Học tiếng Anh: Cách phân biệt đơn giản “Gone to” với “been to”
“ Been to” và “ Gone to” đều mang nghĩa là đã đi đâu đó, nhưng “been to” và “gone to” lại có ý nghĩa rất khác nhau trong tiếng Anh nên khi mình dùng sai, người nước ngoài sẽ cảm thấy rất khó hiểu. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ cùng khám phá cách dùng của hai cụm này nhé.
Bạn đã biết cách phân biệt và cách dùng hai cụm này chưa? Nếu chưa thì khám phá luôn qua bài ngày hôm nay nhé.
Học tiếng Anh: Cách phân biệt đơn giản “Gone to” với “been to”
1. Ở thì hiện tại hoàn thành, “have gone to” và “have been to” chủ yếu được dùng để chỉ sự di chuyển tới một nơi khác.
“Has/ Have Gone to” chỉ việc một người đã tới một nơi nhưng chưa trở về từ nơi đó. Ví dụ như khi ta nói “someone who has gone to Hawaii” có nghĩa là một người đã tới Hawaii và giờ vẫn đang ở đó tận hưởng.
Một ví dụ nữa là khi sáng nay mình tới văn phòng và không thấy Ben đâu. Hỏi một bạn thì nhận được câu trả lời là”
“Ben’s gone to the bank. He should be back soon.” (Ben vừa ra ngân hàng xong. Chắc anh ấy sẽ về sớm thôi.)
Has/ Have Been to chỉ một địa điểm ai đó đã tới thăm vào một thời điểm nào đó trong cuộc đời họ. Nói cách khác, “has been to” thể hiện một trải nghiệm bao gồm việc di chuyển hay đi du lịch. Mẫu câu này luôn cho thấy rằng người được nhắc tới đã trở về hoặc không còn ở nơi nào đó nữa.
She’s been to London many times. (Cô ấy đã tới Luân Đôn nhiều lần lắm rồi.)
I’ve been to Disneyland twice. (Tôi đã tới Disneyland 2 lần.)
2. Ngoài thì Hiện tại hoàn thành, cả 2 mẫu này còn có thể dùng ở thì Quá khứ hoàn thành
Ở thì Quá khứ hoàn thành, ta dùng mẫu “had been to” để nói về việc một người đã tới một nơi và quay lại.
“I’d been to a restaurant, so I wasn’t hungry when he invited me out to eat.”
Cô gái đã nói thế nào với người yêu nhỉ? “Em vừa từ nhà hàng về, nên lúc anh mời em đi ăn thì em lại chẳng đói chút nào.”
Mặt khác, “had gone to” được dùng để thể hiện rằng một người nào đó đã vắng mặt tại một thời điểm nào trong quá khứ.
“They’d gone to the dentist, so they weren’t home when I arrived.” (Họ đã đi khám răng, nên họ không ở nhà khi tôi tới.)
Học tiếng Anh qua video đang là hình thức học tập được nhiều người yêu thích. Và để nâng cao hiệu quả học tập của mình, bạn nên có quy trình học
Bước 1: Xem kỹ nội dung video
Bước 2: Ghi chép lại những cấu trúc hay, luôn chuẩn bị sổ tay và bút viết nhé.
Bước 3: Đừng quên luyện tập mỗi ngày.
Đến đây, bạn có thể kiểm chứng xem mình có bao nhiêu lỗi sai khi phát âm tiếng Anh nhé. Dù là bạn là ai cũng nên thay đổi cách đọc mỗi ngày để có thể nói tiếng Anh như người bản ngữ nhé.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Lý do không cần tra từ điển khi xem phim, đọc sách tiếng Anh
Nếu nhìn thấy một từ xuất hiện nhiều lần trong nhiều bối cảnh, bạn sẽ tự vỡ lẽ về nghĩa và cách dùng của nó.
Thầy giáo tiếng Anh Quang Nguyen chia sẻ về cách học từ vựng tiếng Anh.
Hàng ngày, khi xem phim, mình bắt gặp rất nhiều từ mới. Tuy nhiên, mình không tra từ nào cả, chủ yếu dựa vào bối cảnh để hiểu nghĩa thôi. Từ nào mình gặp nhiều quá, dựa vào các bối cảnh khác nhau của từ đó, tự nhiên sẽ hiểu nghĩa.
Trong giao tiếp, đôi khi gặp những từ mới không hiểu, thường thì mình sẽ hỏi lại ngay. Có lần mình nói chuyện với bạn, bạn nhắc đến con "chipmunk" hay đào cây, ăn quả ở vườn. Mình cũng ngờ ngợ nó là con sóc chuột, nhưng hỏi lại cho chắc: Nó có phải giống con "squirrel", nhưng nhỏ hơn không? Nói chung, học từ mới trong giao tiếp là hay nhất, vì nó không ảnh hưởng nhiều đến câu chuyện, mà còn giúp mình khám phá nhiều hơn.
Còn khi đọc sách, giống như xem phim, mình thường không tra từ điển, chỉ đoán nghĩa. Nếu từ khóa đó quan trọng, nó sẽ lặp lại ở các bối cảnh và kiểu gì mình cũng hiểu. Còn nếu từ khóa không quan trọng thì cũng không nhất thiết phải nhớ. Sau có thời gian quay lại thì mình tra từ điển, còn không thì bỏ.
Nhớ hồi đọc sách "ethics" có cụm từ "moral desert", mình không hiểu nghĩa là gì. Nóng ruột quá, mình tra từ điển, đọc định nghĩa một hồi vẫn không hiểu. Sau này đọc thêm nữa, mình mới hiểu là những người "đạo đức" (moral) thì được các "phần thưởng" (desert) xứng đáng. Chẳng hạn, nếu một học sinh học giỏi, thi đại học đạt điểm cao, vào trường top thì đó là "moral desert", còn nếu gian lận mà đạt điểm cao thì không xứng đáng. Do đó, đọc sách để hiểu từ theo bối cảnh là tốt nhất.
Nhìn thấy con trai nghịch vỉ đập ruồi, thầy Quang Nguyen nhớ từ "fly swatter". Ảnh: Quang Nguyen
Một dạng nữa là nhu cầu cuộc sống phải nhớ. Con trai thay răng cửa, mình nhớ từ "wiggle the tooth" là lay răng. Con bị mẩn ngứa, phải nhớ từ "rash". Đi tìm kem cho nó bôi, biết thêm từ "diaper rash" - là kem hăm tã. Nó mọc cái mụn cơm, đi gặp bác sĩ, học thêm được từ "wart". Mùa hè, người ta dùng cái "sprinkler" tưới cỏ, thằng bé vác cái "fly swatter" (vỉ đập ruồi) ra nghịch - mình nhớ được thêm một từ nữa.
Đôi khi mình cũng học từ qua tính tò mò. Có hôm trời mưa, trên đường có vũng nước, mình tự nghĩ "vũng nước là gì nhỉ". Về nhà, tuy quên tra từ điển, câu hỏi cứ vẳng trong đầu. Hôm qua, đi chơi với mấy đứa trẻ, có đứa giẫm phải vũng nước nói: "I stepped in the puddle", vậy là mình biết từ "puddle".
Nói chung, chuyện học từ mới tiếng Anh cũng giống như học nhiều thứ khác. Nếu mình có nhu cầu dùng thực sự hoặc tò mò thì học rất nhanh. Mục đích của tiếng Anh theo mình là để nghe và đọc sách là nhiều, nên người học tiếng Anh nên học cách đọc sách, nghe phim. Dùng càng nhiều, tiếng Anh sẽ càng khá, từ vựng càng nhiều hơn.
Từ mới có nhiều cách học, mỗi người thiên về một kiểu riêng. Nhưng theo mình, học từ mới thế nào cho nó có ý nghĩa, thiết thực là sẽ nhanh và hiệu quả nhất.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Học tiếng Anh: 10 phút nắm chắc cấu trúc, cách dùng thì hiện tại đơn Thì hiện tại đơn là một trong những thì cơ bản nhưng quan trọng nhất trong tiếng Anh mà bất kì người học nào cũng nên nắm chắc cách dùng và cấu trúc. Bài dưới đây sẽ chỉ mất 10 phút để giúp bạn nắm được cấu trúc, cách dùng để bắt tay vào thực hành các mẫu câu và bài tập liên...