Học tiến sĩ tại những vùng hoang vu nhất thế giới
Học tiến sĩ không có nghĩa suốt ngày vùi đầu vào những thí nghiệm trong phòng kín. Nó cũng có thể là cuộc thám hiểm thú vị tại những nơi hoang vu nhất.
Ban đầu, Jessica Bramley-Alves (người Australia) không có ý định học tiến sĩ. Cô cho rằng, bằng cấp không làm nên giá trị con người, đồng thời bản thân không đủ kiên nhẫn để theo đuổi chương trình nghiên cứu nhàm chán.
Là người thích phiêu lưu, Jessica nghĩ cô sinh nhầm thời khi những bãi rác khổng lồ, quán bar nhộn nhịp, mạng wifi xâm chiếm khắp nơi. Cô khó có thể thực hiện một chuyến thám hiểm thực sự giữa lòng xã hội hiện đại.
Sau khi nhận bằng cử nhân Khoa học Môi trường với kết quả tốt nghiệp xuất sắc, cô gái trẻ đăng ký theo học chương trình tiến sĩ khoa học tại Đại học Wollongong, một trường nghiên cứu công lập nổi tiếng ở New South Wales, Australia.
Jessica xác định, cô sẽ dành phần lớn thời gian với kính hiển vi, các số liệu phức tạp và dần trở thành nhà khoa học lập dị.
Tuy nhiên, giảng viên hướng dẫn của cô đã làm thay đổi suy nghĩ đó. Nghiên cứu về địa cực của bà cũng giúp Jessica có cơ hội làm việc tại những vùng hoang vu nhất thế giới, Nam cực và quần đảo cận Nam cực.
Họ muốn thông qua những số liệu về rêu vùng cực để tìm hiểu về biến đổi khí hậu.
Những chuyến thám hiểm Nam Cực không chỉ để phục vụ mục đích nghiên cứu khoa học. Ảnh: Guardian.
Jessica tiến hành cuộc thám hiểm đầu tiên trên đảo Macquarie, một hòn đảo đá nhỏ nằm giữa vùng thường xuyên xảy ra bão tố ở Nam Đại Dương. Trước đó, Douglas Mawson, nhà địa chất học người Australia, từng mô tả đây là nơi tồi tệ nhất thế giới.
Video đang HOT
Hành trình trên con tàu phá băng Aurora Australis giúp cô hiểu hơn cuộc sống ở những vùng khắc nghiệt nhất.
Khi đặt chân lên hòn đảo, Jessica chứng kiến cảnh tượng hoàn toàn mới lạ với bờ cát đen, cỏ mọc trên vách đá, cùng các loại động vật hoang dã như chim cánh cụt, hải cẩu.
Đêm thứ nhất trên Macquarie, nữ khoa học gia hoàn toàn mất ngủ vì đàn voi biển ngáy ngủ. Tuy nhiên, cô cảm thấy hạnh phúc hơn bao giờ hết khi cuối cùng cũng thực hiện được chuyến thám hiểm đầu tiên.
Trên đảo, cô cũng có cách sống hoàn toàn khác biệt. Jessica cảm thấy điều quan trọng nhất khi sống ở nơi hoang dã là phải luôn giữ tinh thần lạc quan, tuyệt đối không nghiêm trọng hóa vấn đề.
Cư dân trên đảo là các nhà khoa học, bác sĩ, đầu bếp. Họ đến đây để phục vụ công tác nghiên cứu. Mỗi người thực hiện nhiệm vụ của bản thân, không ai quan tâm việc người khác đến từ đâu nhưng bầu không khí luôn hài hòa.
Điểm đặt chân thứ hai của Jessica là Nam Cực. Cảnh vật nơi đây hoàn toàn tĩnh lặng với rất ít sự hiện diện của con người. Ngoài việc nghiên cứu, thu thập số liệu, cô có thể tham gia trò chơi trượt tuyết, hoặc ngồi trên thuyền lượn quanh các núi băng.
Những chuyến thám hiểm giúp chương trình học tiến sĩ của cô trở nên thú vị. Bản thân Jessica cũng hứng thú hơn với khoa học. Cô thực hiện đề tài lập bản đồ về biến đổi khí hậu do con người gây ra thông qua những thứ đơn giản, ít được nhắc đến như rêu.
Đương nhiên, là nhà khoa học, Jessica vẫn phải dành khá nhiều thời gian trong phòng thí nghiệm. Sự trông đợi vào các cuộc phiêu lưu ở Nam Cực giúp cô tiếp tục đam mê với công việc.
Nữ nghiên cứu sinh vẫn còn chặng đường dài với nhiều khó khăn trong sự nghiệp khoa học. Nhưng những chuyến đi đến vùng hoang vu nhất giúp cô nhận ra rằng, một tiến sĩ cũng có thể theo đuổi học thuật nghiêm túc, đồng thời sống hết mình trong những cuộc phiêu lưu.
Theo Zing
IS có vũ khí Mỹ: Tên lửa TOW được bán công khai
Theo nhật báo The New York Times, trong hàng lạt vũ khí đang được giao bán công khai trên mạng xã hội có cả tên lửa TOW và Stinger của Mỹ.
Thông tin này được dẫn trong bản báo cáo của Hãng tư vấn về vũ khí Armament Research Services (ARES) cho biết, không khó để nhận ra các chợ vũ khí trực tuyến xuất hiện nhiều nhất ở các khu vực nơi tổ chức khủng bố IS có sự hiện diện mạnh mẽ; Syria, Iraq... là những địa danh quen thuộc trên mặt báo.
Báo cáo của ARES từng ghi nhận 97 vụ mua bán tên lửa, súng máy, súng phóng lựu, súng phá hủy thiết bị quân sự (AMR)... được tiến hành bởi các nhóm Facebook của người Libya từ tháng 9/2014. Năm 2015, ARES cho biết họ phát hiện một quảng cáo rao bán tên lửa phòng không vác vai Stinger trên Facebook.
Các tay lái buôn người Libya cho biết họ sở hữu hai khẩu Stinger hoàn chỉnh đi kèm hai quả tên lửa. Stinger khó bắn trúng chiến đấu cơ nhưng là vũ khí nguy hiểm đối với trực thăng và máy bay thương mại. Rất nhiều đơn vị vũ khí này đã vuột khỏi sự kiểm soát của Nhà nước Libya vào năm 2011 khi các nhóm nổi dậy và hôi của càn quét các kho vũ khí.
Tên lửa chống tăng TOW được giao bán.
Và đây chính là lý do khiến tổ chức IS đang sở hữu kho vũ khí đa quốc gia cực mạnh. Thực tế này khiến Mỹ từng thừa nhận rất khó để có thể đánh bại IS bằng vũ khí, tạp chí The Times dẫn nguồn tin quân sự Mỹ cho biết.
Ngoài ra, việc có thể dễ dàng mua bán nhiều loại vũ khí cũng được coi là nguồn cung vũ khí cho tổ chức khủng bố IS. Theo Tổ chức Ân xá quốc tế (Amnesty International) việc kiểm soát không chặt chẽ từ vài thập kỷ nay, vũ khí do FN Herstal (một công ty sản xuất vũ khí có trụ sở ở Liege, Bỉ) đã lọt vào tay của tổ chức IS.
Bản báo cáo với tiêu đề "Hàng tồn kho còn đầy - Trang bị vũ khí cho IS", Tổ chức Ân xá quốc tế đưa ra danh sách các vũ khí được các chiến binh IS sử dụng. Theo báo cáo này, các vũ khí này phần lớn nằm trong kho quân sự ở Iraq, được thiết kế và sản xuất tại trên 20 nước trong đó có Bỉ, Nga, Trung Quốc, Mỹ và các quốc gia châu Âu.
Nhiều nhất trong số đó là hệ thống tên lửa phòng không đất đối không tầm ngắn (SATCP), tên lửa chống tăng và xe bọc thép, súng trường nhứ AK của Nga, M16, xe thiết giáp Bushmaster của Mỹ cùng các loại vũ khí tự động khác do FN Herstal sản xuất đều nằm trong kho vũ khí của IS.
Ngoài ra, tờ New York Times còn cho rằng, chính sự yếu kém và thiếu trách nhiệm của Quân đội Syria đang tặng cho IS nhiều vũ khí chiến lược. Cụ thể, khi rút lui, quân đội chính phủ Syria thường xuyên bỏ lại vũ khí còn hoạt động rất tốt.
Ông James Bevan, Giám đốc nhóm Nghiên cứu Xung đột Vũ trang tại Trung Đông cho biết, các chiến binh IS đã chứng minh chúng rất khôn khéo trong việc tìm cách gia tăng vũ khí khi mở rộng khu vực kiểm soát. Theo các nhà phân tích và các đối thủ của phiến quân Hồi giáo, IS lấy vũ khí từ các nhóm chống chính phủ Syria đã gia nhập hàng ngũ tổ chức này.
"Khi chống lại quân đội Syria, IS sẽ chọn chiến đấu tại một trận đánh và một mặt trận cụ thể, họ chỉ tham chiến khi nào có nguồn lợi hấp dẫn, ví dụ như có cơ hội chiếm dụng nhà kho", Fouad al-Ghuraibi, chỉ huy lực lượng Lữ đoàn Kafr Owaid's Martyrs ở bắc Syria, cho biết.
Ông Ghuraibi cũng nói thêm sau khi các chiến binh IS chiếm giữ một căn cứ không quân của Syria gần Hama vào năm ngoái, họ cần một đội xe tải hạng nặng để di chuyển số lượng vũ khí và đạn dược đoạt được. Không chỉ có vậy, IS còn tịch thu vũ khí từ các tù binh, và thậm chí còn mua chuộc và giao dịch với chính các thành viên của lực lượng an ninh tại Syria và Iraq.
Ngoài ra, James Carafano, phó nhóm Nghiên cứu Chính sách Quốc phòng và Đối ngoại, tổ chức Heritage tại Mỹ, cho biết IS có thể đã thâm nhập vào các căn cứ của Iraq ở Mosul để tiếp cận với vũ khí hiện đại của Mỹ. "Họ dường như đã lấy đủ số vũ khí từ Mỹ của quân đội Iraq ở Mosul để tăng cường lực lượng trong một thời gian dài", ông Carafano nói.
Theo Peter Wezeman, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, không có bằng chứng cho thấy IS được một nhà nước cung cấp vũ khí trực tiếp.
Tuy nhiên, nguồn thu dồi dào từ dầu khí và các nguồn khác có thể giúp nhóm này trực tiếp mua vũ khí từ các công ty và các đại lý muốn kiếm lợi từ xung đột tại Trung Đông.
Tuấn Hưng
Theo_Báo Đất Việt
Giá xăng dầu ngày càng nặng gánh thuế phí Tỷ lệ thuế, phí trong giá xăng dầu Việt Nam hiện khá cao nhưng vẫn chưa phải là kịch trần. Nguy cơ các loại thuế phí trong giá xăng sẽ tiếp tục tăng lên, chất thêm gánh nặng tăng giá cho mặt hàng này. Giá dầu giảm, thuế phí tăng? Báo cáo mới nhất bổ sung về tình hình thu chi ngân sách...