Học tiếng Anh bằng ứng dụng với giảng viên 9X
Trước khi về Khoa Ngoại ngữ của Trường ĐH Kiên Giang làm việc, thầy Đinh Trí Diễn đã có cơ hội sử dụng nhiều ứng dụng trực tuyến kết nối với cộng đồng để cùng nhau học tập tiếng Anh.
Từ kinh nghiệm đó, khi chính thức về Khoa Ngoại ngữ, thầy luôn ấp ủ dự định đưa sáng kiến này trở thành phương pháp giảng dạy hữu ích.
Giảng viên trẻ 9X học tiếng Anh bằng ứng dụng trực tuyến.
Sáng kiến nảy sinh từ nhu cầu học tập
Thầy Đinh Trí Diễn (sinh năm 1994) quê ở huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp. Sau khi tốt nghiệp Khoa Ngoại ngữ Trường ĐH Cần Thơ, thầy có thời gian giảng dạy tự do ở các trung tâm và làm gia sư. Đầu năm 2018, thầy học cao học thông qua chương trình đào tạo của ĐH Future Generations (Mỹ). Trong quá trình tương tác online với các giáo sư Mỹ, thầy biết đến phần mềm Zoom.
Đây là phần mềm học tập, làm việc online giúp người tham gia tương tác hiệu quả với nhau bằng lời nói và hình ảnh, kể cả chia sẻ màn hình máy tính cho nhau. Ứng dụng này phù hợp để người không có nhiều thời gian tự học tiếng Anh. Nhận thấy tiện ích từ ứng dụng, thầy Diễn vận dụng Zoom cho mục đích dạy và học tiếng Anh.
Theo thầy Diễn, Zoom là ứng dụng tương tự Zalo của Việt Nam nhưng Zalo không hỗ trợ mạnh chức năng chia sẻ màn hình, ghi âm – ghi hình tách thành hai file. Trong thời gian thử nghiệm Zoom, có một thầy giáo ở An Giang dạy học sinh tiếng Anh qua Zalo đã liên hệ với thầy Diễn. Sau khi tham khảo lẫn nhau, thầy Diễn trao đổi và chia sẻ với đồng nghiệp này về cách khắc phục hạn chế trong tương tác Zalo, thay bằng ứng dụng Zoom.
Bên cạnh Zoom, thầy Diễn còn giới thiệu cho phóng viên ứng dụng Moodle, là một website dành riêng cho học thuật. Moodle cho phép người dùng triển khai các bài dạy, bài tập, chế độ chấm điểm, theo dõi mức độ tương tác.
Khi về Trường ĐH Kiên Giang, thầy Đinh Trí Diễn thấy nhà trường mới thành lập, lực lượng giảng viên còn đang trong giai đoạn kiện toàn nhưng lượng sinh viên đã đạt khoảng vài nghìn người nên việc xây dựng cơ sở dữ liệu giảng dạy tiếng Anh là rất cấp thiết. Ngoài ra, ĐH Kiên Giang nằm cách trung tâm thành phố Rạch Giá nửa tiếng chạy xe máy nên các ứng dụng Zoom, Moodle có thể giúp các em sinh viên ở xa trường học tập tại nhà.
Video đang HOT
Các hoạt động học tiếng Anh của Khoa Ngoại ngữ, Trường ĐH Kiên Giang.
Tạo dựng một cộng đồng học tiếng Anh hiệu quả
Thầy Diễn chia sẻ: “Ứng dụng Zoom để tương tác liên kết, ứng dụng Moodle giúp lưu trữ thông tin. Ứng dụng có tiện ích là thay đổi tùy theo múi giờ giữa các khu vực địa lý. Không chỉ sinh viên của Trường ĐH Kiên Giang, hễ ai có mối quan tâm, tôi sẵn sàng chia sẻ và hướng dẫn miễn phí”.
Mặc dù các ứng dụng đã sẵn có nhưng theo thầy Diễn, việc triển khai gặp một số khó khăn do mức độ tự học của sinh viên nói chung chưa cao so với mặt bằng học viên những nước đang sử dụng các ứng dụng nói trên.
Bên cạnh đó, Trường ĐH Kiên Giang mới thành lập nên còn nhiều công việc phải quan tâm. Khi áp dụng một hình thức giảng dạy khác biệt với chương trình truyền thống, người dạy cần chuẩn bị kỹ lưỡng. Để đạt hiệu quả, người dạy không chỉ dựa vào phần mềm mà còn phải biên tập nội dung phù hợp.
“Đối với Khoa Ngoại ngữ, chúng tôi đang thiết kế cơ sở dữ liệu riêng cho khoa. Sau đó, sinh viên học khoá 5 sẽ tiến hành sử dụng ứng dụng cho học phần nghe trước tiên. Thông qua Moodle, chúng tôi cho các em sinh viên bài tập, câu trả lời rồi sau đó theo dõi quá trình tự học của các em”, thầy Diễn nói về kế hoạch sắp tới.
Thầy Diễn cùng các giảng viên sẽ tạo một nhóm học tiếng Anh thử nghiệm trên Zoom nhằm đánh giá khả năng tương tác của sinh viên trong nội bộ nhà trường. Theo thầy Diễn, nhà trường phải có một sản phẩm cụ thể để mọi người thấy được thành quả, sau đó mới có thể tiến hành nhân rộng.
Kiến Đức
Theo GDTĐ
Chỉ vì cây kem thưởng cho học sinh mà phụ huynh và nhà trường tranh cãi nảy lửa
Một trường học đã vấp phải nhiều ý kiến phản đối của phụ huynh và chuyên gia chỉ bởi việc thưởng kem cho học sinh ngoan còn học sinh được coi là không ngoan phải ở trong lớp làm bài tập.
Vừa qua, trường tiểu học Meltham CE ở Holmfirth, phía tây Yorkshire, Anh, tiết lộ trên Facebook rằng họ đã cho phép một nửa số học sinh được ăn kem, chơi dạo trong sân trường.
Bên cạnh đó, 209 học sinh kể trên đã được nhận một tấm thẻ gọi là "Always Card" - tấm thẻ dành cho những học sinh chăm chỉ, có hành vi tốt. Trong bài đăng đó, nhà trường cho rằng "Điều quan trọng là chúng tôi ghi nhận những đứa trẻ ở trường luôn luôn làm đúng, hy vọng năm tới sẽ còn nhiều hơn nữa!".
Thế nhưng, ngược lại với số học sinh trên, những học sinh khác ở lại phải trong lớp để học toán và tiếng Anh.
Bài đăng Facebook của trường về việc thưởng kem cho học sinh.
Nội dung bài đăng trên Facebook của trường như sau: " 209 học sinh đã được nhận thẻ chăm chỉ sáng nay. Mỗi em đã được thưởng một cây kem và được chơi ngoài sân. Những học sinh còn lại phải ở trong lớp và làm bài tập toán hoặc tiếng Anh. Điều quan trọng ở đây là nhà trường hoan nghênh và ghi nhận những em học sinh hiểu biết và tích cực, năm tới, hoạt động này sẽ tiếp tục được duy trì".
Sau khi chia sẻ, ngay lập tức trường Meltham CE vấp phải vô số ý kiến phản đối. Họ cho rằng với cách khen thưởng này, học sinh không được ăn kem bị xúc phạm và đây thực sự là một cách trừng phạt thì đúng hơn.
Viết trên Twitter, tác giả của 6 cuốn sách nuôi dạy con Sarah Ockwell-Smith gọi đó là "sai lầm". Bà Sarah cho rằng, việc thưởng phạt như vậy không làm cho học sinh "không ngoan" tốt hơn vì nó thiếu động lực. Đồng thời, các làm này cũng gây nên những tác động tiêu cực tới tâm lý học sinh.
"Có bao nhiêu trong số những đứa trẻ bị phạt là những người có nhu cầu giáo dục đặc biệt, có tuổi thơ không hạnh phúc hay nghèo đói", Sarah đặt ra câu hỏi.
Một ý kiến khác cho rằng: "Nếu bạn vẫn không hiểu tại sao rất nhiều người bị tổn thương thì đây chính là câu trả lời".
Nhiều bình luận khác cho thấy họ sẽ không để con theo học tại trường này cũng như gửi báo cáo đến hệ thống đánh giá trường học ở Anh.
Trong khi đó, một người hỏi rằng: "Liệu giáo viên của trường có được đánh giá và nhận thẻ giống như học sinh hay không?".
Bảo vệ quan điểm của mình, Hiệu trưởng của trường, Alex Beaumont cho biết việc khen thưởng là do học sinh bỏ phiếu và các em coi đó là động lực lớn. Ông Beaumont cũng cho biết những đứa trẻ bị bỏ lại bên trong để làm toán và tiếng Anh không bị trừng phạt vì đó là những bài học bình thường.
"Chúng tôi đã trao thẻ trong hơn mười năm cho những đứa trẻ có cách cư xử tốt và luôn làm việc chăm chỉ. Hai năm trước chúng tôi đã làm một cuộc khảo sát và những đứa trẻ cho biết chúng rất thích cách làm này vì nó tạo động lực đối với chúng", hiệu trưởng cho biết thêm.
Trường tiểu học Meltham CE.
Hiện, bài đăng trên Facebook của trường đã bị xóa do có quá nhiều bình luận phản đối, công kích, nhưng Hiệu trưởng cho rằng việc xóa bài đăng không phải là do nhà trường làm sai: "Tôi hy vọng việc trao thẻ sẽ tiếp tục như những gì trẻ em muốn".
Trong động thái khác, Sarah Ockwell-Smith kêu gọi các bậc cha mẹ có nhu cầu giáo dục đặc biệt cho trẻ em tránh trường học được Ofsted đánh giá là "Tốt" này.
Thế mới thấy, khen thưởng hay phạt lỗi đối với trẻ không phải là việc dễ dàng. Làm sao để trẻ ngoan tiếp tục phát huy, còn trẻ chưa ngoan thấy đó là động lực để phấn đấu là cả một nghệ thuật trong giáo dục. Nó cần có sự tế nhị, cân bằng để tất cả đều trở nên tốt hơn.
Theo Helino
Đẩy mạnh xã hội hóa trong dạy tiếng Anh Sau cuộc tọa đàm về dạy và học môn Lịch sử, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ tiếp tục chủ trì cuộc tọa đàm tìm giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học tiếng Anh. Kỳ thi năm nay, dù đã có tiến bộ, song Lịch sử và tiếng Anh vẫn là 2 môn có số điểm trung bình thấp nhất....