Học tích hợp sẽ nâng cao năng lực sáng tạo?
Môn khoa học tự nhiên cấp THCS là một môn học tích hợp, được xây dựng trên nền tảng của môn vật lý, hóa học, sinh học và khoa học trái đất… Đây là một môn học mới trong chương trình giáo dục phổ thông sắp tới. Tuy nhiên, vẫn có những ý kiến trái chiều, gây không ít lo lắng cho giáo viên.
Lớp tập huấn tích hợp sinh học trong giảng dạy toán THCS do Trung tâm khoa học toán học CMS Trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM tổ chức
Lý do giáo viên phản đối
Qua nghiên cứu thực tế cho thấy có 5 lý do giáo viên (GV) phản đối, đó là: Các giải Nobel đều hướng đến các lĩnh vực hẹp như lý, hóa, sinh học… vì vậy để đuổi kịp thế giới, VN cần phải cho HS tiếp cận các lĩnh vực khoa học riêng và hẹp càng sớm càng tốt. Việc ghép một cách cơ học 3 môn lý – hóa – sinh vào một môn có thể làm cho việc dạy và học thêm phức tạp. Đa số GV được đào tạo và giảng dạy theo đơn môn nên khó khăn khi dạy khoa học tự nhiên. Đa số HS không có khả năng học giỏi cùng một lúc 3 môn lý – hóa – sinh, nên khó tạo ra động lực cho GV. Nếu “một thầy dạy 3 môn” hoặc “một môn 3 thầy dạy” sẽ tạo ra sự thừa, thiếu GV thì giải quyết như thế nào?
Đây là những ý kiến phản biện từ thực tế, đòi hỏi những người biên soạn chương trình và sách giáo khoa, các nhà quản lý cần biết để giải quyết thấu đáo.
Xu hướng của thế giới
Video đang HOT
Mục tiêu giáo dục của chúng ta hiện nay không chỉ đào tạo ra những nhà chuyên môn hẹp, nhà toán học, vật lý, hóa học, sinh học hay sử học, nhà văn, nhà thơ… mà cần tạo ra nguồn nhân lực đa dạng, chất lượng cao, nhất là khả năng sáng tạo đáp ứng yêu cầu của sự phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước.
Theo các nhà quản trị kinh tế, trong thời đại kinh tế tri thức, toàn cầu hóa và cách mạng công nghiệp 4.0, nếu người nào đó tập trung quá nhiều vào một chuyên môn sẽ thui chột sự sáng tạo. Vì vậy, muốn có sáng tạo, một người cần thành thạo vài lĩnh vực. Steve Jobs, cựu CEO của Apple, đã đưa ra 3 công thức sáng tạo đó là: theo đuổi nhiều sở thích, đi bộ và tịnh tâm.
Ngoài ra, tích hợp và dạy học tích hợp sẽ giúp HS tiếp cận thế giới tự nhiên tốt hơn. Tích hợp, thống nhất là bản chất của giới tự nhiên. Chẳng hạn, sự phát triển của cây cối, loài vật… có sự thống nhất, tích hợp của các quá trình sinh học, vật lý, hóa học…
Xu thế phát triển của khoa học ngày nay là tiếp tục phân hóa sâu song song với tích hợp liên môn, liên ngành, giao ngành ngày càng rộng. Việc giảng dạy các môn khoa học trong nhà trường phải phản ánh sự phát triển hiện đại của khoa học, bởi vậy không thể cứ tiếp tục giảng dạy các môn khoa học như là những lĩnh vực tri thức riêng rẽ. Mặt khác, khối lượng tri thức khoa học đang gia tăng nhanh chóng mà thời gian học tập trong nhà trường lại có hạn, do đó phải chuyển từ dạy các môn học riêng rẽ sang dạy các môn học tích hợp.
Ngày nay, để giải quyết bất kỳ vấn đề nào, không chỉ có kiến thức, kỹ năng của một lĩnh vực nào mà cần có sự vận dụng nhiều lĩnh vực khác nhau. Chưa kể, dạy tích hợp từ THCS là xu hướng của nhiều nước trên thế giới như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, Mỹ (ở hầu hết các bang).
Vấn đề của VN là cần phải có giải pháp để khắc phục hạn chế, phát huy thế mạnh ở các trường THCS hiện nay.
Giáo dục tổng hợp có từ năm 1960 ở VN
Năm 2012, Bộ GD-ĐT giao cho Viện Nghiên cứu giáo dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM nghiên cứu đề tài “Giáo dục phổ thông miền Nam giai đoạn 1954 – 1975″ nhằm nghiên cứu những ưu điểm, hạn chế của chương trình giáo dục này tham khảo cho việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới. Đề tài này do PGS-TS Ngô Minh Oanh làm chủ nhiệm.
Qua khảo cứu cho thấy, chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông miền Nam có một số ưu điểm có thể tham khảo và phát huy, nhất là quan điểm dạy học tích hợp, phân hóa và các hoạt động giáo dục hướng đến phát triển toàn diện cá nhân học sinh.
Từ những năm 1960, để cải tổ chương trình trung học hiện thời, một loại hình trường học mới ra đời có nhiệm vụ nghiên cứu xây dựng và thực nghiệm chương trình giáo dục tổng hợp (Comprehensive Education). Đây là một chương trình giáo dục gắn nhà trường với thực tiễn, xuất phát từ quan điểm của triết gia John Dewey (Mỹ): trường học không phải là nơi chuẩn bị cuộc sống mà chính là cuộc sống. Chương trình trung học tổng hợp có 4 đặc trưng cơ bản là: phát triển toàn diện con người, ứng dụng hóa giáo dục, cá nhân hóa giáo dục và dân chủ hóa giáo dục.
Theo TNO
Các giải pháp giáo dục bắt buộc và miễn phí 9 năm
Trong một nghiên cứu mới đây về giáo dục bắt buộc (Compulsory Education), nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu giáo dục - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho biết giáo dục bắt buộc và miễn học phí 9 năm trở lên là xu hướng chung của thế giới.
Cần thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục bắt buộc 9 năm để hỗ trợ các tỉnh khó khăn
Tất cả các nước châu Âu áp dụng giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên. Trong đó, nhiều nước như Anh, Ba Lan, Hà Lan, Pháp... thực hiện giáo dục bắt buộc 12 năm (hay đến 18 tuổi). Mỹ thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên ở tất cả các bang, trong đó nhiều bang đã thực hiện miễn học phí hoàn toàn cho đến cấp THPT. Nhật Bản là nước châu Á áp dụng sớm nhất, từ những năm 1870 đối với tiểu học và luật Giáo dục cơ bản năm 1947 quy định giáo dục bắt buộc 9 năm.
Hầu hết các nước xã hội chủ nghĩa thực hiện giáo dục bắt buộc 9 năm trở lên, trong đó Cuba và Triều Tiên thực hiện 12 năm. Năm 1986, Trung Quốc đã ban hành luật Giáo dục bắt buộc 9 năm. Tuy nhiên, với hơn 1,3 tỉ dân, Trung Quốc không phải thực hiện miễn phí THCS ngay mà thực hiện từng bước, nơi thuận lợi làm trước, nơi khó khăn làm sau. Cho đến năm 2006, nước này mới miễn phí THCS 100% trên phạm vi toàn quốc.
Ở Đông Nam Á, Singapore và Philippines áp dụng giáo dục bắt buộc 10 năm; Indonesia, Thái Lan và Campuchia 9 năm, Malaysia 6 năm. Trong đó, Indonesia đang triển khai thí điểm 12 năm tại thủ đô Jakarta.
Dự thảo luật bổ sung một số điều của luật Giáo dục do Bộ GD-ĐT đưa ra đề nghị miễn học phí đối với HS THCS đã được giới học giả, trí thức, cán bộ và nhân dân cả nước đồng tình, ủng hộ và cho rằng đây là một chủ trương đúng đắn, phù hợp với giáo dục thế giới và mang tính nhân văn sâu sắc. Tuy nhiên, do khó khăn về tài chính, nên đề nghị này đã bị Bộ Tài chính bác bỏ và sẽ xây dựng một đề án riêng sau năm 2020.
Để triển khai giáo dục bắt buộc 9 năm, khó khăn lớn nhất là về tài chính. VN có tỷ lệ đầu tư cho giáo dục so với GDP là 6,3% (đứng thứ 2 Đông Nam Á, chỉ sau Thái Lan là 7,6%), chi cho giáo dục trong tổng chi ngân sách đạt 20%. Vì vậy, ngân sách T.Ư khó tăng thêm để thực hiện giáo dục bắt buộc. Theo tính toán, cả nước 1 năm thu học phí THCS khoảng 2.000 tỉ đồng, nếu chia cho 63 tỉnh thành là không lớn.
Vì vậy, một số tỉnh, thành phố thu ngân sách lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hải Phòng, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Nam... có thể thực hiện miễn phí THCS ngay từ năm học 2018 - 2019. Đặc biệt là TP.HCM, nơi có thu nhập bình quân đầu người trên 6.000 USD/người sẽ là nơi tiên phong thí điểm THCS của cả nước. Bên cạnh đó, Chính phủ cần thành lập Quỹ hỗ trợ giáo dục bắt buộc 9 năm để hỗ trợ các tỉnh khó khăn. Quỹ này do các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân đóng góp.
Về điều kiện pháp lý, không thể thực hiện trong một thời gian ngắn, mà cần phải có lộ trình, bước đi thích hợp. Trước hết, một số tỉnh, thành phố có điều kiện về kinh tế xin Chính phủ thực hiện thí điểm miễn phí THCS. Sau đó, Chính phủ cho phép mở rộng diện thí điểm, đến lúc đủ điều kiện thì trình Quốc hội sửa đổi luật Phổ cập giáo dục tiểu học năm 1991 thành luật Phổ cập giáo dục trung học cơ sở, trong đó quy định giáo dục bắt buộc 9 năm và miễn học phí cấp THCS.
Theo TNO
417 học sinh tham dự cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia Chiều 12.3, Sở GD-ĐT tỉnh Lâm Đồng tổ chức họp báo thông tin về cuộc thi Nghiên cứu khoa học kỹ thuật cấp quốc gia học sinh THCS và THPT năm học 2017 - 2018 khu vực phía Nam. Năm nay có 417 học sinh trực tiếp tham gia cuộc thi này. Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt, nơi diễn ra cuộc...