Học tiếng Nhật: 10 phút chinh phục kanji qua bộ thủ chữ Nhân
Bộ thủ chữ Nhân (É54;) là một trong những bộ phổ biến và cơ bản nhất trong tiếng Nhật, có ý nghĩa chủ yếu liên quan đến con người. Hãy cùng khám phá qua video dưới đây nhé !
Học tiếng Nhật: 10 phút chinh phục kanji qua bộ thủ chữ Nhân
Ngoài các từ mà sensei đã nêu ra trong bài, bạn hãy tìm hiểu thêm những từ vựng tiếng Nhật thông dụng có chứa bộ này nhé !
1. É81; (Sĩ)
É81; (Shigoto): Công việc
2. Ê19; (Nhiệm)
Ê19; (Sekinin): Trách nhiệm
3. Ê53; (Truyền)
Ê53; (Tsutaeru): Truyền đạt
4. Ê50; (Hội)
Ê50; (Au): Gặp gỡ
5. (Tác)
(Tsukuru): Chế tạo
Trong quá trình học Kanji, bạn có thấy các chữ Kanji đều được giải thích theo hai cách đọc là âm On và âm Kun? Đây là hai khái niệm rất cơ bản trong tiếng Nhật, nhưng nhiều bạn lại chưa rõ.
Về nguồn gốc, chữ Kanji thực chất là chữ Hán của Trung Quốc và được du nhập vào Nhật Bản theo con đường buôn bán với Triều Tiên.
Tuy nhiên, trong quá trình du nhập lại nảy sinh ra hai vấn đề lớn là có những chữ Hán mang ý nghĩa hoàn toàn mới trong tiếng Nhật và có những từ tiếng Nhật có sẵn lại cần những chữ Hán có ý nghĩa tương đồng để thay thế. Chính vì nguyên nhân này, cách đọc Kanji được chia thành đọc theo âm On và đọc theo âm Kun.
Âm On là âm Hán – Nhật được viết tắt của từ Onyomi () có nghĩa là đọc theo âm. Âm On thường được dùng để đọc các từ được vay mượn từ Trung Quốc, biểu thị cách đọc theo chữ Katakana và hầu như các từ ghép Kanji đều được đọc bằng âm On ví dụ như từ Phía đông () có cách đọc theo âm On là “tou” ()( Cách đọc gần giống chữ “đông” trong tiếng Việt), từ Học (é98;) có cách đọc theo âm On là “gaku” () và từ Viện () có cách đọc theo âm On là “in” (),…
Âm Kun là âm thuần Nhật, được viết tắt của từ Kunyomi () tức là cách đọc theo nghĩa. Với các từ Nhật gốc được viết bằng chữ Hán có ý nghĩa tương đương người ta thường đọc theo âm Kun. Ví dụ như chữ () có nghĩa là quốc gia nhưng trong tiếng Nhật họ đã có sẵn từ Kuni mang nghĩa là quốc gia rồi, nên dù viết là () thì vẫn đọc là Kuni.
Một cách giải thích dễ hiểu hơn, ngày xưa Việt Nam khi chưa có hệ thống chữ viết nên phải vay mượn chữ Hán để dùng ( sau này được cải biến thành chữ Nôm). Tuy nhiên, trước đó, trong tiếng Việt đã có những từ có sẵn rồi như từ nước và từ lửa, nhưng khi chữ Hán được du nhập vào Việt Nam thì ta lại lấy chữ Hán có nghĩa là nước, lửa để thay thế.
Vì vậy, dù cách viết khác nhau, nhưng cách đọc vẫn là nước và lửa mà thôi. Điều này cũng giống như người Nhật dùng Kanji để miêu tả cho những từ ngữ đã có sẵn trong tiếng Nhật như từ Kuni.
Một mẹo nhỏ cho các bạn khi không thể phân biệt khi nào dùng âm On và khi nào dùng âm Kun đó là : Nếu từ Kanji đứng cùng một từ Kanji khác hãy đọc nó theo âm On và nếu từ Kanji đi cùng với một từ Hiragana hãy đọc nó là âm Kun. Để hiểu và làm rõ hơn chúng ta cùng đến với một vài ví dụ sau :
Một từ Kanji đi cùng với một từ Hiragana :
(nasake) : Sự cảm thông
ũ96; (akai) : Đỏ
(atarashii) : Mới
õ17; (kanarazu) : Nhất quyết, nhất định
Một từ Kanji đứng cạnh một từ Kanji khác :
á77; (jh) : Thông tin
é98; (gakk) : Trường học
(shinkansen) : Tàu siêu tốc
Tuy nhiên, ngoài các trường hợp trên, tiếng Nhật còn có rất nhiều ngoại lệ. Vì vậy, để giao tiếp tiếng Nhật thành thạo bạn cần có sự kiên trì thực sự, chấp nhận thử thách và vượt qua bản thân mình. Chúc bạn thành công !
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình
Nhắc đến người Nhật, người ta thường nghĩ ngay tới văn hóa lịch sự, tôn trọng đối với người xung quanh. Điều này thể hiện ở cả cách gọi các thành viên trong gia đình mình và gia đình người khác. Hãy khám phá ngay cách xưng hô đó trong bài viết dưới đây nhé !
Học tiếng Nhật: "Xử lý nhanh gọn" từ vựng về gia đình
Sau khi xem xong video bạn đã biết gọi những người thân trong gia đình mình bằng tiếng Nhật chưa nào ? Hãy cùng ôn lại một lần nữa để nhớ lâu hơn nhé !
1.
( sofu)
Ông
2.
(sobo)
Bà
3.
( chichi)
Bố
4.
( haha)
Mẹ
5. ó51;
( otouto)
Em trai
6.
( imouto)
Em gái
Trong văn hóa giao tiếp của Nhật, khi nhắc đến gia đình mình, họ sẽ luôn thể hiện sự khiêm tốn, vì vậy, nếu phải nhắc đến gia đình ai đó trong cuộc trò chuyện, họ sẽ dùng những từ ngữ thể hiện sự tôn trọng nhiều hơn với các thành viên trong gia đình mình.
Vậy, cách người Nhật xưng hô khi nói tới gia đình người khác như thế nào, bạn hãy tham khảo các từ vựng dưới đây :
1.
( ojiisan)
Ông
2.
(obaasan )
Bà
3.
(otousan)
Bố
4.
( okaasan)
Mẹ
5. ó51;
( otoutosan)
Em trai
6.
( imoutosan)
Em gái
Ngày nay, khi đời sống con người ngày càng phát triển, cấu trúc gia đình trong xã hội Nhật Bản cũng có nhiều sự thay đổi theo. Nếu như trước đây, kiểu gia đình ba thế hệ hay bốn thế hệ chiếm đại đa số, thì hiện nay hai dạng thức đó đã không còn phổ biến mà thay vào đó là mô hình tiểu gia đình.
Kiểu mô hình gia đình lớn
Đây là kiểu mô hình có cấu trúc gần giống với kiểu gia đình tam đại đồng hay tứ đại đồng ở Việt Nam, bao gồm những người thân có cùng mối quan hệ ruột thịt và cùng chung sống dưới một mái nhà. Phổ biến nhất là kiểu gia đình có từ ba thế hệ trở lên, gồm ông bà, bố mẹ và con cái. Mô hình gia đình lớn là dạng mô hình truyền thống từ xưa cho tới nay.
Trong mô hình gia đình lớn, các thành viên bị chi phối bởi mối quan hệ gia trưởng và thứ bậc cứng nhắc. Ở đó, con cái phải tuyệt đối vâng lời cha mẹ, người vợ phải vâng lời chồng và bố mẹ chồng. Mỗi thành viên trong gia đình, tùy đia vị mà sẽ có trách nhiệm và nghĩa vụ khác nhau.
Khi xã hội Nhật Bản ngày càng dân chủ hóa dần, cuộc sống được nâng cao, thì người phụ nữ đã có quyền bình đẳng so với nam giới về nhiều mặt từ công việc cho tới địa vị xã hội. Tính chất gia trưởng cũng dần được loại bỏ.
Tuy nhiên do một số nguyên nhân như đô thị hóa mạnh, sự phát triển khoa học công nghệ, tình trạng già hóa dân số do quan điểm không cần hôn nhân và số lượng người độc thân, không có con cái ngày càng tăng cao,...dẫn đến số lượng mô hình gia đình lớn giảm đi đáng kể.
Kiểu mô hình gia đình nhỏ - gia đình hạt nhân
Ngược lại với gia đình lớn, mỗi gia đình nhỏ chỉ gồm từ một hoặc hai thế hệ. Tuy nhiên, bên cạnh những gia đình đầy đủ vợ chồng con cái thì cũng có những gia đình khiếm khuyết như bố mẹ đã ly hôn nên chỉ có bố hoặc mẹ sống cùng con cái, hay con cái đã lớn nhưng không muốn lập gia đình nên vẫn sống cùng bố mẹ. Đây là kiểu gia đình đang khá phổ biến tại Nhật.
Nhìn chung, các mô hình gia đình này cũng khá giống ở Việt Nam, đây sẽ là một điểm thuận lợi giúp bạn bớt đi phần bỡ ngỡ khi du học tại Nhật.
Mong rằng, bài viết đã giúp bạn trang bị thêm kiến thức về văn hóa cũng như các từ vựng về chủ đề gia đình. Hãy áp dụng ngay vào cuộc sống và đừng quên luyện tập thường xuyên nhé ! Chúc bạn chinh phục tiếng Nhật thành công !
Vũ Phong
Theo Dân trí
Học tiếng Nhật: Đi tìm phương pháp luyện giao tiếp khi không có bạn bè người Nhật Có rất nhiều khó khăn mà người học tiếng Nhật thường gặp phải như từ vựng, Kanji,,..và một trong số đó là giao tiếp. Vậy làm sao để luyện giao tiếp hàng ngày khi không có bạn bè người Nhật. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé. Học tiếng Nhật: Đi tìm phương pháp luyện giao...