Học trò đồng tính, thầy cô lạc hậu 20 năm
Thầy cô và người lớn có đang chững lại phía sau, trong khi giới trẻ Việt đã bắt đầu tỏ ra cởi mở và thấu hiểu?
Giới trẻ có cái nhìn cởi mở với LGBT*
Một ngày trước dịp kỉ niệm 22 năm ngày 17/05/1990 – ngày mà tổ chức Y tế Thế giới WHO đã loại “đồng tính luyến ái” ra khỏi hạng mục bệnh tâm lý – trên mạng xã hội tại Việt Nam lan truyền một câu chuyện hư cấu được viết bởi một blogger đồng tính được biết tiếng. Câu chuyện như sau:
Đoạn hội thoại đã nhanh chóng lan truyền trên các tài khoản Facebook và nhận được vô số ủng hộ. Cá biệt, có trang nhận được gần 1000 lượt “like” tỏ thái độ đồng tình. Trong bình luận, giới trẻ cũng cho rằng, việc cộng đồng chấp nhận và không kì thị người đồng tính là xu hướng tiến bộ của xã hội. Không ít bạn cũng chia sẻ những kiến thức khoa học mà mình được biết.
AJ – một người đồng tính nam trẻ tuổi vô gia cư trên đường phố L.A, ảnh chụp cho bài báo “Young, gay and homeless in L.A. County” trên tờ Los Angeles Times (12/2010)
Thầy cô chưa cập nhật kiến thức 20 năm?
Tuy nhiên, một cuộc điều tra mới nhất từ một số tổ chức về sức khỏe, văn hóa, gia đình và giới tính tại VN (CCIHP, CEFACOM, ISEE, ISE…) cho thấy, trong học đường, việc kì thị học sinh đồng tính không chỉ là vấn đề giữa các em, mà còn là từ phía thầy cô, những người có nhiệm vụ hướng dẫn học trò về tri thức và nhận thức.
Một học sinh Việt Nam thuật lại về bài kiểm tra giới tính trên lớp và tranh luận với giáo viên của mình, xảy ra vào tháng 4/2012:
(Ngày 18/4) Hôm vừa rồi lớp mình cô có cho làm một bài “Giáo dục giới tính” lấy điểm 15p. Trong đề có câu “Đồng tính là một bệnh?… A: Đúng….B: Sai….” Mình chọn “B:sai” nhưng đáp án cô đưa ra là “A: Đúng”. Trước đó mình cũng đã tìm hiểu về vấn đề này thì thấy có nhiều nguồn thông tin đưa ra chứng minh rằng đồng tính không phải là một bệnh. Vậy là cô mình sai phải không mọi người?
(Ngày 19/4)Mình cũng đã nêu thắc mắc này với cô nhưng nói là phản đối thì không đúng. Cô nói là “đồng tính không phải là bệnh thì là gì?”. Mình cũng đã đưa ra những kiến thức mà mình đọc được nhưng xem ra cô không bị thuyết phục lắm…
Video đang HOT
(Ngày 21/4) Tình hình là sáng nay, sau khi thu thập đủ “chứng cứ”, mình đem ra nói với cô. Cô đẩy gọng kính lên rồi nhẹ nhàng bảo: “Em bắt đầu làm cô phải nghi ngờ giới tính của e rồi đấy” (!!!!!!)
Nghiên cứu do CCIHP thực hiện với trên 500 người đồng tính và chuyển giới ở Việt Nam năm 2012 (sử dụng phương pháp trực tuyến là phương pháp thế giới đang cho rằng thích hợp, do khó tiếp cận LGBT) cho thấy, 46% trong số họ đã từng trải nghiệm việc bị phân biệt đối xử và bạo lực với nhiều xu hướng tình dục và cách thể hiện giới của mình, nghiêm trọng hơn 31,2% các trường hợp có ý định tự tử. Bạo lực và phân biệt đối xử gây ra bởi các thầy cô giáo và cán bộ trong trường cũng chiếm tới 18% trong các trường hợp. Thiếu nhạy cảm, cũng như không đủ thông tin và kiến thức trong lĩnh vực này, các thầy cô giáo có thể làm tổn thương không chỉ tuổi thơ non nớt của các em mà còn cả cuộc đời sau đó của các em vì những vết thương không thể lành dù sau nhiều năm.
Một học sinh đồng tính nam viết lại:
“Nắng chói lòa mắt. Cả không gian quanh phòng học đều im lặng. Nó đứng đó chết trân. Những giọt nước mắt chảy tràn xuống má không làm vơi đi những lời cay nghiệt mà cô giáo đang giành cho nó: Em thật là bệnh hoạn, tôi không ngờ trong lớp học của tôi lại có một người biến thái đến như vậy. Em coi trong trường lớp này có ai như em không? Nếu như hôm nay tôi không đọc được những gì em viế thì tôi không dám nghĩ em lại ghê như vậy. Tôi đọc mà sởn gai ốc. Các em, các em có thấy nó biến thái không? Dạ có – cả lớp đồng thanh”.
Mặc dù trên 80% trường hợp bị bạo lực xẩy ra ngay trong lớp học, hầu hết các trường hợp bạo lực này đã không được phát hiện và xử lý. Trong nhiều trường hợp, do sợ bị kì thị và bạo lực nhiều hơn, các em là nạn nhân của bạo lực đã không dám báo cáo với thầy cô. Ngay cả khi được báo cáo, 44% các trường hợp nói rằng thầy cô đã không làm gì. 16% thậm chí thầy cô còn quay lại khiển trách chính nạn nhân.
Cho đến hết ngày 16/5/2012, khoảng hơn 2000 chữ kí đã được thu thập bởi ICS – tổ chức của chính những LGBT tại Việt Nam – cho lá thư gửi tới Bộ trưởng Bộ giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận vì một trường học cởi mở hơn cho người đồng tính và chuyển giới.
Cũng nhân ngày thế giới phòng chống kỳ thị với người đồng tính, lưỡng tính và chuyển giới 17/05 (IDAHO), phát biểu từ Gevena, giám đốc điều hành của UNAIDS – ông Michel Sidibé cho biết: “Giá trị của xã hội không đo bằng tiền bạc hay quyền lực. Giá trị của xã hội phải được đó bằng cách mỗi con người trong đó được quý trọng thế nào, cho dù có khác nhau về xu hướng tình dục hay vị thế xã hội. Một xã hội thịnh vượng phải là nơi không ai bị loại trừ, mọi người đều được tôn trọng như nhau”.
Theo VNN
Thực nghiệm từng là trường "con quan"
"Thực ra mà nói, nhiều người dân họ không hiểu, không biết mô hình thực nghiệm hay ở chỗ nào, ưu việt ở chỗ nào đâu. Họ chỉ nghe đồn là tốt thế này, tốt thế kia. Nhưng có một thực tế hiển hiện là người dân đã hết kiên nhẫn với những chương trình đào tạo hiện hành trong các nhà trường...".
Hàng trăm phụ huynh bạc mặt từ nửa đêm chen chúc xếp hàng, thậm chí đạp đổ cổng sắt ùa vào, tranh nhau mua hồ sơ vào lớp 1 cho con tại trường PTCS Thực Nghiệm Hà Nội hai ngày cuối tuần vừa qua được xem là sự kiện giáo dục "nóng" nhất, gây choáng váng và nhiều tranh cãi cho dư luận.
Sáng 15/5, GS. TSKH Hồ Ngọc Đại, "cha đẻ" của mô hình thực nghiệm đã có những chia sẻ xung quanh câu chuyện này.
"Mô hình thực nghiệm không thể tồi tệ hơn những mô hình khác"
"Để biết lý do tại sao, trong hàng trăm trường tiểu học cả công và tư trên địa bàn thành phố Hà Nội, người dân vẫn muốn và chỉ muốn chọn Trường PTCS Thực nghiệm Hà Nội cho con, báo chí nên đi hỏi phụ huynh, học sinh đã học ở trường này, bộ phận quản lý đương chức... và những người làm chương trình giáo dục hiện hành. Đó là những đối tượng nên hỏi và sẽ cho dư luận câu trả lời đích đáng nhất...", GS. Hồ Ngọc Đại mở đầu câu chuyện với phóng viên báo Giáo dục Việt Nam.
GS. Hồ Ngọc Đại được biết đến với tư cách là người sáng lập và khai sinh ra mô hình giáo dục thực nghiệm ở Việt Nam. Vị Giáo sư đáng kính này đã từng từ chối lời mời làm Thứ trưởng để xin đi dạy lớp 1.
Nói về "đứa con" của mình, GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ: "Sự thật là có một mô hình giáo dục như thế. Những cái tốt, cái xấu, những cái đẹp, cái dở, những cái hay, cái chưa hay... nó bày ra thực tế như thế. Và nó đã tồn tại 35 năm nay.
Thời gian đầu, Trường PTCS Thực nghiệm chỉ là trường của con em giới trí thức, giới văn nghệ sỹ và cán bộ cao cấp. Dân không cho con đến. Đơn giản thôi, họ không tin vào mô hình thực nghiệm đầy mới mẻ này. Lúc đó chỉ có tầng lớp trí thức, văn nghệ sỹ và cán bộ cao cấp tin tưởng và ủng hộ mô hình thực nghiệm. Lớp phụ huynh đầu tiên tuyệt với lắm! Họ chia sẻ, họ đồng cảm và tình nguyện đến với mình.
Mãi đến sau này, người dân mới dần tin tưởng và bắt đầu cho con em đến với mô hình thực nghiệm. Đó là thành công của mô hình thực nghiệm dù thành công đó phải trải qua cả một quá trình phấn đấu lâu dài và quá thầm lặng".
Chứng kiến cảnh phụ huynh chen chúc xếp hàng từ nửa đêm để mua hồ sơ xin học cho con, GS. Hồ Ngọc Đại bày tỏ sự sẻ chia, thông cảm cùng những bậc phụ huynh.
Ông cho biết: "Đây cũng là hiện tượng dễ hiểu và cần thông cảm. Ai cũng mong muốn mang đến cho con cái những môi trường học tập tốt nhất từ những năm tháng đầu đời. Khi dân đã tin, tất yêu họ sẽ hành động. Các mùa tuyển sinh những năm gần đây, tỷ lệ phụ huynh mong muốn cho con em mình vào trường Thực nghiệm rất nhiều. Số lượng hồ sơ và học sinh cứ tăng lên vùn vụt. Tuy nhiên, năm nay thì có sự gia tăng đột biến và nó đã diễn ra như những gì đã thể hiện vừa qua...".
Theo lời GS. Hồ Ngọc Đại, mô hình thực nghiệm đã có lúc lan tỏa đến 43 tỉnh thành trong cả nước, nhưng sau đó lại có một thời gian "chững lại" do Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa ra chương trình mới và người dân hy vọng vào chương trình đó. Khi chương trình mới "thất bại", người dân lại bắt đầu quay lại, hy vọng, đặt niềm tin với mô hình thực nghiệm.
"Thực ra mà nói, nhiều người dân họ không hiểu, không biết mô hình thực nghiệm hay ở chỗ nào, ưu việt ở chỗ nào đâu. Họ chỉ nghe đồn là tốt thế này, tốt thế kia. Nhưng có một thực tế hiển hiện là người dân đã hết kiên nhẫn với những chương trình đào tạo hiện hành trong các nhà trường.
Nói đi phải nói lại, mặc dù người dân chỉ nghe đồn về những tốt, cái hay, cái ưu việt của trường Thực nghiệm. Nhưng cái người dân mắt thấy, tai nghe là nền giáo dục hiện hành đã khiến họ mất đi niềm tin khi phải chứng kiến con cái mình "còng lưng" cõng những cặp sách nặng hơn trọng lượng cơ thể đến trường, rồi học thêm, rồi o ép chuyện này chuyện khác...
Và tất nhiên, họ cho rằng chắc chắn mô hình thực nghiệm không thể tồi tệ hơn những gì họ đã thấy...", GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ.
GS. TSKH Hồ Ngọc Đại
Chúng tôi dạy trẻ biết tự trọng và tự chủ
Nói về những điểm khác biệt và tính ưu việt của mô hình thực nghiệm, GS. Hồ Ngọc Đại nhấn mạnh: "Quan trọng nhất là trẻ con lớn lên ở đây được tôn trọng. Các thầy cô giáo trường nào thì cũng yêu quý trẻ con thôi. Nhưng cái nổi bật của mô hình thực nghiệm là tôn trọng trẻ con bằng thái độ và công việc. Tri thức đưa đến cho trẻ là tri thức rất hiện đại, rất cơ bản và không có sự so sánh giữa đứa trẻ này với đứa trẻ khác. Đứa trẻ nào cũng được tôn trọng. Không chỉ những học sinh giỏi toán, giỏi văn mới được tôn trọng, trẻ tập thể dục giỏi cũng được tôn trọng...".
GS. Hồ Ngọc Đại chia sẻ thêm: "Tôn trọng cái cuộc sống thật của trẻ con là cái sâu sắc nhất và nên làm với trẻ con. Ở Trường Thực nghiệm không có thi đua, không có xếp loại, không có nhất, nhì, ba, tư... Người ta bảo thi đua là cạnh tranh lành mạnh nhưng đã theo tôi, đã cạnh tranh thì không thể lành mạnh.
Trẻ không chỉ được tôn trọng, trẻ còn được giáo dục để hướng đến để phát triển tư chất của từng em. Cách suy nghĩ và quan hệ trong cuộc sống của trẻ con cũng được thay đổi. Trẻ đã tự trọng thì không thể hư được. Trong Trường PTCS Thực nghiệm có hàng ngàn trẻ con nhưng không có đứa trẻ nào hư. Tôi cũng muốn nói và chia sẻ với các bà mẹ là hãy yêu thương trẻ thật sự và tôn trọng thật sự trẻ".
Tôn trọng trẻ là dạy cho trẻ tri thức đàng hoàng
Theo GS. Hồ Ngọc Đại, điểm khác biệt lớn nhất của Trường PTCS Thực nghiệm là: "Nhà trường tôn trọng trẻ bằng cách dạy cho học sinh tri thức đàng hoàng. Thái độ không chưa đủ mà phải bằng công việc. Dạy cho trẻ cách làm việc đàng hoàng, tự chủ đàng hoàng. Trẻ có đến đâu thì tôn trọng trẻ đến đấy. Mô hình thực nghiệm tuyệt đối không có chuyện tôn vinh, biểu dương trẻ con vì như thế là hạ nhục một đứa trẻ khác. Trẻ con rất dễ tủi thân. Quan niệm về trẻ con phải hoàn toàn khác...".
GS. Hồ Ngọc Đại cũng cho biết: "Trẻ con lớp 1 ở trường Thực nghiệm được học tiếng Việt, toán hiện đại, cao cấp. Hiện đại không có nghĩa là nửa vời mà là tư duy hiện đại, tư duy theo cách làm việc và cũng cần xác định tư duy cái gì, làm việc cái gì là tốt và xứng đáng nhất với trẻ con.
Cái tầm bậy và khổ nhất với những đứa trẻ thành phố vào học lớp 1 ở trường Thực nghiệm là đã được học chữ từ mẫu giáo. Trẻ đã quá quen với cái cũ và không thể làm quen, tiếp nhận được cái mới của chương trình tiếng Việt công nghệ. Trẻ biết chữ từ mẫu giáo chỉ có lợi thế từ 2 tháng đầu.
Ngày xưa, trẻ biết chữ là không nhận vào trường. Tuy nhiên, đến giờ dưới nhiều tác động thì đã làm nhạt nhòa đi nhiều thứ ở Trường Thực nghiệm...".
Theo Báo Giáo dục Việt Nam
Dân CNTT chuyển sang làm kinh doanh nên bắt đầu từ đâu? Ngày nay, khi công nghệ thông tin (CNTT) đang phát triển với tốc độ chóng mặt, những ngành nghề "ăn theo" công nghệ này đang là lĩnh vực đầy tiềm năng và là cơ hội lớn để những người trong ngành CNTT chuyển sang làm kinh doanh. Với đặc điểm của dân CNTT, họ có lợi thế hơn rất nhiều so với những...