Học tiếng Nhật hiệu quả hơn khi được trải nghiệm các giá trị văn hóa Nhật Bản
Học sinh được trau dồi kiến thức về tiếng Nhật thông qua việc tham gia hoạt động trải nghiệm về ẩm thực, văn hóa của người Nhật Bản.
Những năm qua, nhu cầu nguồn nhân lực có chuyên môn tiếng Nhật Bản ngày càng tăng cao, theo đó ngày càng có nhiều phụ huynh quan tâm và có nhu cầu cho con học ngoại ngữ thứ hai là tiếng Nhật.
Việc dạy tiếng Nhật sớm từ cấp tiểu học, trung học cơ sở không chỉ đáp ứng việc đào tạo nguồn lực chất lượng cao mà còn giúp các học sinh mở ra cho mình cơ hội trong tương lai, chủ động hội nhập và đáp ứng được những yêu cầu trong thời đại mới.
Đáp ứng nhu cầu trên, hiện nay, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã triển khai mô hình dạy và học tiếng Nhật như: Câu lạc bộ tiếng Nhật, mở lớp học ngôn ngữ 2 tiếng Nhật.
Sinh viên Trường Đại học Hải Phòng giới thiệu cho học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự những nét đặc trưng của Lễ hội ngắm trăng Nhật Bản (Ảnh: Phạm Linh)
Thầy Nguyễn Văn Ca – Hiệu trưởng Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự cho biết, năm học 2020 – 2021, Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) bắt đầu triển khai dạy ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật. Đến nay, trường có 3 lớp ở các khối 6, 7, 8.
Mục tiêu quan trọng nhất của việc mở lớp học ngôn ngữ Nhật là mở rộng nhu cầu học ngôn ngữ hai của học sinh và phụ huynh học sinh.
Đồng thời, tạo điều kiện để học sinh trau dồi kỹ năng, rèn luyện và học tập ngoại ngữ thứ hai sớm từ cấp trung học cơ sở nhất là đối với học sinh có nguyện vọng thi vào lớp chuyên Nhật của Trường Trung học phổ thông Chuyên Trần Phú.
“Để nâng cao chất lượng học tập, nhà trường có kế hoạch kết hợp với các đơn vị giáo dục khác để tăng cường hoạt động trải nghiệm cho học sinh.
Đặc biệt, từ năm học 2023 – 2024, nhà trường chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện phối hợp với Trường Tiểu học Ngô Gia Tự để có thể tiếp nhận học sinh lớp 6 khi các em đã được học tiếng Nhật từ cấp tiểu học” thầy Ca cho biết thêm.
Học sinh hào hứng trả lời câu hỏi về lễ hội truyền thống của người Nhật Bản (Ảnh: Phạm Linh)
Ngày 10/9/2022, nhân dịp ngày Tết Trung thu của Việt Nam trùng với Lễ hội ngắm trăng (Otsukimi) của người Nhật Bản, Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự phối hợp với khoa Sư phạm Tiếng Nhật – Trường Đại học Hải Phòng tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp có ngoại ngữ 2 là tiếng Nhật.
Hoạt động ngoại khóa này giúp học hiểu được một số hoạt động truyền thống trong lễ hội ngắm trăng của người Nhật Bản từ đó biết được nét độc đáo của lễ hội này cũng như những điểm khác biệt với Tết Trung thu tại Việt Nam.
Để học sinh dễ dàng tiếp cận với những kiến thức liên quan, các bạn sinh viên thuộc khoa Sư phạm tiếng Nhật đã tổ chức nhiều trò chơi như đuổi hình bắt chữ, trả lời câu hỏi nhận quà, gấp giấy origami để tăng vốn sống, vốn hiểu biết, sự khác biệt và đồng điệu giữa Tết Trung thu của Việt nam và cách tổ chức Lễ hội ngắm trăng của người Nhật Bản.
Đồng thời, học sinh được trau dồi thêm vốn từ vựng, hiểu biết về văn hóa truyền thống của người Nhật.
Hoạt động gấp giấy origami chủ đề về Lễ hội ngắm trăng (Ảnh: Phạm Linh)
Thông qua hoạt động trải nghiệm, học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự biết được Lễ hội ngắm trăng đã đi sâu vào đời sống tinh thần của con người Nhật Bản, đồng thời được coi như một cơ hội tuyệt vời để phong phú hóa tâm hồn trẻ thơ.
Video đang HOT
Lễ hội ngắm trăng thường diễn ra vào ngày 15/8 âm lịch, tức vào khoảng tháng 9, tháng 10 dương lịch, và là dịp để mọi người cùng thưởng thức đêm trăng đẹp nhất trong năm.
Sản phẩm của học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự (Ảnh: Phạm Linh)
Các nhóm sẽ thi xem ai gấp được nhiều và đẹp hơn (Ảnh: Phạm Linh)
Nếu như trong các truyện cổ tích, truyền thuyết của người Việt, trên cung trăng có cây đa và chú Cuội, thì văn hóa cổ tích, truyền thuyết của người Nhật Bản tin rằng có một chú thỏ đang sinh sống trên vương quốc của thần Mặt trăng bất tử và đến đêm Otsukimi lại giã bột để làm bánh dày mochi.
Học sinh còn được lập thành nhóm cùng nhau trải nghiệm gấp giấy origami hình chú thỏ, cỏ lau (Susuki), bánh dango và thi xem đội nào tạo thành bức tranh đẹp nhất.
Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự có thêm vốn từ cũng như hiểu biết về Lễ hội ngắm trăng của Nhật Bản (Ảnh: Phạm Linh)
Cô Phạm Khánh Hội – Trưởng khoa Sư phạm tiếng Nhật Trường Đại học Hải Phòng, giáo viên giảng dạy môn tiếng Nhật tại Trường Trung học cơ sở Ngô Gia Tự chia sẻ: “Tiếng Nhật theo quan điểm của tôi là một ngôn ngữ rất khó, chính vì vậy các hoạt động giúp học sinh tiếp cận, trải nghiệm văn hóa của người Nhật để từ đó có hiểu biết sâu sắc sẽ giúp các em có hứng thú hơn với môn học này. Thực tế, mỗi tiết học các em đều chia sẻ sự hào hứng và dần yêu thích môn tiếng Nhật hơn.
Khi thiết kế chương trình giảng dạy ngoại ngữ 2, chúng tôi luôn lồng ghép các trải nghiệm văn hóa Nhật Bản.
Ngoài những hoạt động lớn như tìm hiểu Lễ hội ngắm trăng ngày hôm nay, ở trên lớp tôi thường tổ chức cho các em làm món ăn, hoạt động gấp giấy của Nhật để học sinh chủ động tìm hiểu và tích lũy vốn từ, vốn hiểu biết đặc biệt là càng yêu tiếng Nhật hơn.
Không chỉ tạo cơ hội cho các em học sinh trung học cơ sở trải nghiệm văn hóa Nhật Bản, đây cũng là cơ hội để sinh viên khoa Sư phạm tiếng Nhật của Trường Đại học Hải Phòng có thêm kinh nghiệm tích lũy, có sự gắn kết, chia sẻ và học hỏi lẫn nhau đối với sinh viên từ năm nhất đến năm cuối”.
"Biển người" đổ về lễ hội văn hóa Nhật Bản, giới trẻ Hà Nội chi tiền triệu để trải nghiệm
Ngày 4/9, hàng nghìn người trẻ Hà Nội đổ về tham gia lễ hội văn hóa Nhật Bản, trong đó ấn tượng nhất phải kể đến những màn hóa trang cực kỳ độc đáo.
Có nhiều cách để tận hưởng ngày cuối cùng của kỳ nghỉ lễ, với hội yêu thích truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản cũng như văn hóa đất nước mặt trời mọc - họ đổ về lễ hội Văn hóa Truyền thống Nhật Bản - Japan Wave.
"Biển người" tại lễ hội văn hóa
Lễ hội được tổ chức tại Savico Megamall (Hà Nội) vào hôm nay (4/9) với quy mô khá hoành tráng, đem đến trải nghiệm các loại hình văn hóa Nhật Bản cho người tham gia. Và đặc biệt nhất phải kể đến hàng loạt màn "biến hình" cực kỳ ấn tượng của các bạn trẻ thích hóa trang, bất chấp thời thời tiết Thủ đô sáng nay không mấy thuận lợi với những trận mưa to.
Sự kiện thu hút đông đảo giới trẻ Thủ đô
Một lý do khác thu hút hàng nghìn người trẻ có mặt tại lễ hội chính là những trải nghiệm hấp dẫn được tổ chức. Ngoài bày bán các ấn phẩm và phụ kiện truyện tranh, các hoạt động đều miễn phí: may phụ kiện cho búp bê, làm cổng thông, chơi cờ Shogi, chế tác trâm cài truyền thống Nhật, gói vật dụng gia đình bằng vải,...
Không dừng lại ở đó, lễ hội còn có các tiết mục văn nghệ kết hợp nhảy và trình diễn tự do dành cho mọi người tham gia. Vì vậy đây cũng là cơ hội để nhiều người thể hiện tài lẻ như ca hát, nhảy múa và niềm yêu thích văn hóa Nhật Bản.
"Biển người" tại lễ hội
Tốn tiền, tốn thời gian nhưng tại sao nhiều người vẫn mê hóa trang?
Như đã đề cập, hoạt động của các "tín đồ" của bộ môn hóa trang vẫn sôi nổi nhất tại lễ hội văn hóa này. Ngay từ sáng sớm, nhiều người có mặt tại địa điểm tổ chức để chuẩn bị, sẵn sàng cho những màn hóa thân xịn xò nhất.
Được biết để xuất hiện tại đây, mọi người đều đầu tư một khoản không nhỏ cho trang phục, phụ kiện và phần trang điểm của mình, ít thì khoảng 200.000 - 300.000 đồng, nhiều thì khoảng 3 - 4 triệu đồng. Vừa tốn tiền vừa tốn thời gian là thế nhưng ai nấy đều cực kỳ vui vẻ và hào hứng.
00:01:31
Hẳn nhiều người không khỏi thắc mắc: Tại sao lại phải mất tiền và thời gian để hóa trang, tham gia lễ hội như vậy?
Anh Tú - người đã đầu tư gần 1 triệu cho màn hóa trang hôm nay giải thích: "Vì khi hóa trang thành nhân vật yêu thích mình có thêm tự tin hơn. Bình thường mình không tự tin về bản thân lắm nhưng bây giờ thì mình rất vui và quen được nhiều bạn mới".
Anh Tú
Còn cô bạn có nickname Tô Cháo lại tiết lộ: " Đúng là đi hóa trang thế này không mang lại gì về vật chất nhưng có giá trị về mặt tinh thần, không chỉ mình mà tất cả các bạn tham gia đều vui. Khi hóa thân vào một nhân vật khác, mọi người có 1 ngày được quên đi bản thân hiện tại , quên đi cuộc sống với áp lực từ mọi phía". Tô Cháo đã đi lễ hội hóa trang lần thứ 2 và lần này, cô bạn chi gần 1,5 triệu đồng.
Chu (2004) đã nhiều lần đi lễ hội nhưng đây là lần đầu tiên hóa trang thành nhân vật yêu thích. Chu cho biết mình đầu tư khoảng 900.000 đồng cho bộ trang phục và cảm thấy bản thân được thoải mái hơn khi hóa trang.
Chu (trái) và Tô Cháo (phải)
Vượt 10km và chi hơn 300k để tham gia lễ hội hóa trang, Linh (2004) cho biết: "Khi hóa trang thì không chỉ mình vui mà những người khác cũng được vui lây vì nhân vật họ yêu thích bước ra ngoài đời. Điều này đem lại một niềm vui nho nhỏ cho cuộc sống của mình".
Linh đã đi 10km để tham gia lễ hội
Biết đến hóa trang từ năm 2018 và đây không phải là lần đầu tiên tham gia lễ hội nên Nguyên (Long Biên, Hà Nội) có khá nhiều kinh nghiệm. Sau khi đầu tư 3 - 4 triệu và mất cả tháng trời chuẩn bị, anh chàng chia sẻ rằng bản thân được thay đổi không khí khi tham gia những lễ hội thế này.
Nguyên đã đầu tư khoảng 3 - 4 triệu cho trang phục hôm nay
Ngoài ra nhiều bạn trẻ khác cũng có cùng lý do hóa trang là vì đam mê và tham gia lễ hội văn hóa là vì được gặp gỡ bạn bè, những người có cùng sở thích. "Hóa trang với mình là một trong những sở thích, đam mê nên cũng không ngại đầu tư thời gian và tiền để theo đuổi" - Linh (2008) cho hay.
Cô bạn Linh (2008) chi khoảng 200.000 đồng cho màn hóa trang của mình
Cùng xem thêm những hình ảnh được ghi lại tại sự kiện nhé!
Những đôi bạn cùng nhau hóa trang
Nhiều người tập trung trang điểm ngay tại địa điểm tổ chức
Hoa hậu Ngọc Hân với ý tưởng kết hợp văn hóa Nhật Bản và Việt Nam trong tà áo dài Với Hoa hậu Việt Nam năm 2010 Đặng Ngọc Hân, sáng tạo với tà áo dài không chỉ là công việc, mà còn là niềm vui, sở thích, là nơi để tự do áp dụng những ý tưởng thật đặc biệt. Bộ sưu tập áo dài mới nhất của Ngọc Hân được làm từ dải thắt lưng Obi của bộ áo Kimono Nhật...