Học trò chung tay dựng cột mốc Trường Sa giữa sân trường
Hội trại “Tôi yêu biển đảo quê hương” tại trường THPT Nam Hà, TP Biên Hòa (Đồng Nai) ngày 23/3 trở nên thật ý nghĩa khi tại lễ khai mạc, học sinh toàn trường đã góp tay 10,2 triệu đồng ủng hộ chương trình “Góp đá xây Trường Sa”.
Các bạn học sinh nhảy dân vũ dưới sân trường.
Đây là năm thứ hai liên tiếp học sinh trường THPT Nam Hà quyên góp ủng hộ chương trình.
Tại hội trại có nhiều nội dung bổ ích giúp học sinh hiểu rõ hơn về biển đảo quê hương, chủ quyền đất nước như tìm hiểu các hòn đảo nằm trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thông qua tên trại; trò chơi tập thể Góp đá xây Trường Sa, thắp sáng Nhà giàn DK1; văn nghệ Em hát về biển đảo…
Lý Kiều Oanh, lớp 12C9, xúc động nói: “Hội trại không chỉ là sân chơi tháng 3 củahọc sinh mà còn giúp chúng mình hiểu nhiều hơn về kiến thức biển đảo, gắn với trách nhiệm của giới trẻ về đất nước. Số tiền nhỏ hôm nay như một niềm tin chúng mình gửi gắm đến các anh chiến sĩ, người dân ngoài khơi xa ngày đêm cầm chắc tay súng, sản xuất bảo vệ quê hương”.
Các bạn học sinh quyên góp ủng hộ chương trình.
Mô hình cột mốc đảo Trường Sa, bên cảnh các trại tên các hòn đảo nằm trên vùng biển Việt Nam.
Video đang HOT
Một tên trại là một kiến thức về biển đảo quê hương sẽ được các bạn ghi nhớ.
Trước ngày tổ chức trại, Đoàn Trường THPT Nam Hà đã xây dựng mô hình cột mốc chủ quyền đảo Trường Sa thuộc huyện đảo Trường Sa (Khánh Hòa) với hơn 6.500 bông hoa giấy cao 2m được làm trong vòng một tuần.
Cô Lê Thị Thu Hà, hiệu trưởng Trường THPT Nam Hà, cho biết: “Tình yêu biển đảo quê hương được nhà trường đưa vào chủ đề chính trong năm học với nhiều nội dung học tập trên lớp cũng như hoạt động ngoại khóa ngoài giờ. Những chương trình như hội trại thế này sẽ hun đúc cho học sinh tình yêu đất nước, hiểu hơn về chủ quyền biển đảo và thể hiện trách nhiệm của mình với biển đảo quê hương, một phần máu thịt của Tổ quốc”.
Theo Tuổi Trẻ
Thiết kế Bảo tàng biển đảo khẳng định chủ quyền quốc gia
"Tôi mắc nợ quê hương đất nước, những thế hệ cha ông đã ngã xuống vì độc lập dân tộc, vì biển đảo quê hương. Đồ án là một lời tri ân nhỏ bé, mong thế hệ trẻ có cái nhìn và kiến thức đúng đắn, đầy đủ về chủ quyền biển đảo thiêng liêng của dân tộc".
Đó là tâm sự của Bùi Viết Huy (sinh viên ĐH Kiến trúc TPHCM), tác giả đồ án Bảo tàng lịch sử - văn hóa biển đảo Việt Nam.
Ra biển làm đồ án
Bước vào năm học thứ tư, Bùi Viết Huy phải tìm đề tài làm đồ án tốt nghiệp. Qua tìm hiểu, Huy nhận thấy ở Việt Nam chưa có bảo tàng về biển. Hiện chỉ có các phòng trưng bày nhỏ trong một số bảo tàng các tỉnh ven biển. "Mình ấp ủ đề tài này cũng khá lâu, tuy nhiên, chưa đủ kiến thức để thực hiện", Huy tâm sự.
Một may mắn đến với Huy khi được Ths. KTS Nguyễn Huy Văn, giảng viên ĐH Kiến trúc TPHCM hướng dẫn. Bằng sự gợi ý, giúp đỡ của thầy, Huy thêm tự tin thực hiện đồ án mới lạ.
Tranh thủ thời gian nghỉ hè, Huy bỏ tiền túi trang trải chi phí tàu xe, ăn uống, tìm về các tỉnh ven biển miền Trung, miền Nam tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát địa hình.
Có đợt, Huy đi nửa tháng mới về. Sau nhiều ngày vất vả, Huy chọn đảo Trí Nguyên (Nha Trang) làm căn cứ mẫu để thiết kế đồ án.
"Mình phải nghiên cứu vị trí chiến lược của khu đất xây dựng, thông điệp biểu trưng qua hình khối kết cấu, nằm trong mối liên hệ với các công trình kiến trúc xung quanh", Huy nói.
Có địa điểm phù hợp, được sự tư vấn, giúp đỡ đắc lực của thầy, tuy nhiên, Huy phải dành tâm huyết hơn một năm để hoàn thành.
"Làm đồ án kiến trúc không dễ. Chủ yếu cần ý tưởng, sự sáng tạo ở bất cứ công đoạn nào. Nhiều hôm có ý tưởng mới, mình phải thức trắng đêm để thiết kế", Huy cho biết.
Đồ án hoàn thành, Huy khiến mọi người ngạc nhiên với bản vẽ đẹp, sáng tạo và tính khả thi cao. Trên đảo Trí Nguyên, một công trình mang tầm cỡ quốc gia được phác họa tinh tế và chân thực.
Huy khéo vận dụng cả những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc với nét hiện đại của kiến trúc thế giới trong việc kết hợp giữa hình tượng con tàu, tổ yến và mắt thuyền...
"Hầu hết các nước giáp biển trên thế giới đều có hệ thống bảo tàng biển đảo từ trung ương đến địa phương. Việt Nam có bờ biển trải dài từ Bắc tớiNam, sở hữu tiềm năng kinh tế lớn từ biển, nên rất cần có bảo tàng lịch sử biển đảo", Huy đề xuất.
Khẳng định chủ quyền
Không chỉ thiết kế xây dựng bộ khung cho bảo tàng, những kiến thức thu được trong dịp thực nghiệm tại các tỉnh ven biển giúp Huy am hiểu sâu hơn các giá trị văn hóa của cư dân nơi đây.
Phối cảnh Bảo tàng lịch sử biển đảo Việt Nam trong đồ án của Bùi Viết Huy. (Ảnh: Viết Huy)
Huy cho biết, bảo tàng sẽ trưng bày, lưu giữ khoảng 40 - 50 nghìn hiện vật về các giá trị văn hóa, lịch sử, thể hiện bản sắc dân tộc như lễ nghinh Ông, khao lề thế lính Hoàng Sa...
"Nội thất sảnh chính bảo tàng sẽ tạo điểm nhấn với mô hình cột mốc Trường Sa và cây bàng vuông, biểu tượng đặc trưng của quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam", Huy nói.
Theo Huy, các dữ liệu khẳng định và bảo vệ chủ quyền biển đảo được trưng bày theo tiến trình lịch sử dân tộc. Bảo tàng có các mô hình về chiến thắng của Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo, Lê Hoàn, mô hình đoàn tàu không số, đường Hồ Chí Minh trên biển; Các bản đồ thể hiện chủ quyền quốc gia...
Vượt lên quy mô của một đồ án, Huy mong muốn Bảo tàng lịch sử - văn hóa biển đảo Việt Nam khi được xây dựng sẽ thể hiện quyết tâm dân tộc Việt bao đời nay là dân tộc ngoan cường, có thể hy sinh xương máu để giữ vững chủ quyền từng tấc đất, vùng biển quê hương; Một dân tộc nhân ái, yêu hòa bình...
Đồ án của Viết Huy đoạt giải thưởng Loa Thành 2012 do T.Ư Đoàn, Bộ Xây dựng, Hội Kiến trúc sư Việt Nam tổ chức, trao giải sáng 24/11 tại Hà Nội.
Theo Trường Phong
Tiền Phong
Hà Tăng, Thanh Hằng suýt 'mi' nhau Hai mỹ nhân của showbiz Việt tỏ ra cực kì thân thiết và vui vẻ. Chiều qua (9/10), Tăng Thanh Hà đã cùng Thanh Hằng tới phòng thu của nhạc sĩ Lê Quang để thực hiện việc thu âm và ghi hình cho DVD Biển đảo quê hương quy tụ 200 nghệ sĩ cả nước tham gia. Sau sự kết hợp trong dự...