Học trò tả cô giáo dáng như siêu mẫu, tóc màu nâu đỏ
“Dáng người cô nhỏ nhắn, xinh xinh, thanh cao. Dáng đi của cô đi như siêu người mẫu. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Mái tóc cô xoăn và có màu nâu đỏ”.
Đó là bài văn của học sinh lớp 5 do cô giáo Lê Cẩm Vân – trường tiểu học Nam Đồng – Nam Trực – Nam Định chủ nhiệm. Cô Vân ra đề như sau: “Hãy tả một người mà các em thường gặp”.
Cô giáo trẻ cho biết: “Trước khi làm bài, mình sẽ hướng dẫn về cấu tạo của bài văn tả người, cách viết, còn suy nghĩ là của riêng từng con. Mình khuyến khích các con không nên dựa vào văn mẫu mà hãy viết bằng tư duy của mình. Các con tả ai? Họ như thế nào và tình cảm dành cho họ ra sao? Sự sáng tạo, thật thà và ngây thơ trong bài văn sẽ được đánh giá cao”.
Hầu hết học sinh đều lựa chọn tả mẹ hoặc cô giáo. Trong đó có những bài viết về cô giáo 9X rất thật thà, ngộ nghĩnh.
Em Vũ Thị Ngân – học sinh lớp 5B miêu tả như sau: “Cô cao một mét sau mươi bảy, dáng đi siêu mẫu. Mỗi khi cô đi chơi cô thường mua đồ ăn cho chúng em. Cô dạy chúng em rất hiểu bài. Lời nói của cô với các thày cô giáo rất lịch sự, lễ phép. Cô ăn mặc rất sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp. Sở thích của cô là trang điểm và thích mặc đồ thời trang”.
Bài văn của học sinh Vũ Thị Ngân.
Trong một bài viết khác, học sinh Trần Đình Kiên cô giáo giống siêu mẫu: “Dáng người cô nhỏ nhắn, xinh xinh, thanh cao. Dáng đi của cô đi như siêu người mẫu. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Mái tóc cô xoăn và có màu nâu đỏ”.
Video đang HOT
Trần Đình Kiên miêu tả cô giáo rất chân thật.
Em Trần Hồng Hạnh có cách so sánh rất ngộ nghĩnh: “Hàm răng cô trắng như những bông hoa huệ ở trong tổ”.
Trần Hồng Hạnh viết về cô giáo đầy yêu thương,
Cô giáo trẻ sinh năm 1991 rất thú vị trước suy nghĩ của học sinh. Vân kể lại: “Mình hỏi các em: “Cô giống người mẫu lắm à?”. Học sinh bảo: “Không ạ, cô giống siêu mẫu”.
Cô giáo Vân cao 1,68m – là người cao nhất trong trường, nặng 49,5 kg. Khi lên lớp, trang phục chủ yếu của Vân là quần jean, áo sơ mi và dép cao gót. Cô kể lại: “Có học sinh hồn nhiên hỏi: “Cô ơi sao cô còn cao hơn cả bố em vậy?”.
Cô giáo 9X Cẩm Vân nhí nhảnh trong cuộc sống thường ngày.
Có kinh nghiệm trong nghề sư phạm được 2 năm, Vân chia sẻ, niềm vui trong nghề dạy học là được trò chuyện, vui chơi cùng học trò.
Theo Zing
Trẻ tiểu học tả bố tối về muộn, tóc vuốt keo
"Tóc bố em dài thế nên em phải dùng keo để vuốt lên. Đừng hiểu lầm, keo ở đây nghĩa là keo vuốt tóc ấy chứ không phải keo năm linh hai (502) hay keo con voi đâu nhé".
Đó là câu văn ngộ nghĩnh của một học sinh tiểu học. Với đề bài "Hãy miêu tả người bố của em", học sinh lớp 4A1 trường tiểu học HaNoi Academy đã có những bài viết thú vị. Không chỉ đơn thuần là bài văn miêu tả, học sinh còn trình bày bài viết bằng những hình vẽ ngộ nghĩnh theo những sáng tạo riêng của mình.
Bạn Hồng Anh (lớp 4A1) đã miêu tả bố dưới hình thức một bài thơ. Trong đó có những câu ngộ nghĩnh như: "Bố của em/ Bố hơi lười lười/ Bố của em/ Bố rất là hiền".
Hình ảnh một ông bố trong xã hội hiện đại được miêu tả qua góc nhìn trẻ thơ: "Bố của em/ Sáng đi làm việc/ Bố của em/ Tối đi về muộn".
Để bài thơ của mình thêm sinh động, Hồng Anh đã vẽ chân dung bố theo phong cách hoạt hình và rất nhiều trái tim yêu thương.
Bài thơ trình bày ngộ nghĩnh của Hồng Anh.
Trong một bài viết khác, Minh Đức - học sinh lớp 4A1 cũng miêu tả người bố của mình thường xuyên về muộn do công việc là một giám đốc danh nghiệp. Minh Đức miêu tả: "Bố dậy từ sáng sớm để đi công tác ở xa nên em rất ít khi được gặp bố. Đến tận tối muộn, bố mới về. Nhiều khi, do làm việc mệt quá bố thức dậy muộn. Khi đó em chỉ kịp chào rồi hôn lên má bố trước khi đi học".
Nhập mô d cho ảnh
Học sinh Phạm Hưng (lớp 4A1) đã miêu tả bố bằng giọng văn lý luận của con trẻ. Hưng viết như sau: "Bố em cao, to và đẹp trai. Bố em hơi già, trông bố em thì khó tính và nghiêm khắc nhưng thật ra thì bố em rất hiền lành và tốt bụng. Tóc bố em dài thế nên em phải dùng keo để vuốt lên. Đừng hiểu lầm, keo ở đây nghĩa là keo vuốt tóc ấy chứ không phải keo năm linh hai (502) hay keo con voi đâu nhé...".
"Mặc dù bố có rất nhiều việc không có thời gian chăm sóc em nhưng không có nghĩa là bố không yêu em. Bố của em đã rất vất vả để đóng tiền học cho em. Em sẽ cố gắng học giỏi để không phụ công bố em" - Phạm Hưng đã có những suy nghĩ rất người lớn.
Bài văn tả bố thật thà của Phạm Hưng.
Mong muốn đem đến cho học sinh lứa tuổi tiểu học một môi trường học không sử dụng văn mẫu, giáo viên trong trường luôn khơi gợi sự sáng tạo, khuyến khích sự thật thà của con trẻ. Những bài văn trên không chỉ đơn thuần chỉ nộp cho cô giáo, đây còn là món quà học sinh gửi tặng bố thay lời muốn nói.
Theo Zing
Đối đáp cô - trò trong bài văn lớp 2 khiến nhiều người... nể Học sinh viết: "Con không thích cái kiểu cô bắt con ở lại chán quá". Cô giáo ghi lời phê: "Nhưng con viết đúng chính tả, chữ viết sạch đẹp, viết nhanh thì cô sẽ không bắt con nữa". Trên diễn đàn về giáo dục, chị Lệ Thu - giáo viên dạy tiếng Anh trường tiểu học Thanh Am (Long Biên, Hà Nội)...