Học tiếng Anh đừng dài dòng, phức tạp
Cần phải nói tốt tiếng Anh nhưng cũng còn phải nói chuẩn tiếng Anh nữa.
GS.TSKH Phạm Phố, nguyên Hiệu trưởng trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Sài Gòn chia sẻ một số kinh nghiệm khi học ngoại ngữ, cụ thể là tiếng Anh.
Học tiếng Anh quan trọng là môi trường vận dụng. Ảnh minh họa
Theo vị GS, để đánh giá phương pháp dạy nào giúp học sinh học tốt hơn là rất khó, bởi tiếng Anh cũng như các loại ngoại ngữ khác muốn học tốt phải đi từ cơ bản tới vận dụng thực tế.
Chia sẻ kinh nghiệm của một người từng học rất nhiều loại ngoại ngữ khác nhau như: Anh, Nga, Đức, Pháp, GS Phạm Phố cho rằng điều căn bản đầu tiên là phải nắm vững được ngữ pháp.
“Phải giúp người học nắm chắc được ngữ pháp cơ bản trước hết nhưng học ngữ pháp cũng không nên dài dòng, phức tạp, không lan man, tham lý thuyết mà cần ngắn gọn, dễ hiểu”, vị GS nói.
Tiếp đến là vận dụng, theo GS Phạm Phố, đây là quá trình quan trọng nhất để người học có điều kiện học hỏi và phát huy khả năng nói tiếng Anh của mình.
Kể lại câu chuyện của bản thân, vị GS chia sẻ:
“Thời gian đầu khi đi du học, vào lớp học nghe thầy giảng bài mà tôi không hiểu gì cả. Sau buổi lên lớp tôi phải mượn vở của bạn về tự mày mò, dịch lại từng từ rồi chép lại, rất vất vả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, sau đó tôi đã cố gắng luyện nghe, nói bằng cách tích cực ra đường, tiếp xúc với nhiều người kể cả người lớn lẫn trẻ nhỏ tôi cũng lân la bắt chuyện, tập nghe họ nói và tập nói theo họ.
Nhờ chăm chỉ, tôi đã nói được tiếng Anh thành thạo chỉ sau một thời gian ngắn”.
Kể lại câu chuyện trên, vị GS nhấn mạnh rằng môi trường giao tiếp là rất quan trọng nhưng bên cạnh đó cũng còn phụ thuộc vào nỗ lực, tính kiên nhẫn của mỗi cá nhân nữa.
“Về nguyên tắc vẫn là học theo trình tự nghe, nói, đọc, viết nhưng có nhiều người cùng học, cùng có khả năng tiếng Anh như nhau nhưng người học trong nước lại nói kém hơn người được ra nước ngoài học tập.
Đây là thực tế vì họ có môi trường được vận dụng, được giao tiếp, tiếp xúc nhiều với người nước ngoài nên họ giao tiếp tốt hơn.
Còn với những người ít được nói thì nói không tốt.
Không cần so sánh đâu xa, chỉ cần nhìn vào khả năng ngoại ngữ của học sinh giữa các thành phố lớn với các địa phương tỉnh lẻ cũng đã thấy sự vênh nhau rõ rệt. Những học sinh ở thành phố thường có nhiều cơ hội để học tập, giao tiếp nên khả năng nghe nói cũng thành thạo, tốt hơn so với những học sinh ở địa phương”, vị GS dẫn chứng.
Vị GS thừa nhận, môi trường vận dụng tiếng Anh trong nước còn rất nhiều hạn chế, học xong không có cơ hội cho người học sử dụng thường xuyên vì thế, kiến thức, vốn từ cũng dần bị mai một, học bao nhiêu năm cuối cùng cũng không nói được.
“Vận dụng là phải được nói thường xuyên, ví dụ tự nói chuyện với nhau, nói với bố mẹ, với ông bà, nói với giáo viên, với lãnh đạo, thủ trưởng… ở đâu người ta cũng có điều kiện được sử dụng, được nghe, nói và giao tiếp tự tin bằng tiếng Anh thì tiếng Anh sẽ giỏi lên thôi.
Thực tế, khả năng học ngoại ngữ của người Việt rất tốt, tuy nhiên do không có môi trường cộng thêm thiếu tự tin, sợ sai, không dám nói nên để mất thời cơ.
Kinh nghiệm học ngoại ngữ ở các nước là thường xuyên tổ chức các chuyên đề, hội thảo để các thành viên có cơ hội thực hành, giao tiếp với nhau”, GS Phạm Phố nói.
Một điểm nữa cũng rất đáng phải quan tâm được GS Phạm Phố nhắc tới đó là nói tốt tiếng Anh nhưng còn phải nói đúng, nói cho chuẩn.
“Người Việt nói tiếng Anh nhiều khi như nói tiếng Việt, nói xong mà người nước ngoài họ không hiểu gì, hiện tượng này không hiếm trong thực tế. Do đó, việc nói tốt tiếng Anh nhưng phải nói chuẩn tiếng Anh là rất quan trọng.Theo vị GS, việc nói tiếng Anh kém của người Việt còn có nguyên nhân từ người dạy chưa chuẩn, chưa tốt.
Môi trường giao tiếp đã hạn chế nhưng giao tiếp với người nói sai thì còn đáng ngại hơn rất nhiều”, GS Phạm Phố lo ngại.
Mở rộng hơn, vị GS bày tỏ lo ngại khi hiện nay chương trình giáo dục vẫn chỉ tập trung đào tạo tiếng Anh mà chưa có sự quan tâm đúng mực tới những ngôn ngữ khác. Theo vị GS, vấn đề này cần phải được xem xét lại nhất là trong bối cảnh hội nhập hiện nay, nếu chỉ chú trọng vào một loại ngoại ngữ sẽ rất thiệt thòi và có thể lại phải học đuổi như tiếng Anh bây giờ.
Thái Bình
Theo baodatviet
Những từ chỉ đơn vị đo lường trong tiếng Anh
Để nói về lượng nước, sữa hay soda, bạn có thể dùng "a glass of water/milk/soda" (một cốc).
- Một cốc sữa/nước/soda.
- Một tách cà phê/trà/sữa.
- Một bát ngũ cốc/cơm/súp.
- Một miếng bánh mì/thịt/phô mai.
- Một hộp kem/sữa/nước ép.
- Một mảnh/mẩu/miếng/món đồ... Ví dụ: một mẩu lời khuyên/một món đồ nội thất/một món hành lý.
- Một túi đường/bột mì/gạo.
- Một thanh/thỏi chocolate/vàng/xà bông.
- Một giọt máu/dầu/nước.
- Một hạt cát/gạo.
- Một chai nước/soda/rượu.
- Một cuộn băng/giấy vệ sinh.
Theo ESL Buzz/VNE
Học tiếng Anh mỗi ngày: Các từ nối thông dụng trong tiếng Anh Từ nối (transition words) là những từ được dùng để liên kết 2 mệnh đề độc lập với nhau để tạo thành câu ghép, hoặc liên kết 2 câu với nhau để thể hiện mối quan hệ giữa các ý. Bài viết dưới đây sẽ liệt kê tất cả những từ nối thông dụng trong tiếng Anh, bạn hãy bổ sung ngay vào...