Học trò “qua mặt” giáo viên: Chuyện nhỏ?
Vờ đau bụng, giả bệnh, bạn bè cùng phối hợp với nhau để “ qua mặt” thầy cô… Trên thực tế, nhiều khi giáo viên phải sống chung với không ít “chiêu” chống đối từ chính những học trò của mình.
Đến giờ là… bệnh
“Cô ơi, con xin phép ra ngoài đi vệ sinh. Con đau bụng”, phải đến lần thứ 3, khi cậu học trò tên Việt cứ vào đầu giờ kiểm tra bài cũ y như rằng lại kêu đau bụng, cô Thủy, giáo viên (GV) dạy Sinh tại một trường THCS ở Q.12 (TPHCM) mới bắt đầu nghi ngờ. Một lần, khi điệp khúc “Con đau bụng” được Việt lặp lại, GV này lấy cớ cần gọi điện thoại để đi theo Việt. Cậu học trò vừa nhăn mặt vì đau đớn giờ đang vắt chân cười hì hì trước cửa tolet và chỉ run rẩy khi GV tiến vào hỏi: “Con đau sao rồi?”.
Cãi vòng một lúc, học trò này mới thú nhận lâu nay giả vờ đau bụng… để không bị gọi hỏi bài. Cô Thủy điều tra thêm, mới biết Việt cũng dùng “chiêu” này với một số môn học khác. “Đặc biệt, nhiều bạn trong lớp biết học trò này lừa thầy cô vì các em kể “chiến tích” cho nhau và một số em khác cũng đã sử dụng đến chiêu bệnh để “qua mặt” thầy cô”, cô Thủy nói.
Chiêu “bệnh” là cách được khá nhiều HS áp dụng khi cần đối phó việc gì đó với GV, nhà trường. Nhiều GV khẳng định, nói các em sợ học là chưa chính xác vì không riêng gì việc bài vở mà nhiều tình huống khác như đi học muộn, lười làm vệ sinh, thể dục… có em vẫn nói dối để đối phó.
Không chỉ “qua mặt” GV, có HS còn qua mặt phụ huynh bằng nhiều trò khác. Chị Văn Thị Thiện, ngụ ở Q.6 kể rằng, lớp học của cô con gái mình thường xuyên “có vấn đề” như hôm nay thì cô bệnh, ngày mai được nghỉ tiết… để không làm bài tập ở nhà, cũng như dựng ra nhiều chuyện để xin tiền bố mẹ.
Đến khi GV mời chị lên làm việc, cháu thường “trốn” kiểm tra bài cũ bằng nhiều cách như bị đau bụng, giả vờ bị thương băng bó ở tay… chị mới biết con mình lừa cả hai chiều. “Lúc tôi nói chuyện với con, cháu nói nhiều bạn khác cũng lừa thầy dối bố mẹ như vậy”, chị Thiện nói.
Người mẹ này thẳng thắn, một phần các em không có hứng thú, mệt mỏi với việc học thì một phần có thể bây giờ nhiều trẻ như con chị được cưng chiều quá, bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu nên gặp một chút khó khăn là chán nản, tìm cách đối phó. “Có lẽ tôi cũng phải xem lại cách dạy con của mình”, người mẹ cho hay.
Lừa thầy là chuyện nhỏ?
Video đang HOT
Tại Trường THCS An Nhơn (Q.Gò Vấp, TPHCM), sân trường có bãi gửi xe đạp cho HS nhưng có hiện tượng lạ… là rất đông HS chỉ “chuộng” gửi xe tại các hàng quán quanh trường dù mỗi lượt gửi các em phải trả 2.000 – 3.000 đồng.
Điều tưởng như bất thường này lại hết sức bình thường đối với các HS bởi đó cũng là một “biện pháp” đối phó với nhà trường được nhiều em sử dụng. “Nếu gửi xe trong trường, bọn con muốn bùng tiết đi chơi rất khó. Gửi xe ở ngoài tuy mất tiền nhưng chỉ cần “chuồn” được người ra ngoài là có phương tiện để đi ngay”, em N., HS lớp 8 ngồi tại quán ăn gần trường cho hay. Giờ này lẽ ra N có mặt ở lớp nhưng cậu ngồi đây để chờ nhóm bạn của mình trốn tiết đi chơi.
Một HS lớp 12 Trường THPT Hùng Vương (Q.5, TPHCM) khẳng định, chuyện HS nói dối, dựng chuyện để “qua mặt” thầy cô là hết sức bình thường, không chỉ một mà có khi cả nhóm cùng lên kế hoạch. “Trong những buổi làm bài kiểm tra, hoặc thi cử, bọn em vẫn thường xuyên đưa các dấu hiệu báo cho nhau để biết kết quả, đáp án. Thầy cô muôn đời chẳng thể nào biết mà có biết cũng không làm được gì. Không chỉ trường em mà nhiều trường khác bạn cũng có nhiều cách khác và lan truyền cho nhau”, em này nói.
Học sinh rất cần người lớn chia sẻ những suy nghĩ, tình cảm của mình.
Mới đây, tại Trường THCS Khánh Hội A và Trường THCS Quang Trung (Q.4, TPHCM), các GV đã thấy nhiều HS ngủ gật bất thường trong giờ học. Tìm hiểu, thầy cô mới phát hiện các em sử dụng thuốc recotus, một loại thuốc ho có thành phần gây nghiện. Có em ngộ nhận rằng uống thuốc này vào gây hưng phấn, không sợ trả bài, không sợ GV… như một cách để đối phó. Trước đó, tại một số trường học khác ở TPHCM cũng đã phát hiện nhiều HS sử dụng thuốc recotus để trốn trả bài.
Cô Trần Thị Minh Thi, hiệu trưởng Trường THCS Khánh Hội A bày tỏ, ngoài tác hại của thuốc đến sức khỏe mà các em không lường được thì điều đáng lo ngại là HS đều cho rằng hành vi của mình là “chuyện nhỏ”.
Theo bác sĩ tâm lý Nguyễn Văn Ca, phó trưởng khoa Thần kinh Bệnh viện 175, học trò cấp 2, cấp 3 cũng là giai đoạn “chuyển giao” từ trẻ con sang người lớn nên suy nghĩ, cách hành xử rất phức tạp. Tuổi này, trẻ thích khám phá những điều mới lạ, nên cách “đối phó” người lớn, uống thuốc gây nghiện, bỏ học… với các em có thể cũng là một sự “khám phá” và trải nghiệm cảm giác đối đầu với mạo hiểm.
Giai đoạn này, trẻ thường phản đối kịch liệt những nguyên tắc của người lớn, thử theo cách suy nghĩ logic mới của bản thân. Trẻ rất chú trọng quan hệ bạn bè nên cũng dễ bắt chước nhau một cách mù quáng. Tuổi dậy thì, do có nhiều mối quan tâm nên học trò rất dễ bỏ bê, chán chường việc học là vì vậy.
Theo BS Ca, đây là những hành vi mang tính “nguy hiểm” trong những dấu hiệu của tuổi dậy thì. Tuy nhiên, người lớn khoan đã vội phê phán, quy kết hành vi của trẻ mà phảicần phải nắm bắt được tâm lý lứa tuổi. Trên cơ sở đó cần phân tích, định hướng cho các em những suy nghĩ, hành vi phù hợp bằng cách cư xử đầy chia sẻ và thông cảm – đây là điều ở lứa tuổi các em cần nhất từ thầy cô, bố mẹ.
Hoài Nam
Theo dân trí
Ngủ gật khi đến trường
Thay vì mang theo tinh thần sảng khoái đến trường vào mỗi buổi sáng, hình ảnh học sinh (HS) gật gù ngủ sau lưng cha mẹ trên đường đến trường đã không còn xa lạ.
Tranh thủ mọi lúc, mọi nơi
Trong ngày 14.12, trên đoạn đường Liên tỉnh 5 (ngã tư Bùi Minh Trực - Liên tỉnh 5, Q.8, TP.HCM) qua cầu Nhị Thiên Đường, Tùng Thiện Vương, đến dốc cầu Chà Và (nối liền Q.5 và Q.8), chúng tôi bắt gặp đến 3 trường hợp HS ngủ gật trên xe.
Tại đoạn trước cổng Phòng khám đa khoa Xóm Củi (đường Tùng Thiện Vương, Q.8), lúc 6 giờ 30 một phụ huynh chạy xe ba gác máy chở 2 HS, trong đó có một HS nữ khoảng 14 tuổi, một HS nam khoảng 10 tuổi. Mặc xe cộ ồn ào, HS nam vẫn... trùm áo mưa và say sưa ngủ trong tư thế ngồi dựa lưng vào thành xe.
Tại điểm khác cũng trên đường này, một HS khoảng 13 tuổi trong trang phục quần xanh, áo trắng ngồi trước xe cha chở. Thỉnh thoảng cậu lại ngủ gật, dập mạnh đầu xuống thành tay lái, tỉnh giấc rồi không lâu sau lại tái diễn hành động cũ...
Trong lúc dừng đèn đỏ tại ngã tư Lương Nhữ Học - Trần Hưng Đạo, Q.5, chúng tôi tiếp tục bắt gặp hình ảnh một nữ sinh tiểu học ngồi trên xe, mắt nhắm nghiền, người dựa vào lưng cha còn tay lúc ôm, lúc... thả tự nhiên. Vì sự an toàn của con, người cha phải một tay cầm lái, một tay ngoái lại phía sau giữ con.
Tại nhiều đoạn đường khác của Q.5 như Trần Phú (có Trường tiểu học Trần Quốc Toản), Nguyễn Duy Dương (có Trường tiểu học Phạm Hồng Thái, THCS Lý Phong), đường CMT8 (Q.3), Phạm Viết Chánh (Q.1)... chúng tôi cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh HS ngủ gật trên đường đến trường. Đó còn chưa kể đến chuyện, nhiều phụ huynh vì sự an toàn của con nên... cả nhà ta cùng đến trường: cha cầm lái, con ngủ, mẹ ngồi phía sau giữ con.
Tranh thủ ngủ trên đường đến trường
Áp lực từ nhiều phía
Nhiều phụ huynh khẳng định do con em họ truy cập internet tại nhà quá khuya nên sáng không thức nổi; nhiều phụ huynh khác cho biết do đặt tiêu chí cho con là "chưa thuộc bài không đi ngủ" nên các em phải thức khuya học thuộc bài. Một phụ huynh có con đang học tại Trường THCS Hoàng Văn Thụ, Q.10, nói: "Làm như vậy chỉ muốn tốt cho kết quả học tập của con. Và chuyện cha con cùng thức đến 11, 12 giờ đêm để dò, học bài là chuyện thường xảy ra".
Nhiều chuyên gia giáo dục, tâm lý nhận định: "HS đang sống lệch múi giờ khi ngày ngủ li bì, đêm thức khuya"; một số chuyên gia cho rằng HS ngủ gật trên đường đến trường còn có nguyên nhân giờ vào học buổi sáng quá sớm...
Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông, Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM, nhận định: "Trước kia, vào buổi sáng HS rất minh mẫn và tiếp thu bài nhanh, nhưng nay thì ngược lại. Chu kỳ giấc ngủ của người phương Tây là ngủ trễ - dậy trễ, ở phương Đông (trong đó có Việt Nam) là ngủ sớm, dậy sớm. Nhưng hiện nay, cuộc sống của đa phần chúng ta đang có sự chuyển hóa sang ngủ trễ và dậy sớm, do tính chất công việc. Từ đó, kéo theo con em phải thích nghi theo".
Bà Võ Ngọc Thu, Trưởng phòng Giáo dục Q.5, cho biết: "Hiện nay HS tiểu học được học 2 buổi/ngày. Việc học ở lớp là chính. Về nhà phụ huynh chỉ nên cho con đọc trước hoặc xem các bài học tiếp theo cho ngày mai khoảng một giờ đồng hồ là đủ. Còn HS THCS thì một buổi học ở trường, buổi còn lại nên ôn bài vừa học trên lớp và xem trước bài mới. Đừng chờ đến tối mới học. Một đêm ngủ có 5, 6 tiếng thì không thể nào tái tạo sức khỏe tốt để tiếp thu bài vở khi lên lớp".
Bác sĩ Phạm Văn Trụ, Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần TP.HCM, cũng khuyên: "HS cấp 1, cấp 2 trung bình mỗi ngày ngủ từ 8-12 giờ thì mới đảm bảo sức khỏe. Nếu mỗi đêm chỉ ngủ 5, 6 giờ, khi vào lớp, chắc chắn các em sẽ có trạng thái ngầy ngật, tiếp thu bài kém. Phụ huynh nên để cho con em ngủ đúng giờ để khi lên lớp tinh thần học tốt, tiếp thu bài nhanh, đỡ mất thời gian học bài tại nhà".
Cần điều chỉnh giờ học muộn hơn Giờ học như hiện nay là quá sớm. Như vậy, để khắc phục tình trạng HS ngủ gật vào mỗi sáng đến trường, chúng ta cần phải thực hiện một bài toán vĩ mô của các cấp ngành, đồng bộ điều chỉnh giờ học và giờ làm việc muộn hơn hiện nay. Có như vậy, HS có thể kéo dài thêm giấc ngủ, đủ sức khỏe đến trường. Tiến sĩ Huỳnh Văn Thông
Trưởng khoa Báo chí và Truyền thông Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM Nên học theo tuyến Nguyên nhân xảy ra tình trạng HS ngủ gật trên trường đi học buổi sáng còn xuất phát từ việc cho con học trường trái tuyến xa nhà. Chẳng hạn như gia đình ở quận này nhưng có nhiều lý do nên xin cho con học tại quận khác. Vì vậy nếu học tại trường được phân tuyến có khi chỉ cần 15 phút đến trường. Nếu cứ kéo dài tình trạng này thì HS không có hứng thú tiếp thu kiến thức... Bà Lê Ngọc Điệp
Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm (Q.1, TP.HCM
Theo Bích Thanh - Minh Luân (Thanh Niên)
Hà Nội: Lại quay về giờ học cũ sau 1 ngày... đổi giờ Ngày 9/10, Trường tiểu học Kim Giang, quận Thanh Xuân HN đã bất ngờ thay đổi giờ học thay vì vào học lúc 7h 30 như thường ngày chuyển sang lịch học lúc 8h và tan học lúc 16 giờ. Chỉ sau 1 ngày thực hiện nhà trường đã phải trả lại giờ học như cũ. Lãnh đạo nhà trường giải thích lý...