Học Toán bằng điện thoại di động: Tại sao không?
GD&TĐ – Trong xu hướng phát triển của công nghệ, điện thoại di động sẽ là công cụ đắc lực để hỗ trợ quá trình dạy học, cung cấp công cụ, phương tiện nhằm phát triển năng lực tự học toán cho học sinh.
Cô Trịnh Thị Phương Thảo (Trường đại học Sư phạm Thái Nguyên) đã thử nghiệm sư phạm việc thiết kế, biên tập nguồn học liệu điện tử được đăng tải tại địa chỉ mlearningvn.com và sử dụng một số chức năng của ĐTDĐ hỗ trợ học sinh lớp 12 tự học toán.
Bước đầu mang lại kết quả rất khả quan, cho thấy việc sử dụng một số chức năng của ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học toán đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về tự học.
Theo cô Thảo, việc khai thác một số ứng dụng trên ĐTDĐ hỗ trợ HS tự học Toán đã mang lại nhiều yếu tố mới tích cực. Học Toán bằng điện thoại di động có rất nhiều ưu điểm:
Cá nhân hóa cao độ việc tự học
Nguồn học liệu điện tử sẽ cung cấp các tri thức, bài tập và gợi ý, trợ giúp từ nhiều nguồn, do đó HS có thể lựa chọn những nội dung phù hợp, dạng thức yêu thích, phương pháp học tập hoặc công cụ rèn luyện hỗ trợ. Mặt khác, ĐTDĐ có tính cá nhân nên việc tự học cũng được thực hiện di động và cá nhân hóa tùy theo nhu cầu của mỗi HS.
Góp phần tạo động cơ tự học cho học sinh
Nhiệm vụ tự học của HS được thiết kế và ủy thác một cách linh hoạt dưới các hiệu ứng đa phương tiện có tác dụng như đòn bẩy, làm nẩy sinh động cơ tự học.
Trong quá trình tự học, HS liên tục được tiếp cận với nguồn tài nguyên, thông tin hỗ trợ đúng lúc, đúng chỗ giúp HS lần lượt hoàn thành từng nhiệm vụ một, điều này làm tăng khả năng tự tin cho HS để HS tiếp tục xuất hiện động cơ, mong muốn tiếp tục được kết nối, nhận nhiệm vụ mới.
HS không còn những “khoảng thời gian nhàn rỗi” với những nhiệm vụ học tập dở dang mà say mê, khám phá từ vấn đề này sang vấn đề khác và tiếp tục chiếm lĩnh tri thức mới với sự hỗ trợ của người Thầy “ảo” ẩn mình dưới các trang web.
Mở rộng cộng tác và tăng cường giao tiếp
Với các chức năng cơ bản hầu hết ĐTDĐ với cấu hình phổ thông đều có thể cho phép triển khai, thực hiện việc tự học với một nhóm HS mà không có bất kỳ hạn chế nào về thời gian, địa điểm… và có thể vượt ra ngoài khuôn khổ một trường phổ thông, một vùng quê.
Tất cả những HS này tạo thành một cộng đồng cùng tham gia tự học một vấn đề và tất nhiên mỗi thành viên ngoài việc nhận được hỗ trợ từ tất cả những người tham gia bằng những thông tin kịp thời cũng có trách nhiệm chia sẻ, hỗ trợ các thành viên của nhóm. Quá trình này cho phép HS mở rộng cộng tác và tăng cường giao tiếp.
Video đang HOT
Nguồn học liệu “tự sinh”
Nguồn HLĐT có tính tự sinh theo cấp số nhân. Khi càng có nhiều HS sử dụng HLĐT thì càng có nhiều thông tin được cung cấp cho HS, thì cũng càng có nhiều ý kiến phản hồi từ HS và những kinh nghiệm, cách giải quyết vấn đề được HS đưa lên mạng để chia sẻ với các thành viên trong nhóm và cộng đồng.
Kết quả là với ĐTDĐ, tự học sẽ trở thành “việc học tập ở khắp nơi” được đảm bảo bởi những mạng lới có thể truy cập được ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào phục vụ các mục đích khai thác khác nhau.
Cho phép GV kịp thời hỗ trợ, giao nhiệm vụ cho HS
Với sự phát triển của khoa học công nghệ, người thầy dễ dàng giải đáp những thắc mắc, kiểm tra tính đúng đắn những kết quả tự học của HS… trên cơ sở đó mà tiếp tục hỗ trợ, trả lời email, giao thêm nhiệm vụ.
Công việc này có thể được người Thầy thực hiện mọi lúc, mọi nơi với một chiếc ĐTDĐ. Như vậy, thông tin đợc chuyển tải đến HS luôn được cập nhật.
HS có cơ hội thực hiện một vài chức năng của người thầy
Mỗi khi gặp khó khăn hay cần kiểm chứng một vấn đề nào đó trong quá trình tự học, HS sẽ chia sẻ với các thành viên trong nhóm hay rộng hơn là cộng đồng các bạn có quan tâm đến vấn đề thông qua tin nhắn SMS, facebook, các diễn đàn.
Khi đó những HS biết cách giải quyết vấn đề sẽ trở thành những “gia sư” hướng dẫn các bạn khác. Thậm chí có những HS chưa giải quyết được nhưng khi có sự yêu cầu trợ giúp cũng sẽ dành thời gian nghiên cứu và mong muốn mình sẽ là ngời đầu tiên tìm ra cách giải quyết vấn đề và chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn.
Như vậy, những khó khăn, vướng mắc của HS này lại trở thành động cơ học tập của HS khác và bản thân mỗi HS cũng có những thời điểm sẽ đóng vai trò người thầy hỗ trợ các bạn khác tự học dưới hình thức trình bày lại những vấn đề mình đã tích lũy được cho các bạn, thúc đẩy quá trình giao tiếp Toán học giữa các HS một cách có ý nghĩa.
Tiết kiệm chi phí
Về góc độ nhà trường, với việc sử dụng các thiết bị di động của người học cho phép tiết kiệm được chi phí về lớp học, đi lại và các dịch vụ đi kèm cho cả đội ngũ GV lẫn người học.
Về phía HS, với một khoản đầu tư với mục đích ban đầu là gọi điện, nhắn tin, đọc email, đọc báo điện tử, chat, chơi trò chơi… HS đã có một thiết bị đa phương tiện hiện đại để tham gia môi trường học điện tử mà không phải đầu tư thêm một khoản kinh phí nào nữa.
Tiết kiệm thời gian
Các vướng mắc của HS sẽ được phản hồi tức thì. HS không cần phải lên thời gian biểu cho các tiết học theo chủ đề hoặc phải chờ đợi để được nghe bài giảng.
Việc học tập được cá thể hóa cao độ theo nhu cầu và thời gian của chính người học, điều này đồng nghĩa với việc HS hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian hoàn thành nhiệm vụ tự học phù hợp với năng lực và thời gian biểu của bản thân.
Được biết, ứng dụng trên điện thoại di động hỗ trợ học sinh học Toán của cô Thảo đã được thử nghiệm sư phạm tại nhiều trường THPT trong cả nước và đã đem lại nhiều kết quả khả quan.
Với thế mạnh của mình, các phương tiện CNTT đang đóng vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính sáng tạo của học sinh trong quá trình tiếp nhận kiến thức.
Theo Giaoducthoidai.vn
9 điều sinh viên không nên làm trên mạng xã hội
Trên thực tế, những chia sẻ vô tư, thái quá hoặc cực đoan của bạn trên mạng xã hội có thể gây hại cho bạn bây giờ và sau này. Dưới đây là 9 điều sinh viên không nên làm trên mạng xã hội.
1. Đăng hình ảnh thân mật
Tình yêu thời sinh viên là kỷ niệm thật đáng nhớ. Hai bạn muốn chụp ảnh để ghi lại kỷ niệm về những giây phút ở bên nhau và "khoe" với tất cả mọi người. Tuy nhiên, với tốc độ lan truyền chóng mặt trên mạng, bạn sẽ không lường trước được những hậu quả của việc đăng những tấm ảnh gần gũi, thân mật cho mọi người xem. Có nhiều tấm ảnh thân mật đã trở thành "lời tố cáo" hay "trò đùa" cho bạn bè sau khi hai bạn chia tay nhau.
2. Nói xấu giáo viên
Nói xấu giáo viên của mình trên mạng xã hội tiềm ẩn những nguy cơ khó lường. Ngày nay, hầu hết các giảng viên đều có Facebook để tiện liên lạc với sinh viên và họ có thể biết những điều bạn đăng lên "tường" bằng cách này hay cách khác.
Bạn thậm chí bạn nên thận trọng với các bài viết liên quan đến nhà trường, giáo viên mà bạn nghĩ là vô hại - bạn không bao giờ biết rằng điều gì đó đã vô tình làm tổnthươngg đến bản thân hoặc người khác.
T.N.M giảng viên ĐH H.N cho biết: "Do bận việc nên tôi quyết định cho lớp nghỉ học, tôi cảm thấy rất buồn khi nhiều bạn sinh viên đã đăng status thể hiện sự phấn khích khi được nghỉ môn học của tôi. Và các em sinh viên không biết, tôi phải hủy bỏ tiết dạy để đưa vợ tôi đến phòng cấp cứu."
3. Đăng những bài viết nhạy cảm từ máy tính hoặc mạng Internet của nhà trường
Nhiều trường đại học cấm mọi hoạt động máy tính không liên quan đến môn học. Điều này bao gồm: mạng xã hội, đọc truyện, xem phim trong giờ học. Bạn đừng cho rằng có thể đăng ảnh, cập nhật trạng thái một cách tự do trong trường.
4. Đăng thông tin cá nhân
Lời khuyên này dành cho mọi người sử dụng phương tiện truyền thông xã hội, không chỉ là sinh viên. Nhưng những người trẻ rất dễ bị ăn trộm thông tin cá nhân hoặc mạo danh. Bạn không nên công khai số thẻ sinh viên, địa chỉ, họ tên, ngày sinh và tất cả các thông tin cá nhân khác trên mạng xã hội.
5. Địa điểm check in quá cụ thể
Tương tự như việc bảo vệ danh tính của bản thân, bạn không nên đăng những địa điểm check in quá cụ thể. Điều đó khiến những người khác có thể dễ dàng xác định được vị trí của bạn. Và đặc biệt là không nên check in trên phương tiện truyền thông xã hội khi bạn đang một mình và xa nhà.
6. Nói dối
Bạn cố gắng thuyết phục thầy/cô giáo cho bạn được nghỉ với lý do "đi khám bệnh" nhưng vài tiếng sau bạn lại ung dung đăng ảnh tiệc tùng, cà phê cùng bạn bè? Đăng quá nhiều ảnh và trạng thái liên tục sẽ khiến rất nhiều bí mật hoặc lời nói dối của bạn bị bại lộ. Cùng với đó những tấm ảnh hoặc trạng thái "khoe của" cũng dễ dàng bị lật tẩy trên mạng xã hội.
7. Hồ sơ công khai không nghiêm túc
Có thể bạn không ngờ đến rằng, sau này những nhà tuyển dụng hoặc sếp, cấp trên của bạn sẽ có lần vào đọc hồ sơ trên mạng xã hội của bạn. Những gì bạn thể hiện, đăng tải trên mạng xã hội phản ánh trách nhiệm và phẩm chất của bạn. Vì vậy, hãy hoàn thiện một hồ sơ công khai nghiêm túc. Trong thời đại ngày nay, một hồ sơ minh bạch, chuyên nghiệp trên mạng xã hội được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.
8. Không bảo mật
Mặc dù hầu hết các mạng xã hội lớn đã cập nhật cho bạn với những cải tiến bảo mật, tuy nhiên, nhiều sinh viên ngại sử dụng vì sự phức tạp và bất tiện khi sử dụng. Hãy bảo vệ tài khoản truyền thông xã hội của bạn bằng nhiều cách nếu không muốn có những kẻ đăng nhập vào tài khoản mạng xã hội và làm phiền đến bạn bè của bạn.
9. Đăng bài viết quá cảm xúc
Những cảm xúc vui mừng, hồi hộp, tức giận hay hạnh phúc... khó có thể kìm nén được. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế đăng những bài viết quá cảm xúc. Đăng những bài viết trong giây phút nóng nảy, tức giận sẽ làm tổn thương bạn và những người có liên quan trong một thời gian dài. Hãy ngừng lại một thời gian, hít thở sâu và cảm thấy bình tĩnh trước khi viết một điều gì đó.
TheoQuỳnh Trang / Trí Thức Trẻ
Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng: ĐH Công đoàn cần trở thành đại học tự chủ vào năm 2017 Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng (phải, ảnh) trao cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho trường ĐHCĐ. Chiều 9.2, Trường ĐH Công đoàn tổ chức Hội nghị CCVCLĐ năm 2015. Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Trần Văn Lý - Chủ tịch hội đồng trường - tới dự. Trường ĐHCĐ đã hoàn thành...