Học trò Gò Hí vào mùa đào trùn mưu sinh
Từ 3-4 năm nay, mùa hè của các em học trò thôn Gò Hí, xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam) là ngày ngày theo ba, theo chú, theo anh và chúng bạn ra bãi Cồn Sóng đào trùn đất, mưu sinh phụ giúp gia đình.
Vậy là vừa hết một năm học, những học trò thôn Gò Hí lại tất bật mưu sinh mà không hề có thời gian nghỉ ngơi sau những tháng dài bận bịu với sách vở và những kỳ thi.
Chờ khi nước cạn nhặt niềm vui
Nước cạn, là khi thủy triều trên con sông bao bọc thôn Gò Hí rút nước, lộ ra bãi Cồn Sóng đen sánh bùn non và những ụ bùn non đã khô quánh lại vì nắng gắt trồi lên những lỗ nhỏ li ti, là nơi những con trùn đất trú ẩn. Khoảng độ cuối tháng 4, đầu tháng 5, khi học trò bắt đầu nghỉ hè, cũng là thời điểm nghề đào trùn đất được mùa nhất. Cứ 2 – 5 giờ chiều mỗi ngày, từ ngày 20 đến 30 hàng tháng, lúc thủy triều rút ra xa nhất, cũng là lúc dễ dàng săn bắt trùn nhất.
Em Huỳnh Phước Diện, vừa xong năm học lớp 8, tranh thủ thời gian nghỉ hè cùng gia đình và những bạn bè cùng trang lứa chờ ngay khi nước cạn là rủ nhau ra bãi Cồn Sóng đào trùn bất kể trời đang nắng chang chang đổ lửa. Tay Diện thoăn thoắt tay xẻng xới bùn đất, tay thò nhanh xuống hang vừa xới rộng ra bắt trùn. Với kinh nghiệm 2 mùa hè đào trùn mưu sinh, Diện mô tả rành rọt: “Cứ thấy ụn đất nhỏ trồi lên có một lỗ nhỏ bên trên là biết ngay có con trùn bên dưới. Mỗi hang như vậy chỉ có một con. Hiếm lắm mới cuốc được một hang có hai con. Mà mình phải nhanh tay lẹ mắt. Nó lủi nhanh lắm. Hễ nó ùn mình làm trồi đất lên là phải cuốc xẻng xuống thật mạnh và sâu và lấy nó lên quẳng vào chỗ bùn khô là nó không lủi lại xuống lòng đất được nửa”.
Cả mùa hè, Diện cùng bạn bè trang lứa vào cuộc mưu sinh phụ giúp gia đình.
Video đang HOT
Hùng Vinh, cậu bạn học cùng trang lứa với Diện chia sẻ: “Cỡ ni còn sớm chớ chút chiều xế bóng chút là bãi này đông người lắm. Tụi em tranh thủ canh nước cạn ra sớm để đào được nhiều. Trời nắng như vậy cực nhưng mà bắt được nhiều trùn vui lắm”.
Bất kể trời nắng chang chang, chờ khi nước cạn là các em thoăn thoát tay cuốc tay đào trùn đất.
Niềm vui mùa hè của các em là được phụ giúp gia đình.
“Cực mà vui…”
Trùn bắt được đem về phơi một nắng đã khô rang. Một kg trùn khô bán cho thương lái được 250- 300 nghìn đồng tùy thời điểm. Một “tay” đào trùn trung bình mỗi ngày đào được gần 2 kg trùn sau khi đã phơi khô, kiếm được 400- 500 nghìn đồng, quả thực là một khoản thu nhập không nhỏ với những người dân thôn Gò Hí, vốn quanh năm chủ yếu mưu sinh với nghề đánh bắt thủy hải sản nhỏ lẻ gần bờ.
Một kg trùn đất phơi khô bán được 250- 300 nghìn đồng là một khoản thu nhập không nhỏ với những hộ dân thôn Gò Hí.
Chị Võ Thị Hai, mẹ của em Huỳnh Phước Diện cho biết: “Nghề này mới được 3- 4 năm trở lại đây thôi. Từ khi dân trong thôn thấy đám người lạ từ tứ xứ về đây tìm đào trùn. Thấy có thương lái tới tận thôn hỏi mua. Vậy là tụi nhỏ theo ba với anh trai ra bãi coi học người ta đào trùn. Cánh thương lái gọi con này là con sâm đất. Nghe nói có thể đem chế biến thành vị thuốc nam chữa bệnh hen suyễn hiệu quả nên được giá. Mà loại này phơi khô xong nướng lên ăn cũng chẳng khác chi mực nướng, ngọt hơn nữa. Thử tính, một tháng có khoảng 10 ngày nước cạn hung là có nhiều trùn, mỗi ngày thằng Diện được gần 2 ki lô, khoảng 500 nghìn. 10 ngày kiếm năm triệu, thêm phần của ba với anh trai là thong thả lo cho tụi nhỏ sửa soạn vào năm học mới. Lại có thêm tiền cho gia đình dành dụm lo bữa ăn phòng những tháng mưa gió, không làm ăn chi được…”.
Vậy mới hiểu niềm vui của Diện, của Vinh, của những cậu học trò nhỏ thôn Gò Hí khi đào được những con trùn đất. Bán cả mùa hè trên bãi Cồn Sóng, các em vào cuộc mưu sinh cùng gia đình, vơi nhẹ gánh lo cho ba mẹ mỗi đầu năm học mới. Cực mà vui…
Theo dân trí
Cô sinh viên bán bánh đổi chữ
Những người bán hàng các chợ Tân Lập, Thủ Đức, Tam Bình (Q.Thủ Đức, TPHCM) lâu nay đã quen thuộc với hình ảnh một cô gái có dáng người nhỏ và nước da ngăm đen, tay bưng mâm bánh, tay cầm sách học bài.
Có khi cô gái đọc sách chăm chú đến mức khách gọi mua bánh mà vân không nghe. Cô gái đó là Lý Thùy Trang, sinh viên năm thứ nhất, Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức.
Lý Thùy Trang (phai) ban banh đê trang trai viêc hoc hanh.
Năm 1990, khi Thùy Trang cất tiếng khóc chào đời thì cũng là lúc người cha vĩnh viễn đi xa. Mẹ con Trang không ruộng đất, không vốn liếng, nhà cửa tạm bợ không che nổi nắng mưa. Hai anh em Trang còn quá nhỏ, một mình mẹ khi đi gặt lúa mướn, lúc buôn gánh bán bưng, nhưng bữa cơm của ba mẹ con mãi chẳng đầy. Khi Trang sáu tuổi, ba mẹ con đành dắt díu nhau rời Cần Thơ lên TPHCM kiếm sống. Vừa đi học ở lớp học tình thương, Trang vừa cùng mẹ và anh trai rong ruổi khắp mọi nẻo đường thành phố bán vé số mưu sinh. Vất vả là vậy nhưng năm nào Trang cũng đạt học sinh tiên tiến.
Trang tốt nghiệp phổ thông cũng là lúc mẹ em trở bệnh đau khớp, hậu quả của môt đơi lội ruộng mương, ban ve sô... Từ ngày Trang nhập học Trường CĐ Công nghệ Thủ Đức, Trang và mẹ chuyển sang bán bánh bông lan ở chợ để mẹ đỡ phải đi lại.
Hiện tại mẹ con Trang đang trọ ở số nhà 115/11/9/10A, phường Trường Thọ, Thủ Đức. Khu nhà trọ với nhiều lần "xuyệt" nằm cuối con hẻm nhỏ. Phòng trọ của mẹ con Trang chỉ là mái tôn thừa ra được ông chủ nhà dựng thêm một bức vách để che nắng mưa. Phòng hẹp, không có giường ngủ, hai mẹ con phải nằm ngủ dưới nền nhà ẩm thấp, bệnh đau khớp càng hành mẹ Trang nhiều hơn. Góc học tập của Trang cũng chỉ đủ đặt một cái ghế nhựa nhỏ. Những khi thời tiết nắng nóng, Trang ngồi trong nhà học bài mà mồ hôi chảy thành dòng.
Thường thì Trang đi học chỉ một buổi, buổi còn lại đi bán bánh. Hai mẹ con mỗi người một mâm bánh, hôm đi chợ này, hôm rảo chợ khác. Nhiều đêm bán hết bánh mà trời vẫn chưa sáng, lại không dám về vì con hẻm vao nhà không có đèn điện, hai mẹ con đành vạ vật ngủ lại ở chợ.
Những lúc bánh bán hết sớm, hai mẹ con lại xoay qua mua bán rau. Khi trời hửng sáng Trang mới vội vàng đạp xe chở mẹ về nhà để còn kịp đến lớp.
Những người bạn nghèo khó học chung với em ở lớp tình thương ngày trước giờ đã mỗi người một ngả, có người đã lập gia đình. Trang bảo mình may mắn hơn là được tiếp tục học tập. "Em đang học ngành kế toán, hy vọng ra trường kiếm được việc làm để mẹ đỡ cực hơn", Trang tâm sự.
Theo Phụ nữ TPHCM
3 triệu USD nâng cao chất lượng giáo dục THPT ở 11 tỉnh Ngày 24/5, Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tài trợ trị giá 3 triệu USD giúp dự án nâng cao tiếp cận giáo dục trung học cho học sinh nghèo ở Việt Nam. Theo đó, sẽ có khoảng 7.500 học sinh ở 11 tỉnh, trong đó có 3 tỉnh miền núi phía Bắc và 8 tỉnh vùng duyên hải miền...