Học thi theo “phong cách” VAK
Những bí quyết sau đây sẽ “theo chân” bạn đi từ trước đến tận sau ngày thi luôn đấy!
Mùa thi sắp đến gần, teen khắp nơi xôn xao, lo lắng. Bắt đầu từ số này, Mực Tím sẽ “tiếp sức” để teen khắp nơi có một mùa thi hiệu quả…
Chuyên gia Vũ Đức Trí Thể (thứ 2 từ trái sang) đang hướng dẫn teen trong chuỗi hội thảo “Phương pháp học tốt để bước vào mùa thi” do tập đoàn TGM tổ chức
Trước ngày thi một tháng: Học theo “phong cách” VAK
V (Visual): người dễ tiếp thu bài học bằng hình ảnh.
- Đặc điểm nhận dạng: tập vở màu mè hoa lá hẹ.
- Cách học: nhìn chăm chăm vào vở và ghi nhớ, việc “tụng bài” chỉ làm nhức đầu và mất tập trung.
A (Auditory): người dễ tiếp thu bài học bằng âm thanh.
Video đang HOT
- Đặc điểm nhận dạng: cực kì thích nghe giảng bài.
- Cách học: “tụng bài” rất to và khí thế.
K (Kinesthétic): người dễ tiếp thu bài học bằng hành động và cảm xúc.
- Đặc điểm nhận dạng: thích cắn ống hút sau khi uống nước, bẻ tăm sau khi xỉa răng, xé nát giấy sau khi lau và nhiều hành động “phá hoại” khác. Đặc biệt, thích viết tất tần tật những gì mình đang nghe.
- Cách học: vừa đọc vừa đi qua đi lại, quơ tay múa chân để diễn tả bài học.
Thực tế, mỗi teen đều học theo 3 cách này. Sẽ có lúc chỉ cần nhìn vở là teen đã thuộc bài, nhưng có khi phải đọc to và nhiều lần, hoặc diễn tả mới “thấm” bài được. Tùy từng thời điểm, nếu học cách học này không ổn, bạn cũng đừng nản, hãy đổi cách khác.
Trước ngày thi 1 ngày: Nghỉ ngơi là chính
Nhiều teen quan niệm sai lầm là sát ngày thi học mới mau nhớ. Theo nguyên tắc, não bị dồn nén sẽ không nhận được thông tin, dễ nhầm lẫn các chi tiết. Não cũng như con người, cần có 1 ngày để nghỉ ngơi, lấy lại sức cùng teen “chiến đấu” trong giờ thi, vì thế trước ngày thi 1 ngày teen chỉ cần ôn bài nhẹ nhàng, gấp vở lại và nghỉ ngơi.
Bước vào phòng thi: “Khí chất ngời ngời”
- Hít thở sâu 10 lần: hít thật sâu từ mũi xuống bụng, phình bụng ra để chứa oxy, giữ một lúc rồi từ từ thở ra, xẹp bụng lại. Động tác này giúp lí trí có thời gian kiềm chế những cảm xúc tiêu cực như sự hồi hộp, căng thẳng.
- Tự động viên mình: làm dấu tay n umb e r one, la lớn “oh yeah”… Những động tác gây hưng phấn này sẽ kích thích hóc môn endorphin tiết ra giúp teen thêm tự tin, não hoạt động tốt hơn.
- Cấu trúc não giống như một cái tủ khổng lồ rất hỗn độn trong mùa thi: Teen nên dành 5 – 10 phút đầu tiên để đọc hết đề thi sẽ giúp não có thời gian điểm qua những kiến thức cần thiết và “lôi” chúng ra một lượt. Đọc hết đề cũng là cách giúp teen nhận diện câu dễ, câu khó để có chiến lược làm bài khôn ngoan nhất.
- Làm câu dễ trước: vừa có điểm “lận lưng”, vừa làm mình thêm hứng chí để làm câu tiếp theo.
Sau khi thi: khi nào mới được dò bài?
- Sau khi ra khỏi phòng thi: quăng cục lơ với “hội 8 tự phát” rồi chuồn thẳng về nhà. Ý kiến ngổn ngang của bạn bè về bài giải chỉ làm bạn ôm cục tức mà không còn tâm trí cho ngày thi sau.
- Kết thúc đợt thi: tìm quân sư để nghe lời giải đúng nhất, từ đó rút kinh nghiệm cho bản thân để đợt thi sau làm bài tốt hơn.
BÍCH TRÂM ghi – Với sự tư vấn của ông Vũ Đức Trí Thể (chuyên gia đào tạo và phát triển tiềm năng con người, tập đoàn TGM)
Theo mực tím
Bí quyết để học Sử Địa thật đơn giản
Với mình hai môn Sử Địa tựa như hai gánh nặng. Nhưng với nỗ lực không biết mệt mỏi, cuối cùng, mình cũng đã tìm ra giải pháp.
Thứ nhất, không coi nó là một áp lực mà coi đó là niềm vui đề thỏa mãn nhu cầu khám phá kho tri thưc rộng lớn trong mỗi chúng ta. Một khi ta tìm được niềm vui trong đó, chẳng có gì là không thể.
Thứ hai, dành cho những người không đủ khả năng để học thuộc lòng toàn bộ những gì ghi trong sách giáo khoa. Đừng bận tâm tới điều đó vì hầu hết chúng ta đều như thế và mình cũng chẳng nằm ngoại lệ. Hãy dừng một tờ giấy A4 hoặc có thể to hơn thế, vẽ một trục thời gian và điền các sự kiện lên đó với môn lịch sử, và sử dụng sơ đồ cây với môn địa lí, dung những màu sắc bạn thích, hay chính xác hơn là lôi cuốn được sự tập trung của bạn và tạo ra trong bạn sự thích thú để điền thông tin vào những so đồ đó.
Nhớ là chỉ ghi vắn tắt. Đừng biến nó thành bản sao của SGK hay những tài liệu tham khảo. Mỗi lần ghi là một lần giúp bạn nhớ được kiến thức một cách dễ dàng.
Thứ ba, tập trung tối đa trên lớp, mặc dù điều này có vẻ như chỉ là lí thuyết suông bởi như vậy bạn sẽ tiết kiệm được phần lớn thời gian phải học bài ở nhà bởi bạn đã nhớ nó từ ngay trên lớp rồi.
Thứ tư, bạn không nhất thiết phải ghi theo tất cả những gì giáo viên đọc, cứ ghi theo cách bạn hiểu và bạn có thế tiếp thu dễ dàng nhất vì bạn là người học chứ đâu phải giáo viên của bạn.
Thứ năm, bạn nên dung những mẩu giấy nhỏ nhiều mầu ghi lại những gì bạn hứng thú mà bạn mới đọc được ở đâu đó có ý nghĩa với bài học. Những sự đào sâu suy nghĩ luôn được đánh giá cao đó bạn.
Thứ sáu, với riêng môn địa lí, nhất thiết bạn phải nắm được các quy luật vẽ biểu đồ, cái gì thì dùng biểu đồ đường, biểu đồ tròn, như thế nào thì dùng biểu đồ miền, cột chồng... và điều quan trọng nhất là nắm được cách đọc Atlat sao cho hiệu quả nhất.
Chúc các bạn thành công!
The Mực tím
"Bí kíp" dễ dàng vượt qua kiểm tra bài đầu năm Khi thầy cô dò bài cũ, lúc này teen mới bắt đầu cuống cuồng lên học bài, soạn bài, làm bài tập, học bài cũ... Hậu quả của những tháng hè Sau những tháng hè vui chơi xả stress, nhiều teen vẫn còn mang âm hưởng của hè vào cả lớp học. Những ngày đầu năm học, teen nào cũng vui vẻ, hớn...