Học tiếng Nhật: Tự tin giới thiệu bản thân chỉ sau hai phút
Khi giao tiếp với một người Nhật Bản, làm sao để họ quan tâm và đồng ý kết bạn lâu dài? Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản đầu tiên – học cách giới thiệu bản thân thật thông minh nhé!
Trong giao tiếp ứng xử, nhất là đối với người lạ trong lần đầu gặp mặt, điều quan trọng nhất để gây ấn tượng và ghi điểm trong mắt người đối diện đó là ngoại hình và lời nói.
Ngoại hình ban đầu ưa nhìn, bắt mắt sẽ làm cho đối phương bị thu hút, nhưng để họ gắn bó và trò chuyện lâu dài thì bạn cần có một cách nói chuyện khéo léo và thông minh.
Vậy khi giao tiếp với một người Nhật Bản, làm sao để họ quan tâm và đồng ý kết bạn lâu dài. Hãy bắt đầu từ những bước đơn giản đầu tiên – học cách giới thiệu bản thân thật thông minh nhé!
Học tiếng Nhật: Tự tin giới thiệu bản thân chỉ sau hai phút
Trong video vừa rồi hai bạn Daru và bạn Ngân đã giới thiệu về bản thân mình cho nhau nghe. Cùng mình ôn lại một số mẫu câu và từ vựng quan trọng đã xuất hiện trong bài nhé ! Hajimemashou !
1. (Hajimemashite) : Rất vui được gặp bạn
2. ( Watashi) : Tôi
3.( Yoroshiku Onegaishimasu) : Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ bạn
4…. .: Tên tôi là…
Nhật Bản là đất nước được biết đến với nền văn hóa đa màu sắc và nhiều nét đẹp cuốn hút. Điều này được thể hiện ngay cả trong văn hóa giao tiếp hàng ngày của người Nhật Bản, bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé !
Văn hóa cúi đầu trong lần đầu giao tiếp
Trong lần đầu tiên gặp gỡ của một người Nhật Bản, nghi thức cúi chào thường không thể thiếu. Cúi chào, giờ đây đã trở thành nét văn hóa tiêu biểu của người Nhật. Độ của góc cúi đầu thể hiện mức độ thân thiết và lịch sự.
Nếu là cúi đầu xã giao sẽ cúi khoảng 15 độ, còn nếu thể hiện sự tôn kính với người đối diện trong lần đầu gặp mặt sẽ cúi khoảng 30 độ, góc cúi 45 độ thể hiện sự cảm ơn sâu sắc và muốn được hợp tác.
Văn hóa cúi đầu tại Nhật lại có sự khác nhau giữa nam và nữ. Đối với nam, tư thế chào đúng chuẩn là hai bàn tay duỗi thẳng, khép chặt các ngón, khép hai cánh tay sát bên sườn và cúi xuống.
Đối với nữ, tư thế cúi chào cũng là hai tay duỗi thẳng đặt trước người tạo thành hình chữ V, bàn tay phải phải đặt lên bàn tay trái, các ngón tay khép lại và từ từ cúi chào.
Sau khi kết thúc nghi thức chào hỏi, người Nhật sẽ trao danh thiếp cho nhau.
Trang phục của người Nhật
Người Nhật thường rất coi trọng trang phục của mình, họ lựa chọn trang phục dựa trên hai nguyên tắc chính là : sang trọng và hợp mốt.
Trong văn hóa, người Nhật quan niệm, cách ăn mặc tuềnh toàng, lôi thôi là thiếu lịch sự đối với người đối diện. Đặc biệt, người Nhật cũng hay để ý đến đôi tất bạn đi vì trong một số trường hợp bạn sẽ phải ngồi để giao tiếp.
Quà tặng khi đến chơi nhà người khác
Nếu bạn mới quen một người bạn Nhật Bản và một hôm nào đó bạn muốn mua một món quà để tặng khi sang nhà người bạn đó chơi, trước khi mua món quà đó, bạn hãy ghi nhớ 3 điều tối kị sau :
Không tặng những bức tranh có hình con cáo hoặc con thằn lằn bởi nó thể hiện sự thiếu tao nhã. Trong văn hóa Nhật Bản, điều đó có ý nghĩa là “mắn đẻ” hoặc sự thủ đoạn.
Không mua những thứ như dao, kéo,.. vì theo họ đó là điềm báo của sự chia ly.
Thường khi tặng quà, người Nhật luôn kèm theo câu nói: “Mặc dù món quà không có giá trị gì nhưng xin ông/bà hãy vui lòng nhận cho”.
Một số lưu ý quan trọng khác
Nên hạn chế những hành động thân mật như bắt tay, ôm, hôn,…Luôn kiềm chế cảm xúc để không làm ảnh hưởng đến người đối diện. Sau khi kết thúc cuộc trò chuyện, bạn đừng quên nói lời cảm ơn nhé.
Mong rằng, bài viết này đã giúp bạn hiểu được phần nào về văn hóa giao tiếp của người Nhật Bản, tránh những hiểu lầm không đáng có.
Cuối cùng, bạn đừng quên ôn tập lại các mẫu câu giao tiếp vừa học nhé. Chúc bạn chinh phục tiếng Nhật thành công.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình
Nhắc đến người Nhật, người ta thường nghĩ ngay tới văn hóa lịch sự, tôn trọng đối với người xung quanh. Điều này thể hiện ở cả cách gọi các thành viên trong gia đình mình và gia đình người khác. Hãy khám phá ngay cách xưng hô đó trong bài viết dưới đây nhé !
Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình
Sau khi xem xong video bạn đã biết gọi những người thân trong gia đình mình bằng tiếng Nhật chưa nào ? Hãy cùng ôn lại một lần nữa để nhớ lâu hơn nhé !
1.
( sofu)
Ông
2.
(sobo)
Bà
3.
( chichi)
Bố
4.
( haha)
Mẹ
5. ó51;
( otouto)
Em trai
6.
( imouto)
Em gái
Trong văn hóa giao tiếp của Nhật, khi nhắc đến gia đình mình, họ sẽ luôn thể hiện sự khiêm tốn, vì vậy, nếu phải nhắc đến gia đình ai đó trong cuộc trò chuyện, họ sẽ dùng những từ ngữ thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.
Vậy, cách người Nhật xưng hô khi nói tới gia đình người khác như thế nào, bạn hãy tham khảo các từ vựng dưới đây :
1.
( ojiisan)
Ông
2.
(obaasan )
Bà
3.
(otousan)
Bố
4.
( okaasan)
Mẹ
5. ó51;
( otoutosan)
Em trai
6.
( imoutosan)
Em gái
Ngày nay, khi đời sống con người ngày càng phát triển, cấu trúc gia đình trong xã hội Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi theo. Nếu như trước đây, kiểu gia đình ba thế hệ hay bốn thế hệ chiếm đại đa số, thì hiện nay hai dạng thức đó đã không còn phổ biến mà thay vào đó là mô hình tiểu gia đình.
Kiểu mô hình gia đình lớn
Đây là kiểu mô hình có cấu trúc gần giống với kiểu gia đình tam đại đồng hay tứ đại đồng ở Việt Nam, bao gồm những người thân có cùng mối quan hệ ruột thịt và cùng chung sống dưới một mái nhà. Phổ biến nhất là kiểu gia đình có từ ba thế hệ trở lên, gồm ông bà, bố mẹ và con cái. Mô hình gia đình lớn là dạng mô hình truyền thống từ xưa cho tới nay.
Trong mô hình gia đình lớn, các thành viên bị chi phối bởi mối quan hệ gia trưởng và thứ bậc cứng nhắc. Ở đó, con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ, người vợ phải vâng lời chồng và bố mẹ chồng. Mỗi thành viên trong gia đình, tùy đia vị mà sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.
Khi xã hội Nhật Bản ngày càng dân chủ hóa dần, cuộc sống được nâng cao, thì người phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới về nhiều mặt từ công việc cho tới địa vị xã hội. Tính chất gia trưởng cũng dần được loại bỏ.
Tuy nhiên do một số nguyên nhân như đô thị hóa mạnh, sự phát triển khoa học công nghệ, tình trạng già hóa dân số do quan điểm không cần hôn nhân và số lượng người độc thân, không có con cái ngày càng tăng cao,...dẫn đến số lượng mô hình gia đình lớn giảm đi đáng kể.
Kiểu mô hình gia đình nhỏ - gia đình hạt nhân
Ngược lại với gia đình lớn, mỗi gia đình nhỏ chỉ gồm từ một hoặc hai thế hệ. Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình đầy đủ vợ chồng con cái thì cũng có những gia đình khiếm khuyết như bố mẹ đã ly hôn nên chỉ có bố hoặc mẹ sống cùng con cái, hay con cái đã lớn nhưng không muốn lập gia đình nên vẫn sống cùng bố mẹ. Đây là kiểu gia đình đang khá phổ biến tại Nhật.
Nhìn chung, các mô hình gia đình này cũng khá giống ở Việt Nam, đây sẽ là một điểm thuận lợi giúp bạn bớt đi phần bỡ ngỡ khi du học tại Nhật.
Mong rằng, bài viết đã giúp bạn trang bị thêm kiến thức về văn hóa cũng như các từ vựng về chủ đề gia đình. Hãy áp dụng ngay vào cuộc sống và đừng quên luyện tập thường xuyên nhé ! Chúc bạn chinh phục tiếng Nhật thành công !
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: Những câu tỏ tình lãng mạn của xứ sở "mặt trời mọc" Bạn có đang "thầm thương trộm nhớ" ai đó không? Bạn có đang chuẩn bị một kế hoạch để tỏ tình với người ấy? Nếu câu trả lời là có, vậy thì đừng bỏ qua các mẫu câu tỏ tình bằng tiếng Nhật, để hô biến màn tỏ tình trở nên đặc biệt hơn nhé. Trong những cuộc tán gẫu ngày thường, chúng...