Học tiếng Anh: Cách phát âm chuẩn như người bản ngữ của “cô giáo youtube” Rachel
Sau đây, mời bạn theo dõi cuộc phỏng vấn từ xa với Rachel để “ cô giáo youtube” chia sẻ cùng các bạn học sinh ở Việt Nam những lời khuyên về cách học phát âm tiếng Anh sao cho thật chuẩn nhé!
Kênh Youtube Rachel’s English hiện nay có tổng lượt người đăng kí là 1.6 triệu người với tổng lượt xem trên kênh là 70 triệu lượt, với trên 500 video. Rachel hiện tại đang là một trong những cô giáo tiếng Anh nổi tiếng nhất trên Youtube hiện nay.
10 năm trước, khi đang học tại Đức, Rachel được các bạn học từ khắp nơi trên thế giới nhờ hỗ trợ cho việc chỉnh phát âm tiếng Anh cho chuẩn, và đó là điểm khởi đầu của kênh Youtube Rachel’s English – một trong những giáo viên tiếng Anh nổi tiếng nhất trên thế giới hiện nay.
Rachel được biết đến nhiều với vai trò là một giáo viên chuyên hướng dẫn về giọng và phát âm tiếng Anh. Đa số các video của Rachel trên Youtube cũng là về chủ đề này.
Sau đây, mời bạn theo dõi cuộc phỏng vấn từ xa với Rachel để “cô giáo youtube” chia sẻ cùng các bạn học sinh ở Việt Nam những lời khuyên về cách học phát âm tiếng Anh sao cho thật chuẩn nhé!
Học tiếng Anh: Cách phát âm chuẩn như người bản ngữ của “cô giáo youtube” Rachel
Rachel chia sẻ về những khó khăn mà người học gặp phải khi học phát âm. Một trong những vấn đề phổ biến đó là không biết nên học từ đâu.
Và khó khăn tiếp theo đến từ bản thân người học, khi mà họ cảm thấy ngại hoặc kì cục khi phát âm những âm lạ.
Để cảm thấy thoải mái hơn khi nói, không ít người dù đã phát âm chuẩn lần đầu nhưng sau đó đã quay trở về cách phát âm cũ.
Lời khuyên của Rachel khi học phát âm với người trưởng thành đó chính là phải sử dụng của logic để học phát âm.
Đầu tiên là học để trả lời câu hỏi: Âm đó là gì? Và sau đó là trả lời câu hỏi: Làm thế nào để tạo ra âm đó? Việc luyện tập sẽ hướng đến mục tiêu làm sao để phát âm nghe tự nhiên nhất có thể.
Theo Rachel, người học bắt buộc phải chấp nhận việc học những âm mới lạ mà họ chưa từng nghe qua thay vì cố điều chỉnh những âm mới đó về những âm mà họ đã biết và quen thuộc. Như vậy mới giúp phát âm của họ dần dần giống người bản địa được.
Trong suốt hơn 15 phút phỏng vấn Rachel, đã có rất nhiều chia sẻ thú vị và hữu ích dành cho những người đang muốn cải thiện phát âm tiếng Anh.
Mời bạn bấm xem toàn bộ video và ghi chép lại cho mình những lời khuyên mà bản thân cảm thấy hữu ích nhất và bắt đầu áp dụng để cải thiện phát âm ngay hôm nay nhé!
Vũ Phong
Theo Dân trí
Thiếu trung thực dễ trượt visa du học Mỹ
'Việc cấp visa là một tiến trình rất phức tạp nên chúng tôi phải đảm bảo người xin visa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu với tất cả sự trung thực nhất', bà Mary Trechock, viên chức lãnh sự thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, khẳng định.
Bà Mary Trechock, viên chức lãnh sự thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM - ĐÀO NGỌC THẠCH
Tại buổi tọa đàm trực tuyến Visa du học Mỹ và chương trình trao đổi văn hóa Mỹ do Báo Thanh Niên tổ chức chiều nay 24.8, đại diện Tổng lãnh sự quán Mỹ đã có những thông tin quan trọng về việc cấp visa.
Điều gì quyết định phỏng vấn xin visa thành công?
Theo bà Mary Trechock, viên chức lãnh sự thuộc Tổng lãnh sự quán Mỹ tại TP.HCM, Việt Nam là đất nước có số sinh viên đến Mỹ học nhiều thứ 5 trên thế giới. Hiện tiếp tục có rất nhiều học sinh, sinh viên (SV) có mong muốn đến Mỹ học, tuy nhiên, việc xin visa không dễ dàng nếu người học không đáp ứng được những yêu cầu nhất định.
"Khi quyết định cấp visa cho một SV, chúng tôi xem xét nhiều khía cạnh. Đầu tiên là SV đó có được trường bên Mỹ chấp nhận chưa. Thứ 2, SV có hội đủ tiêu chuẩn cho loại visa du học hay không, ví dụ tiếng Anh phải đủ tốt. Bên cạnh đó là vấn đề tài chính. Các bạn phải đủ khả năng chi trả trong suốt quá trình học. Khi đó, phải trả lời được các câu hỏi ba mẹ bạn làm nghề gì, trang trải học phí cho các bạn bằng nguồn tài chính nào. Tôi khuyên các bạn hãy hỏi kỹ cha mẹ chuyện tiền bạc: thu nhập hằng tháng, công việc mang lại thu nhập ... Nhiều bạn không nắm thu nhập của ba mẹ nên gặp khó khăn về câu hỏi này", bà Mary Trechock cho biết.
Theo bà Trechock, nếu ứng viên có họ hàng, người thân ở Mỹ chi trả giúp thì cũng cần phải giải thích nguồn tài chính của họ. Đồng thời, phải cho biết người thân đó sang Mỹ theo diện gì, có ảnh hưởng ra sao đến việc học của sinh viên dù việc cấp visa dựa vào đương đơn chứ không dựa vào họ hàng.
"Các bạn nên tìm hiểu kỹ và không che giấu điều gì cả về các mối quan hệ đó. Việc các bạn trả lời trung thưc về những vấn đề mà chúng tôi yêu cầu chia sẻ, thì sẽ giúp các bạn có cơ hội nhiều hơn là việc trả lời thiếu trung thực. Khi bị hoài nghi về một chi tiết nào đó, thì hồ sơ của các bạn sẽ bị dừng lại. Việc cấp visa là một tiến trình rất phức tạp nên chúng tôi phải đảm bảo người xin visa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu với tất cả sự trung thực nhất", bà Mary Trechock khẳng định.
Theo quy định, visa du học là visa không định cư, nghĩa là SV được yêu cầu trở về Việt Nam sau khi học xong. Vì thế, nếu SV có thể thuyết phục mình không có ý định dùng visa du học để ở lại Mỹ thì tăng khả năng được cấp visa.
Chuẩn bị tâm lý khi phỏng vấn
Theo ông Nguyễn Phương Thức, Trưởng đại diện Student Management Group tại Việt Nam, có rất nhiều bạn trẻ đáp ứng đủ các tiêu chí để cấp visa, nhưng lại không có khả năng chứng minh trước viên chức lãnh sự, nên có khả năng bị từ chối rất cao.
Ông Thức đưa ra lời khuyên: "Cách thể hiện của học sinh, SV trước viên chức lãnh sự trong cuộc phỏng vấn rất quan trọng. Các em cần thể hiện sự nghiêm túc, tự tin. Về thành tích các em phải có bằng chứng như điểm số, giấy khen... Về tài chính, phải hiểu nguồn thu của gia đình như thế nào, dự tính gia đình cho bao nhiêu trong quá trình học, cách phân bổ tài chính ra sao? Các em cần thể hiện được việc học xong sẽ trở lại Việt Nam, bằng cách cho viên chức lãnh sự thấy được định hướng tương lai của mình. Các câu trả lời nên súc tích, ngắn gọn và phải chân thật".
Nói về việc xin visa cho các chương trình giao lưu văn hóa, ông Thức cho biết tỷ lệ được cấp visa năm nay khá cao. Đây là chương trình có chi phí thấp nên không cần chứng minh tài chính nhiều. Chẳng hạn chi phí cho một chương trình giao lưu năm 2019 là 10.400 đô la/năm, trong khi chương trình trung học du học tự túc thì học phí là 15-16.000 đô la/năm chưa tính chi phí ăn ở.
"Để xin visa chương trình giao lưu văn hóa, các em không thể nộp đơn trực tiếp tới Đại sứ quán hay Tổng lãnh sự quán, mà phải thông qua một tổ chức nào đó đã được Bộ Ngoại giao cho phép. Vì quá trình sắp xếp một chương trình như vậy rất khó khăn, phải có gia đình nhận nuôi, có chương trình học...", ông Nguyễn Phương Thức thông tin thêm.
Theo thanhnien.vn
Có phải học tiếng Anh càng sớm càng tốt? "Nếu con không đi học sớm thì sẽ không thể nào giỏi tiếng Anh", đây là quan niệm chưa đúng đắn và thiếu một cái nhìn toàn diện. Bài viết chia sẻ quan điểm của cô giáo tiếng Anh Moon Nguyen về mối liên hệ giữa thời điểm bắt đầu học ngoại ngữ với kết quả của người học. Nguồn gốc của tư...