“Học thông qua chơi” số đặc biệt: Truyền cảm hứng ứng dụng các phương pháp “Học thông qua chơi” cho các thầy cô giáo
Số cuối của “ Học thông qua chơi” ngày 28/12 sẽ cho khán giả thấy thực tế của việc áp dụng các phương pháp của chương trình của các thầy cô giáo ở Thái Bình và Hà Nội.
Dự án “Học thông qua chơi” đã đến và áp dụng với một số trường học tại 4 tỉnh thành trên cả nước là: Hà Nội, Thái Nguyên, Quảng Trị, Hồ Chí Minh. Sau khi series được phát sóng, có rất nhiều giáo viên bày tỏ sự hứng thú, quan tâm đến với chương trình, một trong số đó là các cô giáo ở tiểu học Bắc Sơn, Thái Bình và trường tiểu học Tràng An, Hà Nội. Các cô đã tự áp dụng và điều chỉnh từ 15 phương pháp để vận dụng vào các tiết học trên lớp.
Cô Lê Thị Nếp, giáo viên trường tiểu học Bắc Sơn chia sẻ: “Các phương pháp của chương trình có rất nhiều điểm phù hợp với lớp mình đang phụ trách.Thứ nhất là mình đang dạy các em lớp 1, rất là hiếu động từ mầm non chuyển sang. Vì vậy, nếu dạy các em theo cách truyền thống trước đây sẽ gây áp lực cho các em”.
“Trước đây khi tham gia seri “Thầy cô chúng ta đã thay đổi”, mình cũng có cái ý tưởng và cũng mày mò tìm ra nhiều cái phương thức để cho cái lớp mình nó vui hơn nhưng sự sáng tạo của tôi cũng hạn chế. Sau khi tiếp cận với các phương pháp “Học thông qua chơi” như là kể chuyện đầu tiết học hay sơ đồ tư duy, tôi đã có thêm nhiều gợi ý tuyệt vời để xây dựng tiết học khiến học sinh hứng thú hơn và giúp các em phát huy được hết năng lực của mình”.
Video đang HOT
Nói về những thành quả và trở ngại sau khi áp dụng phương pháp “Học qua trạm”, cô giáo Hoàng Anh, trường tiểu học Tràng An chia sẻ: “Thuận lợi nổi bật nhất mà lớn nhất mà mình nhìn thấy khi áp dụng “Học thông qua trạm” đó là huy động được sức sáng tạo của trò, thu hút được hứng thú của các bạn ấy”.
“Bên cạnh những thuận lợi rất lớn như vậy, mình thấy đương nhiên sẽ có những khó khăn nhất định đối với giáo viên, vì bình thường các tiết học các bạn học sinh chủ yếu ngồi yên ở một vị trí, tuy nhiên với hoạt động “Học thông qua trạm”, các bạn ấy sẽ di chuyển liên tục ở cả 5 trạm, và việc này khá khó khăn đối với các giáo viên trong việc kiểm soát các bạn học sinh. Tuy nhiên nếu mình nghiên cứu nhiều hơn nữa, và vận dụng thêm một vài lần nữa thì chắc mình sẽ rút ra những kinh nghiệm cho việc ổn định trật tự cũng như di chuyển trong lớp học của các con”.
Dự án “Học thông qua chơi” gồm 15 clip với những phương pháp, những gợi ý dành cho giáo viên và phụ huynh trên toàn quốc có thể giúp con em mình có những trải nghiệm học tập tích cực và phát triển kỹ năng như thể chất, nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo – những kỹ năng quan trọng hỗ trợ trẻ kiến tạo cuộc sống thành công và hạnh phúc trong tương lai.
Với mục đích truyền cảm hứng cho các giáo viên trên cả nước có động lực tìm hiểu và áp dụng “Học thông qua chơi” cũng như giải mã những lầm tưởng về việc áp dụng trò chơi trong giờ học, số đặc biệt này chắc chắn là một tập không thể bỏ qua cho các thầy cô và phụ huynh. Đón xem chương trình vào 20h00 ngày 28/12 trên VTV7, 21h00 trên Fanpage của VTV7 Kids và 21h30 trên kênh Youtube của chương trình.
Linh hoạt đổi mới phương pháp dạy học lớp 1
Sau nửa năm thực hiện chương trình, SGK mới, nhiều giáo viên, hiệu trưởng cho biết, phương pháp dạy học truyền thống "thầy nói trò nghe" đã được thay bằng phương pháp dạy học tích cực.
Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học Tràng An trong giờ học
Những giờ học hào hứng
Giờ học Âm nhạc lớp 1, Trường Tiểu học Tràng An (Hà Nội) khá sôi nổi khi cô giáo đệm đàn, học sinh hát. Đạo cụ của giờ học gồm có trống, hoa giấy, bộ gõ... Từng nhóm học sinh giơ tay lên biểu diễn trên nền nhạc của giáo viên. Để tạo sự vui nhộn, hào hứng cho học sinh, giáo viên cho phép các em ngẫu hứng múa minh họa.
Bà Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tràng An, nói rằng, giáo viên phải tích cực đổi mới kỹ thuật dạy học; Mỗi tuần, tổ giáo viên lớp 1 đều tổ chức sinh hoạt chuyên môn trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm. Trường phân mỗi giáo viên phụ trách chuyên môn sâu 1 môn học cụ thể để chia sẻ phương pháp dạy học hay về môn đó. Theo bà Liên, SGK lớp 1 phải sau một năm mới rút ra được kinh nghiệm.
"Tuy nhiên, cái khó hiện nay là đồ dùng, thiết bị dạy học cho cả cô và trò đều chưa có. Ngoài tìm tòi, đổi mới phương pháp dạy học, giáo viên phải tự chế tạo đồ dùng nên vất vả hơn", bà nói.
Cô Nguyễn Thị Khánh Ly, giáo viên Trường Tiểu học Ngọc Khánh (Hà Nội), cho rằng, liên tục đổi mới phương pháp dạy học để học sinh luôn hứng thú. Ví dụ, trong các giờ học Tiếng Việt, học sinh lên bảng tập đóng vai, hóa thân vào các nhân vật trong truyện. Sau đó, mới dẫn dắt học sinh đi đến việc tìm tiếng, vần, từ mới trong bài học. Cuối giờ, biết học sinh rất thích tô màu, cô giáo cho các em vẽ tranh tư duy và tô màu sắc tùy hứng. Qua đó, học sinh học âm - vần rất vui vẻ.
Ông Trần Huy Hợi, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Tân (Hà Tĩnh), cho biết, sau gần nửa năm dạy SGK mới, giáo viên cần phải nỗ lực hơn nhưng cũng đã "vào guồng", chuẩn kiến thức, kỹ năng học sinh đều đạt được. "Nếu trước đây, cô đọc trò viết, cô nói trò nghe thì dạy học theo phương pháp mới, giáo viên đóng vai trò là người hướng dẫn, gợi mở để khuyến khích học sinh chủ động tự học, tự làm từ đó lĩnh hội kiến thức", ông Hợi nói.
Giáo viên được quyền linh hoạt
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GD&ĐT, cho biết, phương pháp dạy học tích cực được Bộ hướng dẫn các cơ sở giáo dục áp dụng nhiều năm nay, và được áp dụng triệt để trong chương trình, SGK mới.
Nguyên tắc của đổi mới phương pháp dạy học là thầy cô phải giao nhiệm vụ rõ ràng cho học sinh và được quyền áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy. "Giáo viên đóng vai trò quan sát, hỗ trợ những vướng mắc, khó khăn của học sinh để giúp các em hoàn thành nhiệm vụ. Dần dần, học sinh sẽ được hình thành thói quen và lĩnh hội kiến thức cũng như có thể áp dụng kiến thức vào thực tế", ông Thành nói.
Ông Thành cho rằng, phương pháp dạy học này sẽ có hiệu quả hơn khi vận dụng hình thức khen thưởng, động viên học sinh. Theo ông trong đổi mới phương pháp dạy học, phụ huynh đóng vai trò quan trọng, giúp hướng dẫn các con có thể áp dụng kiến thức học vào thực tiễn, không nên làm thay con.
Theo Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Tân, giáo viên trẻ nhanh nhạy nên đổi mới rất nhanh, giáo viên nhiều tuổi buộc phải nỗ lực hơn. Với phương pháp tổ chức dạy học linh hoạt, đổi mới trong từng tiết, từng bài, từng môn cụ thể, cường độ làm việc của giáo viên lớn hơn. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học hiện đại như máy chiếu, giáo viên lên kho dữ liệu dạy học tải các hình ảnh về trình chiếu, nên không phải viết bảng nhiều. Nhờ đó, giáo viên có thêm thời gian kiểm tra, hướng dẫn học sinh...
'Tiếng Việt 1 chỉ là ngữ liệu tham khảo, giáo viên có thể thay đổi' Bà Bùi Thị Diệu Ngọc, Hiệu trưởng trường Tiểu học Nguyễn Du (Hà Nội), cho biết sách giáo khoa chỉ là ngữ liệu. Khi dạy, giáo viên có thể thay đổi cho phù hợp. Bước sang tuần thứ 6 của năm học 2020-2021, tại các trường dạy Tiếng Việt theo bộ sách Cùng học để phát triển năng lực, học sinh đã học...