Học tiếng Việt cội nguồn ở Berlin
Các lớp học hoàn toàn miễn phí, được bổ sung vào thời khóa biểu tại trường, với mong muốn giúp trẻ em Việt ở Đức hoàn thiện khả năng sử dụng tiếng Việt
Đứa trẻ tầm 5 tuổi với những đặc điểm “mũi tẹt, da vàng” đích thị châu Á bắn một tràng tiếng Đức với người mẹ trẻ đang cố lôi thằng bé ra khỏi đống cát ở khu vui chơi. Thay vì trả lời với đứa bé đang phụng phịu ra mặt, bà mẹ trẻ chậm rãi: “Nói tiếng Việt”.
Món quà đặc biệt
Đoán ra sự không hài lòng của mẹ, cậu bé rặn từng chữ: “Con không muốn. Mình sẽ ở lại. Một tí thôi. Chơi tiếp”. Lúc đó, bà mẹ trẻ nói tiếp: “Mẹ muốn mẹ con mình nói tiếng Việt với nhau như thế”.
Hẳn bất cứ người Việt nào vô tình nghe đoạn hội thoại trên ở Berlin, thủ đô nước Đức, cũng sẽ bất ngờ. Cuộc sống bận rộn khiến cho nhiều bậc phụ huynh trong các gia đình di cư từ Việt sang Đức – vốn bị xoáy vào guồng quay mưu sinh – cùng suy nghĩ: “Đứa trẻ là người Đức nên việc chúng giao tiếp bằng tiếng Đức là lẽ đương nhiên”.
Vì vậy, thay vì cố dạy con tiếng Việt, nhiều bà mẹ chọn cách học thật giỏi tiếng Đức để giao tiếp với con mình. Với họ, đó đều là thuận theo tự nhiên cả!
Nhưng nay, ít nhiều đã có thay đổi trong cộng đồng người Việt ở Berlin. Barnim – một trường phổ thông trung học thuộc quận Berlin-Lichtenberg, nằm giữa hai khu Hohenschnhausen và Marzahn có nhiều người Việt sinh sống nhất nước Đức – trở thành trường đầu tiên được Bộ Giáo dục, Thanh niên và Gia đình bang Berlin phê chuẩn đưa môn “Ngôn ngữ cội nguồn – tiếng Việt” vào giảng dạy chính quy, bắt đầu từ năm học 2021-2022.
Video đang HOT
Một lớp mẫu giáo có dạy tiếng Việt ở Berlin
Một kết quả nghiên cứu được bà Sandra Scheeres – nghị sĩ phụ trách mảng giáo dục, thanh niên và gia đình – dẫn ra cho thấy hơn 1/3 cư dân Berlin có nguồn gốc nhập cư; khoảng 150.000 học sinh, tương đương 40% tổng số học sinh ở các trường học, nói được ít nhất một ngôn ngữ khác trong gia đình ngoài tiếng Đức.
“Đây là một món quà đặc biệt cần được nuôi dưỡng… Đối với chúng tôi, đa ngôn ngữ là một nhiệm vụ giáo dục và đồng thời là một cơ hội giáo dục” – bà Scheeres nói.
Suốt hơn 10 năm qua, theo thống kê của trường Barnim, số lượng học sinh gốc Việt vẫn luôn giữ ở mức 16%-17%, xu hướng không giảm đi. Từ năm 2008, trường bắt đầu quan tâm đặc biệt đến nhóm học sinh có những đặc điểm rất riêng này. Các em đa phần có học lực tốt và hạnh kiểm tốt.
Kể từ đó, hằng năm, trường lại có thêm những hoạt động gắn bó với Việt Nam (kết nghĩa với Trường THPT Việt Đức tại Hà Nội), tổ chức các sự kiện tiếng Việt, văn hóa Việt (lớp ngoại khóa “Vietnam-AG”) và cộng đồng người Việt như Tết, “Đêm Việt Nam”…
Ngoài ra, trường còn có nhân viên công tác xã hội người Việt tư vấn tâm lý học sinh và đóng vai trò là cầu nối giữa học sinh, phụ huynh Việt Nam với nhà trường, các thầy cô giáo.
Khai mở kho báu
Từ cựu hiệu trưởng, ông Detlef Schmidt-Ihnen, đến hiệu trưởng hiện nay là ông Sebastian Koven đều muốn trường Barnim trở thành địa chỉ tin cậy của cộng đồng người Việt, nơi phụ huynh có thể gửi gắm con em của mình không chỉ để học văn hóa mà còn sinh hoạt nhiều hoạt động ngoại khóa.
Hiện tại trường Barnim đứng ra làm “trường trụ cột” (Sttzpunktschule) cho môn “Ngôn ngữ cội nguồn – tiếng Việt”, tức là không chỉ học sinh trong trường mà học sinh các trường ở vùng lân cận như Hohenschnhausen và Marzahn cũng được đăng ký học tiếng Việt nếu có nhu cầu. Giờ học tiếng Việt được đặt sau các tiết học thường nhật và sau mỗi một học kỳ được ghi chú trong bảng điểm “Zeugnis”.
Đến nay tiếng Việt đã được dạy trong trường học ở Berlin gần một học kỳ, học sinh là các em từ lớp 1 đến lớp 12 có cha hoặc mẹ là người Việt. Các lớp học do các trường học và Bộ Giáo dục, Thanh niên và Gia đình bang Berlin phối hợp tổ chức, trong đó trách nhiệm chi trả học phí thuộc về bộ.
Điều bất ngờ là chương trình “Ngôn ngữ cội nguồn – tiếng Việt” nhận được sự hưởng ứng rất lớn của nhiều phụ huynh. Trường Barnim đang mở 4 lớp dạy tiếng Việt nhưng chưa đáp ứng đủ nhu cầu. Chị Hương Thu, giáo viên dạy tiếng Việt, cho biết mỗi ngôn ngữ là một kho báu. Ở Berlin có rất nhiều gia đình nói tiếng Việt và ngôn ngữ, văn hóa Việt làm nên phần thiết yếu trong bản sắc của trẻ em.
“Việc phát triển các kỹ năng ngôn ngữ đối với ngôn ngữ cội nguồn, ở đây là tiếng Việt, có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của học sinh và cũng giúp ích khi các em học thêm bất kỳ ngôn ngữ nào tiếp theo” – chị Thu nói.
Dù số tiết còn khá ít, 2 tiết/ tuần, nhưng rõ ràng các lớp học “Ngôn ngữ cội nguồn – tiếng Việt” là một ưu đãi dành cho các học sinh gốc Việt trong chính ngôi trường của mình. Các lớp học này hoàn toàn miễn phí, là môn học được bổ sung vào thời khóa biểu sẵn có, với mong muốn giúp trẻ em Việt ở Đức hoàn thiện các kỹ năng nói và viết tiếng Việt, từ đó phát triển khả năng sử dụng tiếng Việt một cách có hệ thống.
Giáo trình bao gồm 5 chủ đề chính: Đời sống cá nhân, Trường học và cuộc sống thường ngày, Thiên nhiên và môi trường sống, Môi trường văn hóa, Đời sống riêng của ngôn ngữ cội nguồn.
Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung khai giảng năm học 2022-2023
Sáng 15-9, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa), Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung (Tổng cục Kỹ thuật) tổ chức Lễ khai giảng năm học 2022-2023.
Năm học 2021-2022, nhà trường tiến hành có hiệu quả hoạt động công tác Đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ giáo dục, đào tạo, gắn với Phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt, công tác tốt", Cuộc vận động "Phát huy truyền thống, cống hiến tài năng, xứng danh Bộ đội Cụ Hồ" thời kỳ mới và thực hiện Nghị quyết 847 của Quân ủy Trung ương về phát huy phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, góp phần quan trọng trong việc hoàn thành nhiệm vụ năm học. Công tác tuyển sinh được triển khai đồng bộ đúng quy chế, quy định.
Các cơ quan, đơn vị tham gia lễ khai giảng.
Đoàn đại biểu tại lễ khai giảng năm học 2022 - 2023.
Kết quả thi và kiểm tra kết thúc môn đều đạt và vượt chỉ tiêu đề ra. Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục luôn được chăm lo, bồi dưỡng, phát triển một cách toàn diện về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, khả năng nghiên cứu khoa học, ngoại ngữ và tin học.
Năm học 2022-2023, Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung tiếp tục quán triệt và triển khai hiệu quả các nghị quyết, kết luận, quy định của các cấp về công tác giáo dục, đào tạo, nhất là phương châm "Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị". Tiếp tục xây dựng và điều chỉnh chương trình đào tạo sát với thực tế sát với nhu cầu của đơn vị. Lấy kết quả giảng dạy, học tập, rèn luyện làm tiêu chí cơ bản để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ.
Các học viên Trường Trung cấp Kỹ thuật miền Trung duyệt đội ngũ.
Nâng cao chất lượng rèn luyện kỷ luật, chấp hành điều lệnh, lễ tiết tác phong quân nhân, làm tốt công tác phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm pháp luật và vi phạm kỷ luật trong quân đội; xây dựng nền nếp chính quy, xây dựng môi trường văn hóa sư phạm quân sự lành mạnh. Tập trung xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lượng và cơ cấu cân đối, hợp lý, chất lượng toàn diện ngày càng cao đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Khi cơ hội giáo dục khan hiếm Các bản quy hoạch đô thị dường như đều thiếu đi một yếu tố quan trọng: Tương lai của những đứa trẻ. Từ câu chuyện Baltimore Vào tháng 4-2014, tờ báo địa phương Baltimore Sun (Mỹ) đăng một bài viết chấn động về thành tích giáo dục của thành phố: "Theo kỳ thi Đánh giá quốc gia về tiến bộ giáo dục, chỉ...