Học trò ám ảnh nhà vệ sinh trường học
Nhiều trường tại Hà Nội có cả nghìn học sinh nhưng chỉ có vài nhà vệ sinh. Nhiều nơi có nhà vệ sinh nhưng không dùng được hoặc bốc mùi hôi thối nồng nặc.
Chị Nguyễn Thùy Dương có con theo học lớp mẫu giáo lớn tại Trường mầm non Ánh Dương (Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội) cho hay chị không hiểu vì sao cứ mỗi lần đến trường đón con, việc đầu tiên con yêu cầu mẹ là cho đi tè. Ban đầu, chị tưởng con sợ cô giáo nhưng sau khi gặng hỏi con nói: “Con rất sợ nhà vệ sinh ở trường do bẩn và thối. Mỗi lần đứng ở cửa con đã bị nôn ọe”.
Chị Dương kể để không phải đi vệ sinh ở trường, con nhịn uống nước. Mót quá có lần con còn tè cả ra quần, bị cô giáo mắng. Nhà vệ sinh trường học trở thành nỗi ám ảnh khiến con ngại đi học.
Sau một tuần nhập học ở trường, con kêu đau bụng, gia đình đưa đi khám ở Viện 103, bác sĩ kết luận con bị “Viêm đường tiết niệu” phải điều trị kháng sinh kéo dài một tuần.
Nỗi kinh hãi của học sinh
Trường THCS Tân Triều (huyện Thanh Trì, Hà Nội) với khu lớp học được xây dựng từ năm 1999 nên nhiều hạng mục xuống cấp trầm trọng. Tòa nhà 3 tầng, mỗi tầng 1 khu vệ sinh nam, nữ riêng biệt nhưng từ xa đã ngửi thấy mùi hôi thối.
Khi lại gần, sàn nhà vệ sinh được xây dựng theo kiểu cũ ố vàng, cáu bẩn. Van xả nước từ lâu không hoạt động. Trần nhà nứt toang hoác, nước nhỏ giọt xuống sàn nhầy nhụa.
Chưa kể, có khu vệ sinh lâu ngày bị hoen rỉ, sụt tầng, để tránh nguy hiểm cho học sinh trường quyết định phải đóng cửa. Cả trường có 6 khu vệ sinh thì nhiều khu trong tình trạng không sử dụng được.
Trong khi đó, khu nhà vệ sinh dành cho giáo viên được bố trí riêng biệt ở một tòa nhà khác và đương nhiên, học sinh không được bén mảng đến chỗ này.
Hoàng Nam, một học sinh của trường, cho hay: “Đến trường, bình thường em nhịn đi vệ sinh, khi nào không nhịn được đành phải đi thì cố gắng nhịn thở đi cho nhanh. Hôm nào mất nước, con trai rủ nhau đi tè bậy phía sau hàng cây, còn con gái chắc nhịn”.
Video đang HOT
Nhà vệ sinh bốc mùi, hư hỏng tại Trường THCS Tân Triều (Hà Nội). Ảnh: Tiền Phong.
Ông Nguyễn Ngọc Tiến – Hiệu trưởng Trường THCS Tân Triều – cho hay trường có tới 900 học sinh, nhu cầu sử dụng nhà vệ sinh hàng ngày rất lớn nhưng hiện trạng cơ sở vật chất của trường không đảm bảo. Dù trường đã cố gắng thuê người dọn dẹp nhưng những hôm đường ống mất nước, nhà vệ sinh không khỏi bốc mùi xú uế.
Điều trường lo nhất là trần nhà lâu ngày xuống cấp có thể đổ lên đầu học sinh bất cứ lúc nào nên đang tạm đóng cửa không cho học sinh sử dụng một số khu.
Trường Tiểu học B thị trấn Văn Điển cũng nằm trong danh sách trường có nhà vệ sinh chưa đảm bảo. Với 1.200 học sinh theo học bán trú nhưng cả trường chỉ có 6 phòng vệ sinh cho cả nam và nữ. Với lượng học sinh đông, nhà vệ sinh được xây dựng cách đây hàng chục năm, xuống cấp, đường cấp nước không đảm bảo nên ngoài bốc mùi còn bị nứt tường, thấm dột.
Còn 2.700 nhà vệ sinh hư hỏng, xuống cấp
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, hiện có khoảng 2.700 nhà vệ sinh trên tổng số 2.622 trường học ở các cấp chưa đạt chuẩn. Nhiều nhà vệ sinh hư hỏng, các hạng mục như trần, tường, đường ống nước, bốc mùi…
Một thực trạng ở các trường học này là thiếu vắng lao công dọn dẹp nhà vệ sinh. Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội chia sẻ, theo quy định, mỗi trường chỉ có 1 nhân viên phụ trách vệ sinh. Tuy nhiên, ban ngày họ thường dành thời gian để dọn dẹp khu hiệu bộ, văn phòng, do vậy nhà vệ sinh của học sinh thường phải sau một ngày mới có người dọn.
Chuyện bốc mùi, xú uế là điều không tránh khỏi. Sở cũng biết điều này, tuy nhiên, quy định biên chế chỉ có 1 nhân công, các trường muốn thuê thêm người dọn dẹp lại không đủ kinh phí.
Ông Nguyễn Viết Cẩn – Trưởng phòng kế hoạch Tài chính, Sở GD&ĐT Hà Nội – cho hay hiện đơn vị đã có rà soát, đánh giá hiện trạng sơ bộ, lập đề án báo cáo UBND thành phố đề xuất phương án cải tạo 2.700 nhà vệ sinh trường học các cấp, trị giá khoảng 395 tỷ đồng. Trước mắt, trong năm học 2016-2017, sở sẽ đề xuất làm mẫu nhà vệ sinh ở 7 trường với kết cấu vệ sinh hiện đại, đảm bảo khu vệ sinh, chỗ rửa tay.
Ông Cẩn cho hay, theo thiết kế mới, trung bình mỗi nhà vệ sinh có chi phí khoảng 100 triệu đồng. Theo tiêu chuẩn thiết kế trường học năm 2011, cứ khoảng 200 học sinh phải có 1 nhà vệ sinh, do đó chi phí đầu tư làm nhà vệ sinh cho mỗi trường là không hề nhỏ. Vì thế, lộ trình sửa chữa nhà vệ sinh có thể kéo dài đến năm 2018, sau đó tiếp tục nâng cấp các nhà vệ sinh hiện được coi là đạt tiêu chuẩn.
Theo ông Cẩn, lâu nay việc xây dựng cơ sở vật chất trường học do nhà nước bao cấp. Tuy nhiên, trong đề án cải tạo, sửa chữa nhà vệ sinh lần này có kinh phí không nhỏ nên đơn vị đề xuất giải pháp xã hội hóa, huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, phụ huynh. Khi đưa ra giải pháp này, nhiều hiệu trưởng lo ngại sẽ vấp phải sự không đồng tình từ phía phụ huynh.
Theo Nguyễn Hà/ Tiền Phong
Trường tiểu học Nguyễn Trãi ở Nghệ An 'chia tay' VNEN
Thạc si Thái Khắc Tân, Trưởng phòng GD&ĐT TP Vinh cho biết, hiện trường tiểu học Nguyễn Trãi sử dụng sách giáo khoa giảng dạy, tài liệu học VNEN chỉ là sách tham khảo.
Ngày 7/9, anh LVN, phụ huynh lớp 4 trường tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, TP Vinh, Nghệ An) cho biết: "Con tôi đã được học theo SGK hiện hành, ngồi học theo từng hàng hướng lên bảng như trước đây. Được biết các lớp khác cũng như vậy. Chúng tôi rất mừng vì con không còn phải học thí điểm VNEN".
Tuy nhiên, anh N cho biết phía nhà trường chưa có thông báo chính thức với phụ huynh. "Tôi sợ nhà trường hôm sau sẽ quay lại VNEN", anh N lo lắng.
Chị Trí, có con học lớp 4 cũng thông tin là con chị không còn phải học VNEN.
Khi PV hỏi có bao nhiêu phụ huynh đề xuất bỏ VNEN, quay lại chương trình hiện hành, cô Trần Thị Nga cho biết, "trường đã gửi lên Phòng, Phòng về làm luôn, họ tập hợp, nhà trường không có số liệu" (?).
Tiến sĩ Thái Huy Vinh, Phó giám đốc Sở GD&ĐT Nghệ An: Vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục, đảm bảo quyền lợi người học. Ảnh: Lao Động.
Về chương trình học, cô Nga nói: "Nhà trường vẫn dạy học bình thường, dạy học các phương pháp bình thường như mọi năm, không có gì thay đổi". PV hỏi hiện nhà trường sử dụng SGK hiện hành hay tài liệu VNEN để dạy học, cô Nga cho biết: "Sách hiện hành thì phụ huynh tham khảo bình thường; từ lâu giờ phụ huynh có cả hai sách để tham khảo"(?).
Thầy Thái Khắc Tân - Trưởng phòng GD&ĐT TP Vinh trao đổi, hiện Phòng chưa nắm được số liệu về nguyện vọng của phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Trãi, do trường chưa báo cáo lên.
"Ở trường Nguyễn Trãi vẫn dạy học bình thường, sử dụng sách giáo khoa, còn tài liệu VNEN chỉ là tài liệu tham khảo cho giáo viên thôi", thầy Thái Khắc Tân cho biết.
Cũng theo thầy Tân, hiện UBND tỉnh Nghệ An đã có văn bản chỉ đạo, tuy nhiên chưa nắm được cụ thể, vì văn bản chưa gửi về.
Phụ huynh tụ tập phản đối VNEN
Vào cuối tháng 8/2016, hàng trăm phụ huynh trường tiểu học Nguyễn Trãi (TP Vinh) đã tụ tập, viết đơn kiến nghị yêu cầu bỏ VNEN, quay lại chương trình truyền thống vì lý do chủ yếu là con em học VNEN chất lượng học tập ngày càng đuối, và do sĩ số lớp đông, tư thế ngồi không phù hợp...
Nhiều phụ huynh trường THCS Hưng Dũng cũng kiến nghị bỏ VNEN vì lý do tương tự.
Lãnh đạo Sở GD&ĐT Nghệ An cho biết nếu phụ huynh không đồng thuận thì không ép buộc phải học VNEN; các trường có thể vận dụng linh hoạt các phương pháp giáo dục để bảo đảm quyền lợi học sinh.
Ngày 18/8, Bộ GDĐT cũng có văn bản 4068 chỉ đạo triển khai VNEN "trên cơ sở tự nguyện".
Theo Quang Đại/ Lao Động
Những người mẹ không thể tìm trường cho con "Cái quạt đang quay, nếu trẻ bình thường sẽ tránh ra. Còn cháu lại thò tay vào để cánh quạt chém ngón tay be bét máu mới thôi", chị Nguyễn Mai Anh (Hà Nội) có con bị tự kỷ, nói. "Hoặc cháu nhấc cả cái bàn ăn bằng gỗ lên, đưa ngón chân vào, buông tay để cái bàn đè xuống rồi nhìn...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Nhật Bản cảnh báo về siêu động đất có thể khiến 300.000 người chết
Thế giới
18:48:58 31/03/2025
Bức ảnh muốn quên luôn của Binz, Châu Bùi xem cũng phải "khóc thét"!
Sao việt
18:43:45 31/03/2025
Vụ 5 nữ sinh tiểu học phì phèo thuốc lá: Không được bố mẹ quan tâm, một em có nguy cơ nghỉ học
Netizen
18:28:50 31/03/2025
Kim Soo Hyun "tống cổ" viện G khỏi buổi họp báo chiều nay
Sao châu á
17:52:17 31/03/2025
'Tan chảy' trước vẻ đáng yêu của 3 nhóc tỳ nhà diễn viên hài Lê Dương Bảo Lâm
Tv show
16:55:25 31/03/2025
Chung kết FVPL Spring 2025: NK tiếp tục bảo vệ ngôi vương, cộng đồng cũng bùng nổ cảm xúc
Mọt game
15:50:33 31/03/2025
Grand Pioneers tiên phong mở lối 'Hành trình di sản' trên vịnh Bái Tử Long
Du lịch
15:31:43 31/03/2025
Chạy trốn cảnh sát, rapper Mỹ gặp chấn thương đến mất mạng
Sao âu mỹ
15:24:37 31/03/2025
Bộ mặt thật của Triệu Lệ Dĩnh: Giở thủ đoạn chèn ép bạn diễn, dung túng cho fan làm loạn?
Hậu trường phim
15:18:18 31/03/2025
Xuyên đêm mật phục, bắt quả tang 'điểm nóng' khai thác cát lậu
Pháp luật
15:07:02 31/03/2025