Học trò tôi ‘vui không tưởng’ khi bị phạt tiền!
Tôi quan sát thấy cả học sinh bị phạt và học sinh thu tiền phạt vui không tưởng được. Quan trọng nhất là các học sinh ‘cá biệt’ nhờ bị phạt kiểu này mà tiến bộ dần.
Câu chuyện bà Nguyễn Thị Kim Tuyến – giám đốc Công ty MST, phạt học viên bằng tiền gây xôn xao dư luận vừa qua không có gì lạ về nội dung xử phạt, mà “lạ và độc” ở chỗ bà này đã dùng những lời lẽ thiếu tính sư phạm với học viên và vô tình biến hình phạt này trở nên tiêu cực và xấu xa trong bối cảnh ngành giáo dục đang có nhiều trăn trở như hiện nay.
Là giáo viên, từ lâu tôi đã nghe và thấy không ít hình thức phạt tiền này, từ hồi tôi còn là sinh viên sư phạm đi kiến tập và thực tập cho đến khi trực tiếp đứng lớp.
Bản thân tôi thấy dùng phương pháp này đối với học sinh cấp THCS rất hiệu quả và có ích. Tuy nhiên việc phạt tiền phải được sự đồng thuận giữa học sinh với giáo viên. Với học sinh cấp 2, chỉ có giáo viên chủ nhiệm mới thuận lợi áp dụng tốt phương pháp này.
Tôi còn nhớ năm tôi đi kiến tập sư phạm (2002), sau khi làm quen và nhận lớp, tôi tập làm chủ nhiệm. Buổi thứ hai bước vào lớp, tôi thấy bạn thủ quỹ cầm một quyển sổ vừa thu tiền vừa ghi chép cái gì đó, còn các học sinh khác vây quanh vừa cười vừa nói vui vẻ.
Các em bảo: “Đây là tiền phạt học sinh vi phạm nội quy của trường, của lớp cô ạ. Làm thế này các bạn ‘cá biệt’ sẽ không vi phạm nữa mà lớp lại có thêm tiền quỹ để cuối năm liên hoan. Đây là thỏa thuận giữa cô chủ nhiệm với cả lớp, đặc biệt là các bạn quậy phá”.
Video đang HOT
Tôi quan sát thấy cả học sinh bị phạt và học sinh thu tiền phạt vui không tưởng được. Sau một lượt nộp phạt là một tràng pháo tay và những trận nhảy nhót của các em. Tôi được biết số tiền nộp phạt rất ít, chỉ bằng 1/10 tiền ăn sáng của các em. Nhưng các học sinh ‘cá biệt’ nhờ bị phạt kiểu này mà tiến bộ dần.
Bây giờ, học sinh lớp 9 tôi đang giảng dạy cũng dùng cách phạt này và lớp tiến bộ trông thấy.
Cách đây mấy tuần, trong giờ dạy của tôi, một số học sinh nam nói chuyện và không chịu chép bài. Sau mấy lần nhắc nhở, tôi lấy sổ đầu bài ghi tên các em thì một em năn nỉ: “Cô ơi cô đừng ghi tên chúng em vào sổ, vì một lần có tên trong sổ em phải nộp phạt 2.000 đồng. Em có 5.000 đồng ăn sáng, nếu nộp 2.000 đồng thì làm sao ăn sáng no được”.
Các học sinh khác nói: “Bạn biết vậy sao còn vi phạm? Nếu tiếc tiền thì đừng nói chuyện và chép bài đầy đủ đi”.
Sợ bị phạt và được bạn động viên, góp ý, em học sinh đó trở nên nghiêm túc hơn và tôi cũng không ghi tên em vào sổ nữa.
Đem câu chuyện kể cho giáo viên chủ nhiệm lớp này, chị cười cho biết: “Hôm sinh hoạt lớp đầu học kì 2, thấy tình hình lớp không tiến bộ, chị cùng lớp bàn giải pháp đưa lớp đi lên và cố gắng cho các em tốt nghiệp để có bằng cấp hai. Thế là lớp tự đưa ra phương pháp và hình thức phạt tiền này rồi nhất trí 100% luôn. Chị vui quá vì lớp đã tự quy định và tự thỏa thuận với nhau”.
Rõ ràng cũng là phạt tiền, nhưng cách làm của các em học sinh cho thấy có tác dụng. Quan trọng hơn, các em tự thấy xấu hổ khi phải nộp tiền cho những lần vi phạm. Mỗi lần nộp tiền như thế lại nhận được sự góp ý của các bạn cùng trang lứa, nên học sinh rất nhanh tiến bộ cả trong suy nghĩ lẫn trong học tập.
Giáo dục không có chỗ cho “buôn bán” hay “vụ lợi”, càng không có chỗ cho việc xúc phạm nhân cách người học mà cần dựa vào nguyên tắc tôn trọng và lắng nghe nhau.
Những người làm công tác giáo dục luôn cần đặt chữ tâm lên hàng đầu, góp phần giúp giáo dục nước nhà tiến bộ, đừng vì đồng tiền mà đánh mất bản chất vốn có của giáo dục.
Theo tuoitre.vn
Phạt cô giáo mắng học viên 'não lợn' 5 triệu, giải thể trung tâm MST
Liên quan tới vụ cô giáo tiếng Anh chửi mắng học viên, ngày 8-5, Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội đã ra các quyết định xử lý.
Ảnh minh họa
Cụ thể, Thanh tra Sở GD-ĐT Hà Nội ban hành quyết định xử phạt hành chính đối với Công ty MST, mức phạt là 20 triệu đồng về việc tự ý thành lập cơ sở giáo dục để tổ chức dạy ngoại ngữ.
Riêng với hành vi vi phạm quy định về kỉ luật người học, xúc phạm danh dự, nhân phẩm qua các clip đã đăng tải trên mạng xã hội, bà Nguyễn Thị Kim Tuyến - Giám đốc Công ty MST, bị xử phạt hành chính mức 5 triệu đồng.
Sở GD-ĐT Hà Nội cũng ra Thông báo số 1644/TB-SGDĐT ngày 8-5 về việc dừng toàn bộ hoạt động giảng dạy tiếng Anh tại MST; giải thể đối với hành vi tự ý thành lập cơ sở giáo dục của Công ty MST.
Đồng thời dừng toàn bộ hoạt động giảng dạy đối với bà Nguyễn Thị Kim Tuyến - Giám đốc Công ty MST.
Trước đó trên mạng xã hội lan truyền clip một cô giáo - được xác định là bà Tuyến, chửi mắng học viên là "lợn" do học viên không làm bài tập nhưng không nộp phạt như cam kết với trung tâm.
Trong clip, cô giáo xưng "tao", "mày" và những lời khó nghe như: "Ra ngoài kia, có 1 hay 10 trung tâm cũng không thể biến một con lợn thành một con người được đâu" hay "Chúng tao không để cho những thằng mặt lợn như mày học ở đây", "Loại mặt người óc lợn", "Đây là sân chơi của tao, luật của tao, mày cứ đóng phạt 100.000 thì lớp học tiếp, không thì ra ngoài... Bao nhiêu buổi không học, bước vào lớp của tao thì phải nhớ đó là quy định, mày đã dám ký cái cam kết học hành như thế nào mà giờ không làm".
Phần đông người xem video clip bức xúc vì dù là cơ sở giáo dục nào và vì lý do gì thì cũng không thể tồn tại ngôn ngữ thiếu văn hóa, xúc phạm nhân phẩm người khác.
Vĩnh Hà
Theo tuoitre.vn
"Cô giáo tiếng Anh" xưng "mày tao", chửi học viên là "lợn" chỉ có bằng Kế toán "Tại thời điểm kiểm tra, bà Nguyễn Thị Kim Tuyến chỉ xuất trình được bản sao Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành Kế toán; các văn bằng, chứng chỉ khác chưa cung cấp được" - lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết. Liên quan đến vụ người dạy tiếng Anh xưng "mày tao", chửi học viên là "lợn", trao đổi với...