Học tiếng Anh: 5 phút để phân biệt sự khác nhau của “Bring” và “Take”
“ Bring” và “ Take” – hai động từ cùng trường nghĩa nhưng khác nhau cách dùng, nên thi thoảng khiến học viên băn khoăn khi sử dụng. Vậy làm thế nào để phân biệt “Bring” và “Take” trong tiếng Anh?
“Bring” với “Take” là hai động từ rất phổ biến trong tiếng Anh và cách dùng của 2 động từ nhiều khiến nhiều bạn mới học tiếng Anh cảm thấy bối rối. Vậy làm thế nào để dùng”Bring” và “Take” đúng cách, đúng hoàn cảnh? Hãy cùng tìm hiểu cách dùng khác nhau của 2 động từ này bằng video bài giảng sau nhé.
Học tiếng Anh: 5 phút để phân biệt sự khác nhau của “Bring” và “Take”
1. Điểm giống nhau giữa “Bring” và “Take”
Nếu tra từ điển, chúng ta sẽ thấy hai động từ này có chung một nghĩa là “mang”. Tuy nhiên, về cách dùng, cách áp dụng vào câu và sử dụng vào thời điểm nào lại khác nhau khá nhiều.
2. Cách phân biệt “Bring” và “Take”
“Bring”: có nghĩa là người khác mang cho một thứ gì đó đến lại chỗ ở hiện tại của bạn
Ví dụ: “Bring me the apple.”
(Mang cho mình quả táo đó nhé.)
“Take”: có nghĩa là ai đó, cái gì đó được mang đi ra xa khỏi vị trí hiện tại
Ví dụ: “Take this apple to school.”
(Hãy mang quả táo đến trường nhé.)
3. Một số cụm động từ đi kèm với “Bring” và “Take”
3.1. Cụm động từ đi với “Take”
Take somebody out: Mời ai đi đâu đó (Ví dụ: I’ll take you out to a nice restaurant)
Take after: thừa hưởng cái gì đó từ ai (Ví dụ: You take after your mother.)
Take on: chấp nhận (Ví dụ: I’m going to take on the challenge.)
3.2. Cụm động từ đi với “Bring”
Bring over: mang đến (Ví dụ: He brought over the chicken soup.)
Bring back: gợi nhớ về (Ví dụ: The soup bring back memories.)
Bring somebody/ something to somewhere: mang đi đâu đó (Ví dụ: We are going to bring my dog to Taiwan.)
Chắc chắn qua bài viết này, bạn sẽ biết được cách phân biệt hai động từ sử dụng phổ thông trong tiếng Anh là “Bring” và “Take”. Hãy chia sẻ bài học này cho những người bạn của mình nữa nhé.
Bổ sung ngay cách học tiếng Anh qua video hiệu quả mỗi ngày bằng 3 bước học cơ bản dưới đây:
Bước 1: Xem và nghe thật kỹ video.
Bước 2: Ghi chép lại cụm từ, từ vựng, cấu trúc mới nếu tìm thấy trong video.
Bước 3: Làm bài tập về 2 từ này hoặc luyện tập đặt câu nói về tình các tình huống sử dụng Bring hoặc Take
Hy vọng rằng, bạn sẽ có được những thông tin hữu ích qua bài học hôm nay. Chúc bạn sớm chinh phục được các nấc thang mới của ngôn ngữ quốc tế này.
Vũ Phong
Theo Dân trí
Phân biệt 'resign' và 're-sign'
"Resign" có nghĩa từ chức, xin thôi việc; "re-sign" có nghĩa ký lại, gia hạn hợp đồng.
Do you intend to re-sign the employment contract?
Susan had resolved to resign from her position.
Bạn có hiểu nghĩa của từ "resign" và "re-sign" trong hai câu trên? Trang Grammar giải thích khác biệt cơ bản giữa cặp từ dễ nhầm lẫn này.
Ảnh: Personal Branding Blog
Resign
"Resign" được dùng như động từ có nghĩa từ chức, xin thôi việc. Ví dụ: Four deputies resigned their seats. (Bốn nghị sĩ đã từ chức).
Kết thúc một trò chơi bằng cách nhận thua dù chưa bị đánh bại cũng được gọi là "resign": He lost his Queen and resigned in 45 moves. (Anh ta mất quân hậu và đầu hàng chỉ sau 45 nước cờ).
Từ này cũng dùng để mô tả thái độ chấp nhận điều gì đó tồi tệ vì không thể tránh khỏi: We resigned ourselves to the fact that we were going to lose the game.(Chúng tôi đành chấp nhận sự thật rằng mình sẽ thua trong trận đấu này).
Re-sign
"Re-sign" cũng là động từ, nhưng có nghĩa ký lại một văn bản nào đó. Ví dụ: He had to re-sign the cheque as the signature did not tally with that in the records of the bank. (Anh ta phải ký lại tấm séc vì chữ ký này không khớp với chữ ký trong sổ sách của ngân hàng).
Việc gia hạn hợp đồng thuê một cầu thủ để tiếp tục chơi cho câu lạc bộ thể thao nào đó cũng được gọi là "resign". Ví dụ: That win backed up my insistence that we re-sign him. (Chiến thắng đó đã khẳng định việc tôi đòi gia hạn hợp đồng với anh ta là đúng đắn).
Khi một cầu thủ cam kết chơi cho một đội thêm một thời gian nữa, anh ta sẽ "resign": They both played for the club last season and have agreed to re-sign.(Họ đều chơi cho câu lạc bộ vào mùa trước và đều đồng ý ký tiếp hợp đồng).
Thùy Linh
Theo VNE
Tên năm món ăn bằng tiếng Anh trên thực đơn ở Mỹ "Corn dogs" là xúc xích tẩm bột ngô, phổ biến trong các cửa hàng thức ăn nhanh. 1. Root beer floats "Root beer" vốn là đồ uống có ga (carbonated beverages), không có cồn, màu nâu và mang hương vị của nhiều loại rễ cây (root). Nếu bạn nghĩ nước ngọt vẫn có thể cho thêm đường và một viên kem béo ngậy...