Học tiếng Anh: Bí kíp giới thiệu bản thân ghi điểm tuyệt đối!
Giới thiệu bản thân trong tiếng Anh như thế nào để ghi điểm tuyệt đối? Cấu trúc một phần giới thiệu bản thân, bắt chuyện hoàn hảo là sẽ như thế nào? Khám phá ngay câu trả lời trong bài học ngày hôm nay nhé.
Ảnh minh họa
Giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh là một chủ đề trong giao tiếp, tuy cơ bản nhưng vô cùng quan trọng. Để nắm vững cách giới thiệu và các cấu trúc câu hay sử dụng khi giới thiệu bản thân bằng tiếng Anh thì bạn đừng bỏ qua bài học ngày hôm nay nhé.
3 bước để làm chủ bài học ngày hôm nay:
Bước 1: Xem kỹ nội dung video
Bước 2: Ghi chép lại những từ, những câu quan trọng
Bước 3: Luyện tập, sử dụng chúng hàng ngày
Bước 1: Video giới thiệu bản thân này là một video nối liền ngay sau video chào hỏi chuẩn Mỹ cùng với hai giảng viên xinh đẹp. Các bạn có thể xem lại bài giảng chào hỏi trước khi học vào bài giới thiệu bản thân nhé.
Học tiếng Anh: Bí kíp giới thiệu bản thân ghi điểm tuyệt đối!
Bước 2: Tóm tắt nội dung bài học
#1 – Giới thiệu tên:
Hello.
May I introduce myself?
Let me introduce yourself.
My name is Ben.
My full name is Benjamin Smith.
Everyone calls me Ben./ Please call me Ben.
# 2 – Nói về tuổi:
I am 23./ I am 12 years old./ I am over 18./ I am almost 20./ I am turning 21 this year./ I am nearly 30./ I am around your age.
#3 – Nói về quê quán, quốc tịch, địa chỉ:
I am from Vietnam.
I was born in Hanoi.
I grew up in Saigon.
I spent most of my life in Hanoi.
I live in Tokyo.
I have lived in Saigon for 10 years now.
#4 – Nói về nghề nghiệp
I am a student.
I work as a doctor in Hanoi.
I am in the real estate business.
I earn my living as a barber.
#5 – Nói về sở thích
I have a passion for dancing.
I am very interested in learning English.
I have a passion for traveling and and exploring new places.
My hobbies are reading and writing.
I am quite good at playing chess.
I like to go shopping and when I have freetime.
I enjoy photography.
#6 – Nói tạm biệt và xin thông tin liên hệ
Well, it was nice meeting you. I had a great time.
Let talk more another time. I have to go find my friend. Take care.
Can I have your number. That way we can keep in touch.
What is your number? I’d love to see you again.
Can I add you on Facebook?
Bước 3 – Luyện tập
Các cấu trúc trên đều là các cấu trúc thông dụng và được dùng phổ biến trong các đoạn hội thoại, giao tiếp trong đời sống. Các cấu trúc này không hề khó, bạn chỉ cần dành nhiều thời gian để luyện tập, đặc biệt là nên luyện tập cùng bạn bè, thầy cô của mình nhé.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Cách phản đối lịch sự trong giao tiếp tiếng Anh
"I see what you're saying but..." là một trong những cách mở đầu để bày tỏ quan điểm trái ngược.
Khi không đồng ý với ai về điều gì đó, bạn thường phải tìm cách diễn đạt để không làm phật ý đối phương. Trang EF English Live gợi ý cách phản đối lịch sự trong tiếng Anh.
Trước hết, bạn cần tiếp nhận ý kiến của người khác trước khi bày tỏ quan điểm. Hãy cho họ biết rằng bạn hiểu rõ điều họ nói, công nhận đó là một cách lập luận có căn cứ. Điều này thể hiện bạn biết lắng nghe, đồng thời khiến lập luận của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Bạn có thể sử dụng những mẫu câu như sau:
"I see what you're saying but..."
"I understand where you're coming from, but..."
"That's a valid point, but..."
Ảnh: Medium
Dùng lời xin lỗi trước khi nêu quan điểm cá nhân cũng là cách hay để tỏ ra lịch sự, tuy nhiên có thể làm giảm sức nặng cho lập luận của bạn:
"I'm sorry but I disagree with you about this".
Cách mở đầu phụ thuộc vào lựa chọn của bạn trong tình huống cụ thể. Lưu ý quan trọng nhất là đừng chỉ khẳng định người khác sai. Thay vào đó, bạn có thể thêm lý do tại sao ý tưởng khác có thể đúng. Đa số mọi người thường không thích cảm giác bị chỉ ra mình sai, nhưng phát hiện thêm điều gì đó mới mẻ và hữu ích là trải nghiệm rất tích cực, ngay cả khi họ không hoàn toàn đồng tình.
Với người Anh, cách phổ biến để bày tỏ sự phản đối là giả vờ như không chắc chắn lắm. Những câu nói như "I'm not sure I agree with you about this" hay "I don't think I have the same opinion as you" có nghĩa thực sự là "I don't agree".
Trường hợp cuộc tranh cãi giữa hai bên không có kết quả, chẳng hạn khi bàn về chính trị hay đội bóng yêu thích, bạn có thể kết thúc bằng câu nói: "Let's agree to disagree". Đây là cách diễn đạt với hàm ý bạn hiểu rằng sẽ không bao giờ đồng ý với người kia về một chủ đề cụ thể, thay vào đó hai bên có thể chuyển sang thảo luận chủ đề khác.
Thùy Linh
Theo Vnexpress
Học tiếng Anh: Từ vựng và cách nói về sở thích thế nào cho hay? Nếu chưa biết nhiều về từ vựng về sở thích trong tiếng Anh, bạn hãy theo dõi các thông tin và video dưới đây. Chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn mỗi lần giao tiếp bằng tiếng Anh. Vốn từ vựng về sở thích của bạn đang ở mức độ nào? Nếu bạn chỉ biết dùng "I like it!" để diễn tả...