Học trò làm bài kiểm tra trên điện thoại: Ngăn kẻ gian lận “đóng thế”
Còn 10 phút nữa mới hết giờ làm bài, cô học trò Minh Tâm, Trường THPT Tây Thạnh, TPHCM đã hoàn thành bài kiểm tra giữa kỳ môn Hóa. Em kết thúc bài làm và lập tức kết quả kiểm tra báo về với 9,17 điểm.
Biết điểm ngay lập tức
Gần 1.000 học sinh lớp 12 Trường THPT Tây Thạnh, TPHCM vừa kết thúc đợt kiểm tra đánh giá giữa kỳ 1 năm học 2020-2021. Trong đó, 3 môn Toán, Lý, Hóa các em làm bài kiểm tra trực tuyến qua điện thoại hoặc máy tính qua hệ thống Trường học Thông minh 789.
Học sinh sẽ làm trên bài điện thoại có kết nối mạng, em nào không có điện thoại sẽ làm bài tại phòng máy tính của trường.
Trong lúc làm bài, nếu gặp sự cố, các em sẽ chuyển lên phòng máy. Khả năng đồng bộ dữ liệu theo thời gian đảm bảo thí sinh sẽ không bị mất hay sai điểm nếu có sự cố bất ngờ (mất mạng internet, mất điện,…) xảy ra trong quá trình làm bài.
Sau khi kết thúc bài làm, các em sẽ nhận kết quả kiểm tra ngay lập tức. Sau ngày thi một hôm, sẽ có đáp án chính thức, học sinh được phản hồi một cách tức thời về bài làm của mình.
Ngoài tự động chấm điểm, điểm thi cũng được tự động nhập vào sổ điểm. Giáo viên hoàn toàn không can thiệp vào quá trình này.
Học sinh lớp 12, Trường THPT Tây Thạnh, TPHCM làm bài kiểm tra giữa kỳ trên điện thoại
Video đang HOT
Đây là năm thứ hai, Trường THPT Trần Hữu Trang, TPHCM tổ chức các kỳ kiểm tra đánh giá trực tuyến cho học sinh. Năm nay, toàn bộ học sinh 3 khối 10,11,12 kiểm gia giữa kỳ 1 qua điện thoại, máy tính.
Sau thời gian đưa vào áp dụng, ông Võ Thiện Cang, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Hữu Trang cho hay, hình thức này mang lại rất nhiều tiện ích cho giáo viên, giúp giáo viên tiết giảm rất nhiều công sức.
Quản lý nhiều trường cũng đánh giá, với cách thức này , học sinh được làm quen với hình thức học tập, đánh giá trực tuyến. So với hình thức truyền thống, thi trực tuyến giúp tiết kiệm giấy, tài liệu, phô tô… Nhất là giáo viên giảm được những việc “ngốn” rất nhiều thời gian, gây căng thẳng như chấm điểm, vào sổ…
Các em biết điểm kiểm tra ngay sau khi kết thúc bài làm
Ngoài ra, cách thức thi này cũng đảm bảo tính khách quan. Đề thi do tổ bộ môn trường với nhiều giáo viên cùng thực hiện, đưa về hệ thống nhiều đề.
Từ đó, hệ thống sẽ tạo ra nhiều mã đề một cách khách quan, học trò không bị “lệ thuộc” vào cách ra đề, chấm điểm của bất cứ giáo viên nào.
Tìm cách ngăn “người đóng thế”
Theo Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung về đánh giá điểm số cấp tiểu học đến THPT, từ năm học này, lần đầu tiên cho phép kiểm tra, đánh giá học sinh trên máy tính.
Điều này, giúp các trường mạnh dạn hơn trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc học tập, kiểm tra đánh giá.
Được biết, tại TPHCM đến nay có 28 trường học, cả nước là trên 500 trường đưa vào áp dụng mô hình học tập, kiểm tra đánh giá trực tuyến này với khoảng 80.000 tài khoản giáo viên và 400.000 tài khoản học sinh.
Tuy nhiên, nhiều trường rất băn khoăn vì việc này đòi hỏi điều kiện hệ thống thiết bị, mạng nhất định. Nhất là lo lắng việc kiểm tra đánh giá trực tuyến là vấn đề gian lận thi cử khi học sinh làm bài ngay trên thiết bị của mình, có kết nối mạng internet.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai, Phó hiệu trưởng Trường THPT Tây Thạnh cho biết, hệ thống có tính năng chống gian lận trong thi cử đảm bảo khi các em làm kiểm tra không thể làm việc khác.
Giám thị kiểm tra bài của học sinh để xác nhận quá trình các em làm bài trên chính thiết bị của mình
Khi các em vào bất kỳ trang nào khác, hay chát chít trao đổi, nghe điện thoại gọi đến… hệ thống sẽ cảnh báo các em “làm việc riêng”. Nếu học sinh vẫn cố tình vào quá lần thứ 3, hệ thống sẽ tự đăng xuất và nộp bài của học sinh ngay lập tức.
Và khi đó, bài làm của các em tự động kết thúc, xuất nộp bài luôn. Không những không hoàn thành bài thi mà học sinh còn vi phạm quy chế thi.
Bà Nguyễn Thị Phương Mai lưu ý một vấn đề khác, khi làm bài thi trực tuyến, người ngồi ở đâu cũng có thể làm bài. Học sinh hoàn toàn có thể chuyển tài khoản cho người ở nơi khác, đóng thế mình để làm bài.
Tại Trường THPT Tây Thạnh, nhà trường ngăn chặn nguy cơ này bằng cách nhắc giám thị tăng cường quan sát kỹ quá trình làm bài của học sinh và thêm một thao tác: yêu cầu các em xác nhận quá trình làm bài trên chính thiết bị của mình.
“Chúng tôi yêu cầu, trước khi học sinh nhấn nút nộp bài, các em giơ tay báo giám thị. Giám thị sẽ kiểm tra trên thiết bị của học sinh, xác nhận đúng là các em làm bài thiết bị này. Khi đó, người nơi khác làm bài cũng không được xác nhận”, bà Mai cho hay.
Hàng ngàn học sinh TPHCM thi giữa kỳ trên điện thoại
Ngày 30/10, Trường THPT Trần Hữu Trang và THPT Tây Thạnh (TPHCM) đã tổ chức kỳ thi giữa kỳ bằng hình thức trực tuyến cho hơn 1.500 học sinh. Theo đó, các em học sinh sẽ làm bài trên smartphone hoặc máy tính bảng thay vì bằng giấy bút như trước đây.
Thí sinh vui mừng khoe điểm kiểm tra ngay sau khi làm bài trực tuyến trên điện thoại
Hình thức thi trực tuyến này được ứng dụng trên hệ thống Trường học thông minh 789.vn. Kết quả thi sẽ được dùng để lấy điểm chính thức.
Thầy Võ Thiện Cang - Hiệu trưởng trường THPT Trần Hữu Trang cho biết: "Đây là năm thứ hai Trường áp dụng Trường học thông minh 789.vn vào hệ thống giảng dạy vì ứng dụng này mang lại nhiều tiện ích cho giáo viên như hoàn thiện công nghệ đồng bộ hoá dữ liệu theo thời gian thực nhằm đảm bảo khi thí sinh thi sẽ không bị mất hay sai điểm nếu có sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình làm bài..."
Thi sinh làm bài trực tiếp trên điện thoại...
Tương tự, Trường THPT Tây Thạnh, quận Tân Phú cũng áp dụng hệ thống Trường học thông minh 789 bắt đầu từ năm học 2020 - 2021. Cô Nguyễn Thị Phương Mai - Phó Hiệu trưởng cho biết, Trường học thông minh 789.vn đã giải phóng rất nhiều sức lao động cho giáo viên.
"Với 789, hệ thống chấm điểm và vào sổ điểm tự động, tiết kiệm 100% thời gian thời gian trộn đề thành nhiều mã chỉ với một nút bấm, đảm bảo được tính công bằng, minh bạch trong một kỳ thi. Chi phí in ấn, photo tài liệu, đề thi cũng không cần nữa. Tất cả đều được thao tác trực tiếp trên Trường học thông minh 789.vn", cô Mai nói.
Được biết, tính đến thời điểm hiện tại, Trường học thông minh 789.vn đã triển khai cho hơn 500 trường trên khắp cả nước với khoảng 80.000 tài khoản giáo viên và 400.000 tài khoản học sinh.
Khi kiểm tra bằng hình thức trực tuyến thì bài thi của học trò sẽ lưu trữ ở đâu? Nghiên cứu Thông tư 26, nhiều giáo viên đã không khỏi lo lắng rằng, liệu hình thức kiểm tra trên hệ thống máy tính có thật sự khả thi hay không? Theo Thông tư số 26 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ngày 26/8/2020, có hiệu lực từ ngày 11/10/2020, các bài kiểm tra, đánh giá học sinh sẽ được...