự mở đầu, tạo hứng khởi cho...