Học tín chỉ từ bậc phổ thông: Chấm dứt kiểu học ‘dàn hàng ngang’
Trước những đề xuất mạnh bạo của TP.HCM về đổi mới giáo dục, nhiều người tò mò liệu áp dụng học theo tín chỉ từ bậc phổ thông có phù hợp?
Thêm nhiều đề xuất táo bạo đối về đổi mới học sinh phổ thông theo hướng hội nhập
UBND TP.HCM đã chính thức báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, trong đó đề xuất nhiều nội dung tạo cơ chế mở cho hệ thống giáo dục của thành phố này. Trong đó, vấn đề đào tạo theo hình thức tín chỉ để rút ngắn thời gian đào tạo gây được sự chú ý.
Không cần phải học đủ 9 tháng
Một trong những điểm nhấn trong đề xuất của TP.HCM là hướng mở trong biên chế năm học. Cụ thể, thay vì thực hiện cứng nhắc đủ 9 tháng/năm học như hiện nay, các trường có thể rút ngắn, kéo dài hoặc giữ nguyên 9 tháng, tùy từng điều kiện cụ thể. Ví như, học sinh có thể nghỉ hè suốt 3 tháng hoặc chỉ nghỉ 1-2 tháng hè.
Các em có nhu cầu có thể đăng ký học trong hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình bậc học, sớm tiếp cận bậc học cao hơn. Ngược lại, cũng có học sinh có hoàn cảnh đặc biệt không thể hoàn thành chương trình năm học trong 9 tháng thì có thể học bổ sung vào thời gian sau đó.
Ngoài ra, TP.HCM cũng đề xuất cơ cấu giờ, tiết học linh hoạt hơn như lựa chọn học 1 buổi, 2 buổi để tiếp cận xu hướng thế giới và giảm ùn tắc giao thông, phù hợp đặc điểm của địa phương. Sĩ số lớp học cũng được phép linh hoạt theo loại hình trường: trường chuyên, trường tiên tiến – hiện đại, trường bình thường…
Học sinh có thể học tại trường, nhà, trực tuyến; thời lượng giảng dạy các môn học cũng mở, ít hay nhiều tùy từng trường, từng môn học. Ngoài ra, TP.HCM còn đề xuất được đa dạng việc kiểm tra, đánh giá: đánh giá qua kết quả học tập, các kỹ năng đạt được, kết quả nghiên cứu khoa học…
Video đang HOT
TP.HCM cũng đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh; rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình học phổ thông theo năng lực học sinh. Hiện tại, luật quy định 3 năm là có thể tốt nghiệp đại học (ĐH), 3 năm tốt nghiệp THPT, 4 năm tốt nghiệp THCS nhưng theo khoa học về sư phạm thì có những môn học, có những chương trình học, các em có thể hoàn thành trong 1 – 2 năm, thay vì 3 – 4 năm.
Cơ hội liên thông các bậc học theo tín chỉ
Một định hướng được đề xuất gây nhiều chú ý là việc giáo dục “mở”, chuyển hình thức giáo dục truyền thống theo biên chế sang một hình thức khác linh động hơn, phù hợp hơn với từng điều kiện, hoàn cảnh của học sinh và địa phương.
Việc áp dụng tín chỉ từ cấp THCS đến THPT, liên thông lên bậc đại học, sau đại học sẽ giúp học sinh làm quen với phương thức học tín chỉ hiện đại, tiết kiệm thời gian cho những em có sức học và có điều kiện học nhanh, học giỏi và đáp ứng được yêu cầu kiến thức.
TS Nguyễn Tùng Lâm – Chủ tịch Hội đồng giáo dục trường THPT Đinh Tiên Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Việt Nam cho biết, xu hướng chung trên thế giới là đang áp dụng hình thức đào tạo tín chỉ ở cấp THPT.
“Tôi cho rằng việc áp dụng tín chỉ từ cấp THCS chưa phù hợp nhưng ở bậc THPT thì thế giới các trường đã thực hiện. Tuy nhiên, điều tôi băn khoăn nhất là làm sao để liên thông được giữa bậc đại học và phổ thông vì tín chỉ không có nghĩa là chia nhỏ các môn học thành từng phần mà phải là những phần kiến thức mà bậc đại học chấp nhận để không phải học lại. Điều này chỉ khi có phương án thật cụ thể, chi tiết về cách tính tín chỉ cho học sinh như thế nào, điều kiện, cơ sở vật chất, cách tổ chức, quản lý thế nào thì mới có thể triển khai” – TS Nguyễn Tùng Lâm nói.
Ông Đào Tuấn Đạt – Chủ tịch Hội đồng chuyên môn THPT Anhxtanh Hà Nội, giảng viên Đại học Bách Khoa cho rằng, việc học theo tín chỉ sẽ giải quyết được nhiều vấn đề. Hiện nay, quy định “dàn hàng ngang” đang khiến cho học sinh giỏi phải đi chậm lại để chờ học sinh yếu.
Ngoài ra, việc cho phép học tín chỉ sẽ giải quyết bài toán chọn môn học tự chọn theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Nếu được như vậy sẽ giúp rút ngắn thời gian đào tạo lại, tạo sự uyển chuyển, linh hoạt trong lớp học.
Theo ANTĐ
TP. Hồ Chí Minh đề xuất dạy học như tín chỉ ở cấp THCS và THPT
Hiện nay, TP Hồ chí Minh đang xây dựng những đề án riêng phục vụ cho chiến lược riêng, nhất là những đề án liên quan đến giáo dục rất được thành phố này quan tâm.
TP. Hồ Chí Minh đề xuất dạy học như tín chỉ ở cấp THCS và THPT (ảnh minh họa)
UBND TP.HCM vừa có báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về việc thi hành Luật Giáo dục, đề xuất nhiều nội dung liên quan đến việc tạo cơ chế mở cho giáo dục TP.HCM.
Theo đó, TP.HCM sẽ thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện nếu đề xuất tạo cơ chế mở cho giáo dục được thông qua. Đây là một trong những nội dung của đề án phát triển giáo dục đào tạo tại TP.HCM đến năm 2030.
Liên quan đến những đề án giáo dục với cơ chế mở, vừa qua UBND TP.HCM đã đề xuất tạo cơ chế mở trong giáo dục. Cụ thể, thay vì thực hiện cứng nhắc đủ 9 tháng/năm học như hiện nay, các trường có thể rút ngắn, kéo dài hoặc giữ nguyên 9 tháng, tùy từng điều kiện cụ thể.
Tùy theo tình hình mà học sinh có thể nghỉ hè suốt 3 tháng hoặc chỉ nghỉ 1-2 tháng hè. Các em có nhu cầu có thể đăng ký học trong hè để rút ngắn thời gian hoàn thành chương trình bậc học, sớm tiếp cận bậc học cao hơn gần giống như sinh viên học tín chỉ tại các trường ĐH hiện nay. Điều đó có nghĩa là nếu học sinh không thể hoàn thành chương trình năm học trong 9 tháng thì có thể học bổ sung vào thời gian sau đó chứ không nhất nhất đóng khung chương trình 9 năm như hiện nay.
Đề án của TP. Hồ Chí Minh cũng dự tính mỗi năm học chỉ có 8 môn bắt buộc, còn các môn còn lại học sinh được tự chọn và có thể hoàn thành trong 1 - 2 năm sau đó.
Cũng theo báo cáo mà UBND TP.Hồ Chí Minh gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội thì cơ cấu giờ, tiết học cũng sẽ trở nên linh hoạt.
Học sinh hoàn toàn có thể chủ dộng đăng ký học một hay hai buổi/ngày tùy thời gian nào thuận tiện. Sĩ số lớp học cũng được phép linh hoạt theo loại hình trường: Trường chuyên, trường tiên tiến - hiện đại, trường bình thường...
Ngoài ra với những địa phương mà địa hình phức tạp, học sinh phải đi tàu đi học khá nguy hiểm nên tỉnh cũng đề xuất đa dạng hình thức học cho các em như qua mạng, tự học ở nhà, ở trường... Theo đó cũng sẽ có những quy định riêng trong vấn đề quản lý như: Học sinh sẽ đăng ký ở đâu để được hướng dẫn và nhận tài liệu tự học ở nhà, trao đổi cách học với giáo viên ra sao, học sinh phải tham gia những bài kiểm tra nào, học sinh phải đạt những tiêu chí để được công nhận tốt nghiệp...
TP.HCM cũng đề xuất Bộ GD&ĐT cho phép địa phương được tự thực hiện kiểm tra, đánh giá công nhận tốt nghiệp THPT. Theo đó, Sở GD&ĐT TP. Hồ chí Minh sẽ giao quyền tự chủ giảng dạy cho nhà trường và giáo viên, cho phép các trường chủ động trong việc điều chỉnh thời lượng giảng dạy của mỗi bộ môn trên cơ sở đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng; chủ động xây dựng chương trình giảng dạy thích hợp, liền môn và đa dạng hóa việc kiểm tra, đánh giá học sinh... và quan trọng là nhà trường sẽ phải tự chịu trách nhiệm.
Để thực hiện việc tự chủ công nhận tốt nghiệp thì TP.HCM sẽ có bài thi chuẩn nhằm kiểm tra và công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh trên địa bàn. Theo cách này thì mức độ yêu cầu của đề thi giữa các địa phương có thể khác nhau phụ thuộc trình độ thực tế học sinh ở địa phương đó là chuyện có thể chấp nhận được miễn là kỳ thi diễn ra nghiêm túc và đúng quy chế.
Theo thời gian địa phương nâng dần chất lượng học sinh và đề thi tiệm cận với trình độ chung của quốc gia. Khi đó sẽ không còn lo việc chạy theo thành tích ảo mà bỏ quên chất lượng thực chất.
Liên quan đến những đề xuất trên, ông Đỗ Minh Hoàng - Chánh Văn phòng Sở GD&ĐT TP.HCM cho hay: "Những đề xuất trên nhằm mục đích phát triển giáo dục của thành phố đến năm 2030.
Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại đây chỉ mới là đề xuất chờ phê duyệt, khi nào được thông qua chính thức chúng tôi sẽ đưa ra những nội dung cụ thể với từng đề xuất trên cơ sở nâng cao chất lượng giáo dục tại địa phương. Tất nhiên, chúng tôi cũng dự đoán được những khó khăn trong những đề xuất này".
Theo Infonet
Học sinh TPHCM sẽ học theo tín chỉ? TPHCM sẽ thí điểm dạy học theo tín chỉ ở những trường THCS, THPT có điều kiện ngay trong năm học 2019-2020 nếu đề xuất tạo cơ chế mở cho giáo dục được thông qua. TPHCM đề xuất được tự công nhận tốt nghiệp THPT cho học sinh. Trong ảnh: Học sinh thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2017. (Ảnh: Tấn Thạnh) UBND...