Học tiếng Anh để học chứ không chỉ giao tiếp
PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM chia sẻ: ‘Chúng ta thường quan niệm học tiếng Anh để giao tiếp nhưng theo tôi học tiếng Anh là để học’.
Đại biểu trao đổi tại hội thảo sáng nay – HÀ ÁNH
Nội dung trên được nêu ra trong hội thảo “Xu hướng mới trong giảng dạy ngoại ngữ thích ứng với cách mạng công nghiệp lần thứ 4″ do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức sáng 14.12.
Phát biểu tại hội thảo, PGS-TS Vũ Hải Quân, Phó giám đốc ĐH Quốc gia TP.HCM, cho rằng trong giai đoạn mới, ngoại ngữ (hay cụ thể tiếng Anh) là công cụ bắt buộc phải có và phải thuần thục.
“Chúng ta thường quan niệm học tiếng Anh để giao tiếp nhưng theo tôi học tiếng Anh là để học. Học ở đây là học về chuyên môn, văn hóa, lịch sử, con người. Vậy nên cần phải có sự thay đổi trong cách nghĩ”, ông Quân nói.
Tuy nhiên theo ông Quân, yêu cầu trên đặt ra thách thức với ĐH Quốc gia TP.HCM trong giai đoạn tới. Ông Quân nói: “Chúng ta có khoảng 60.000 sinh viên trong toàn hệ thống, với chuẩn tương đối của lớp học tiếng Anh 20 sinh viên/lớp, nếu tính theo chuẩn này thì ĐH Quốc gia TP.HCM cần có tới 3.000 lớp học trong một năm. Đây là con số không nhỏ”.
Cũng theo ông Quân, ngoài cơ sở vật chất thì còn nhiều khó khăn khác. Chúng ta thừa nhận thiếu những giảng viên có kinh nghiệm về sư phạm, giảng dạy, đổi mới… Việc đánh giá tiếng Anh cũng đang có vấn đề.
Về giải pháp, ông Quân cho rằng: “Công nghệ là một trong những giải pháp để phát huy các rào cản. Nếu dùng công nghệ sinh viên có thể học ở nhà không phải đến lớp. Khi dùng công nghệ, chúng ta có thể kế thừa các bài giảng từ nhiều nguồn khác nhau trên internet của cơ sở dạy ngoại ngữ quốc tế. Như cá nhân tôi mỗi ngày đều giữ thói quen học tiếng Anh bằng cách riêng của mình”.
Video đang HOT
Nhưng nhìn lâu dài, theo ông Quân, trong hệ thống chúng ta vẫn thiếu một “kiến trúc sư trưởng” – người thiết kế chương trình và xây dựng tài nguyên học tập, định hướng phương pháp đánh giá.
Theo ông David Persey, đến từ National Geographic Learning, mặc dù nghiên cứu cho thấy tính cách của giáo viên là yếu tố chính trong việc học tập hiệu quả nhưng đây không phải là yếu tố duy nhất. Việc học còn bị ảnh hưởng bởi động lực của người học, môi trường học tập, các yếu tố có tính ảnh hưởng khác.
Từ đó, theo ông David Persey, những thay đổi trong nhận thức về vai trò của giáo viên trong thế kỷ 21 tiếp tục ủng hộ lập luận rằng chúng ta nên khuyến khích và nắm lấy việc học bên ngoài lớp học và qua đó chúng ta có thể cân bằng giữa việc dạy và học. Công nghệ đã tạo điều kiện cho xu hướng này.
Theo PGS-TS Đinh Đức Anh Vũ, Trưởng ban Đào tạo ĐH, ĐH Quốc gia TP.HCM, mục tiêu phấn đấu của ĐH này đến năm 2020, sinh viên có đủ năng lực ngoại ngữ để giao tiếp, học tập và làm việc thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Chỉ riêng việc dạy chuyên môn bằng tiếng Anh đã được triển khai ở 87 ngành đào tạo (chiếm 85%) đến năm 2017. Hiện ĐH này triển khai đánh giá năng lực 4 kỹ năng.
Theo thanhnien
Cách giảm gánh nặng môn tiếng Anh cho học sinh thi vào lớp 10
Theo hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức, trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập.
Năm nay, thay vì chỉ thi 2 môn Toán và Ngữ văn như những năm trước, học sinh Thủ đô sẽ dự thi 4 môn gồm: Ngữ văn, Toán, Ngoại ngữ và một môn khác. Việc tăng gấp đôi môn thi và không có sự chuẩn bị từ trước khiến nhiều học sinh cuối cấp THCS lo lắng. Áp lực càng tăng lên khi chỉ có 60-62% số học sinh tốt nghiệp THCS sẽ được tuyển vào lớp 10 các trường THPT công lập của Hà Nội. Số còn lại sẽ theo học tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên và học nghề.
Trong khi hai môn Văn, Toán không thay đổi so mọi năm thì Ngoại ngữ đang là trở ngại lớn với nhiều học sinh cuối cấp hai.
Nam Anh, một học sinh lớp 9, cho biết, do tập trung học Toán, Văn để thi vào lớp 10 nên tiếng Anh bị mất gốc, cậu cảm thấy rất áp lực vì chỉ còn thời gian ngắn nữa nhưng chưa biết bắt đầu từ đâu. Tâm lý bị động cộng với lỗ hổng kiến thức là điều mà không chỉ Nam Anh gặp phải trong kỳ thi sắp tới.
Ở Hà Nội, nhiều phụ huynh đầu tư cho con đi học tiếng Anh ở trung tâm từ nhỏ. Ưu điểm của các bạn này là thiên về phản xạ, giao tiếp, tuy nhiên không phải chương trình học nào cũng đồng bộ với trên lớp. Mặt khác, nhiều học sinh đi du học chỉ tập trung trau dồi vốn tiếng Anh nên không chú tâm học các môn khác. Việc phải thi 4 môn đòi hỏi các em học đều, khối lượng kiến thức lớn.
Trước kỳ thi quan trọng, nỗi lo đó không chỉ dừng lại ở các sĩ tử mà các bậc phụ huynh cũng "đứng ngồi không yên". Chị Nguyễn Diệu Linh, Hà Nội, có con sắp vào lớp 10, chia sẻ: "Để chuẩn bị cho kỳ thi này, vợ chồng tôi và con đã lên kế hoạch từ những ngày đầu cấp".
Chị Hằng, Thanh Xuân, Hà Nội khá bối rối khi đứa thứ hai của chị sắp bước vào kỳ thi lớp 10: "Nghĩ về những ngày sắp tới, tôi thực sự thấy thương con mình". Cùng nỗi lo của bà mẹ có con chuyển cấp, thay vì ngồi một chỗ để lo, chị Quyên, Cầu Giấy, Hà Nội, tất tưởi đi tìm trung tâm luyện thi tiếng Anh cho con. Lần đầu tiên môn Ngoại ngữ được đưa vào kỳ thi lớp 10, chị và con đều lo lắng.
Gỡ nút tiếng Anh trước các kỳ thi
Thầy Bình, Hiệu trưởng Trường THPT Việt Đức cho rằng, ngoại ngữ là môn học để hội nhập. Do vậy, việc đưa môn học này để làm yêu cầu bắt buộc cho kỳ thi tuyển sinh vào các lớp đầu cấp là hợp lý.
Đề thi minh họa tiếng Anh đòi hỏi học sinh đáp ứng 3 mức độ nhận thức: nhận biết - thông hiểu - vận dụng ở mức độ thấp. Số lượng câu hỏi yêu cầu học sinh phải đạt mức độ vận dụng cao chỉ chiếm 15%, chủ yếu dành cho các bạn mong muốn đạt được điểm 9, 10.
Các em cần dành một vài tuần ôn tập lại kiến thức từ lớp 6, 7, 8 và tập trung nhiều cho chương trình lớp 9. Trước khi đến lớp, các em cần chuẩn bị tốt bài ở nhà, đọc kỹ sách giáo khoa và làm bài tập. Trên lớp, các em cần chú ý nghe hướng dẫn, tích cực luyện tập và phối hợp học cùng bạn bè.
Đồng thời, việc đầu tư tiếng Anh cũng sẽ có hiệu quả lâu dài trước các kỳ thi đầu vào cấp 3, tốt nghiệp cấp 3. Nếu có chứng chỉ IELTS, các em sẽ được miễn thi tốt nghiệp THPT tiếng Anh, đây chính là một giải pháp hữu ích mà các phụ huynh và thí sinh nên lựa chọn.
Kỳ thi IELTS đánh giá đầy đủ 4 kỹ năng nghe - nói - đọc - viết. Học sinh nên thi chứng chỉ IELTS vào khoảng thời gian lớp 11 để không bị vướng bận hay áp lực bởi kỳ thi tốt nghiệp THPT hay đại học. Để chuẩn bị cho bài thi, các em thường phải mất từ 3 đến 4 năm chuẩn bị. Vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để chuẩn bị khái niệm và nền tảng IELTS là những năm học THCS.
Với nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS, Ames English lên lộ trình, định hướng IELTS sớm cho học sinh.
Ngoài tự học, các em cần tìm một trung tâm tiếng Anh đồng bộ được việc học tập ở nhà trường và trên lớp để đảm bảo vượt qua các kỳ thi, đồng thời "dắt túi" chứng chỉ IELTS để được miễn thi.
"Là đối tác 8 năm của Nhà xuất bản Giáo dục trong việc số hóa sách giáo khoa tiếng Anh nên Ames English tích hợp chương trình học trên lớp và trung tâm, từ đó, giúp học sinh đi luyện thi chứng chỉ ở trung tâm nhưng điểm trên lớp vẫn cao. Điều này giải quyết trở ngại mà nhiều bậc phụ huynh băn khoăn là chương trình học trên trường và trung tâm khác hẳn nhau", đại diện Trung tâm Ames English chia sẻ.
Ngoài ra, Ames phát triển ứng dụng đồng bộ với chương trình học và chấm điểm được cả ở trường, ở trung tâm tiếng Anh và ở nhà. Hệ thống chấm điểm này tạo thành dữ liệu lớn có thể tra cứu và theo dõi mức độ tiến bộ của từng học sinh. Nhờ đó, cha mẹ nắm được đầy đủ thông tin về các bài tập, bài kiểm tra của con và hiểu rõ điểm mạnh, điểm cần khắc phục và sự tiến bộ của con hàng ngày.
Trung tâm có nhiều năm kinh nghiệm đào tạo IELTS. Vì vậy, học tại trung tâm, học sinh vừa có thể ôn thi vào 10, vừa là tiền đề chinh phục chứng chỉ quốc tế, đủ điều kiện đi du học, tuyển thẳng vào một số trường đại học, miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông...
Thế Đan
Theo VNE
Học tiếng Anh về ngày Black Friday Khi thấy một mặt hàng được quảng cáo "money back guarantee", bạn có hiểu ý nghĩa của nó? Dù không có ý nghĩa về tôn giáo, Black Friday khá liên quan tới thời điểm Giáng sinh. Tại một số quốc gia phương Tây, nhiều cửa hàng bắt đầu đổ đầy đồ trang trí và quà tặng Giáng sinh ngay khi mùa hè vừa...