Học thuê hành động gian dối trong học tập
Khác với sinh viên chính quy, sinh viên hệ tại chức đa phần vừa học, vừa phải đi làm, chịu áp lực rất lớn, vô cùng mệt mỏi. Để đối phó với tình trạng đó, không ít người đã bỏ tiền túi ra thuê người đi học hộ.
Điểm mặt đội quân học thuê
Đội quân học thuê thường là những sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng. Vì muốn tranh thủ kiếm tiền trong thời gian nhàn rỗi, một số bạn sinh viên đã không ngần ngại đi học thuê. Bạn Nguyễn Thị Mây, sinh viên khoa tâm lý (Đại học K, Hà Nội), là người có thâm niên trong “nghề học thuê” cho biết: “ Mình đi học thuê từ khi học năm thứ nhất, tính đến nay cũng được 3 năm. Ban đầu mình chỉ đi học giúp một người chị họ mỗi khi chị ấy bận, sau rồi nhiều người biết, đến thuê mình đi học. Thời gian học từ 6 giờ chiều đến 9 giờ tối, ở nhà cũng chỉ ngồi chơi, đi học còn kiếm được tiền“.
Nhiều bạn đi học thuê còn môi giới thêm cho bạn bè. Bạn Trịnh Lan Phương – sinh viên Học viện TC, người được coi là trưởng nhóm học thuê gồm 4 người cho biết: “Bọn tớ đi học thuê cũng khá lâu, gần như là thường xuyên. Lúc đầu thì chỉ có mình tớ, sau rồi các anh chị trong lớp tại chức nhờ giới thiệu người học hộ, tớ rủ thêm mấy người bạn học cùng lớp đi học cho vui”.
Cũng như Mây và Phương, bạn Lê Kim Oanh – sinh viên năm thứ 3, Học viện HC tâm sự: “Bọn mình chỉ tranh thủ thời gian rảnh rỗi. Đi học thế này không mất quá nhiều thời gian, chủ yếu đến điểm danh rồi ngồi dưới lớp có thể mang truyện đi đọc hoặc mang sách vở đến học. Nếu môn nào thày cô dạy hay thì coi như mình được tiếp thu kiến thức mới, cũng tốt”…
Tại một lớp học tại chức khoa Kế toán – Học viện TC
Video đang HOT
Có không ít người phải thuê người khác học hộ, cốt chỉ để điểm danh cho đủ điều kiện được thi. Vũ Tùng Lâm- sinh viên tại chức Học viện HC, cơ sở tại Đội Cấn nói: “Vừa đi làm, tối đến lại phải đi học nên rất mệt mỏi. Một số người trong lớp tôi bận việc gia đình, bận đi công tác việc này, việc kia, cũng không thể đi học được nên đành phải thuê hoặc nhờ ai đó học hộ. Thôi đành tốn kém vậy”.
Học thuê- nguồn thu nhập không nhỏ của sinh viên
Theo như bạn Kim Oanh, trước đây giá tiền học thuê thông thường chỉ 15- 20 nghìn đồng/buổi, nhưng nay đã tăng lên 30- 35 nghìn đồng/buổi, tùy vào mức độ đi học thường xuyên hay không. Nếu đi học thuê thường xuyên, giá 30 nghìn đồng/buổi, không thường xuyên 35 nghìn đồng/buổi, ngoài ra nếu đi học vào hôm có bài kiểm tra, giá có thể tăng lên đến 40 nghìn đồng/buổi. Trung bình, nếu một sinh viên đi học thuê sẽ nhận được khoảng 600- 800 nghìn đồng/tháng. Với số tiền đó, các bạn có thể trang trải một phần chi phí sinh hoạt, học hành và có cơ hội tiếp thu thêm kiến thức miễn phí như nhóm của Lan Phương thường nói với nhau.
Kiếm tiền theo cách đi học thuê với nhiều bạn sinh viên không phải là khó nhưng đến những ngày gần thi học kỳ, hầu hết các bạn tạm thời “rửa tay gác bút” để chăm lo bài vở của mình. Nhiều bạn do đi học thuê nên không có thời gian chuyên tâm để học nên bị thi lại, thậm chí học lại.
Bạn Nguyễn Thị Mây kể: “Mình đã từng bị thi lại 3 môn trong một kỳ vì trong thời gian nghỉ ôn thi, em cố đi học thuê”. Không như Mây, nhóm của Lan Phương tuy chưa có ai phải học lại nhưng cũng có người từng phải thi lại. Lan Phương tâm sự: “Bọn mình rút ra được bài học rồi. Nhiệm vụ của bọn mình bây giờ chỉ có học và học. Nếu vì đi học thuê kiếm tiền mà phải thi lại, học lại thì không nên, bảo đảm việc học chính rồi mới tính đến chuyện đi học thuê”.
Đi học thuê không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Đã có nhiều trường hợp khiến các bạn sinh viên học thuê phải thót tim. Mây vẫn thấy sợ khi kể lại một kỷ niệm đi học thuê tại chức ở Học viện HC. Hôm ấy, lớp đang trong giờ học, đột nhiên có đoàn thanh tra nhà trường vào đề nghị tất cả mọi người đều phải đặt thẻ sinh viên lên bàn để kiểm tra. Kết quả là đã có một số bạn ngồi bàn đầu bị phát hiện đi học thuê, học hộ. May mắn cho Mây vì hôm đó đi muộn nên ngồi phía cuối lớp, vừa nhác thấy đoàn thanh tra vào, Mây vội vã rời khỏi lớp nên không bị phát giác. Mây nói: “Mình đã thôi không đi học thuê nữa vì thật sự mình thấy đó là hành động gian dối trong học tập. Bây giờ mình chỉ dành thời gian tập trung vào việc học chính của mình”.
Theo Kênh 14
Teen 12 thi xong học kỳ càng thấy lo
Một số trường THPT đã hoàn thành kì thi HK1 và bắt đầu cho học sinh vài ngày nghỉ ngơi để "chiến đấu" với HK2. Đây là thời điểm tuyệt vời nhưng với các teen 12 thì lại là thời điểm đáng lo nhất...
Đủ những đối mặt
Tạm thoát khỏi những gánh nặng về bài vở, thoát khỏi cái khung 5h30 sáng dậy đi học, 11h đêm lên giường và ngày hôm sau lại thế. Đáng lẽ, với nhiều bạn thì thời điểm này thật tuyệt vời. Nhưng khi chia sẻ với chúng tớ, một số bạn bày tỏ tâm trạng lo lắng bên cạnh niềm vui nhỏ nhoi, ngắn ngủi. Đó là những suy nghĩ, toan tính về tương lai vô cùng thiết thực nhưng cũng không kém phần nhức đầu.
Thảo Như (học sinh 12 trường Nguyễn Khuyến) chia sẻ: "Trước đây ngày nào tớ cũng cùng các bạn thực hiện khung giờ chuẩn là học từ lúc sớm tinh sương đến lúc người người lên đèn. Thế nhưng thà cứ học liên tục không phải suy nghĩ gì còn hơn cảm giác sắp đối mặt với kì thi tốt nghiệp đang ngắn lại. Tớ thật sự bối rối vì vẫn chưa định hướng được mình sẽ đi đâu, học gì, như thế nào trong thời gian tới".
Lo lắng nối tiếp lo lắng bởi ngoài những vấn đề tương lại, nhiều teen sợ phải đối mặt với việc sắp chia tay bạn bè, phải rẽ hướng những con đường riêng và phải... tập lớn. Sẽ không còn những giây phút bên nhau nô đùa, không còn những tiết hồi hộp lo lắng vì kiểm tra, không còn những trận cãi nhau chỉ vì những lí do vớ vẩn. Cái khoảng thời gian ấy cứ từ từ, từ từ ngắn lại trong suy nghĩ các teen 12.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa.
Đến bồng bột cho những vội vàng...
Lo lắng thời gian rút ngắn bao nhiêu, nhiều bạn lại sống quàng, sống vội bấy nhiêu. Cũng dễ hiểu cho những hành động vội vàng này, bởi ai chẳng muốn hạnh phúc thật nhiều, tận hưởng thật trọn vẹn những gì mình có thể? Thế nhưng điều đó không đồng hành với việc thả phanh bản thân mình để dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng...
Tiêu chí nghỉ ngơi hết mình, giải tỏa kìm nén sau bao áp lực học tập, anh chàng tên M.Phong (Phú Nhuận) lao vào các cuộc chơi không bờ bến. Sẽ khó mường tượng nếu không điểm danh cái "lịch giải trí" dày đặc và cuộc sống đảo ngược của anh chàng. Cụ thể 1 ngày, M.Phong bắt đầu thức dậy ăn sáng lúc12h trưa. Liền sau đó chàng công tử bắt đầu lao ra đường, hết buôn chuyện với đám con trai thì "cưỡi" con SH của mình đi dạo tìm... bạn gái. Tối đến là bắt đầu những buổi party liên miên, rượu chè không tỉnh giấc, những cuộc cá độ máu me khi con số chỉ tính bằng chục triệu trở lên. Chưa hết, sợ hết thời gian yêu không kịp, M.Phong tranh thủ yêu 1 lúc vài em. Kiểu mất em này còn em khác, cũng đỡ buồn(?)
Sẽ chẳng ai nghĩ đó là cuộc sống của một cậu học sinh 12 vốn chăm chỉ và ai cũng cho rằng.... hiền như bột? Nhưng thực tế, không chỉ anh chàng M.Phong, nhiều bạn quyết định sống vội vàng như thế. Nhất là những cặp đang yêu và được yêu. Nhiều cô nàng, anh chàng vội vã sống chết, hi sinh những thứ quý giá của mình vì suy nghĩ thời gian đang rút ngắn, tranh thủ được gì thì... cứ tranh thủ?
Bên cạnh cách sống quàng sống vội của một số teen, lại phải nói thêm đến những bạn lo lắng quá mức đến... tự kỉ? Trái ngược hoàn toàn với chuyện sống thả, suốt ngày lao ra đường ăn chơi như thiêu thân, một số bạn lại tiếp tục vùi đầu bên những lo lắng đến mức lạnh nhạt với những ngày nghỉ ngơi ngắn ngủi này.
Bạn đang làm mình bị rối?
Thừa nhận một điều là những ngày nghỉ xả hơi của các bạn 12 sau thi chẳng nhiều. Nhưng điều đó không có nghĩa cuộc sống bị thu ngắn hay co rút lại. Thế nên, chẳng thể dùng nó để bao biện cho cái suy nghĩ cần sống vội, tận hưởng vội vã của mình. Không chỉ thế, có rất nhiều cách để nghỉ ngơi, xả hơi, đâu nhất thiết là phải lao vào những cuộc chơi vô chừng, vô bến?
Ngược lại, dù lo lắng về tương lai, nhưng điều đó không có nghĩa là biến mình lúc nào cũng ưu tư và thụ động với cuộc sống bên ngoài. Tham gia những trò giải trí lành mạnh sẽ giúp các bạn thư giãn rất nhiều, có lợi cho sức khỏe, mà biết đâu, còn rút ra được những kinh nghiệm quý giá hay quyết định riêng cho bản thân.
Chặng đường 12 luôn gian nan và vất vả, nhưng có vượt qua nó, con người ta mới trưởng thành và vững bước hơn trong cuộc sống được!
Theo PLXH
Học sinh "chạy việt dã" ôn thi học kỳ Ôn bài mọi lúc mọi nơi, không có lấy chút thời gian để nghỉ ngơi, giải trí... là tình cảnh của học sinh trong thời điểm chạy đua thi học kỳ. Về đến nhà sau ngày học căng thẳng lúc 6 giờ tối, cu Đen, tên gọi ở nhà của cháu Nguyễn Thế Anh, học sinh lớp 3 một trường tiểu học ở...